Chuyện người con gái Nam Xương

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chuyện người con gái Nam Xương by Mind Map: Chuyện người con gái Nam Xương

1. Luận điểm 2: Số phận bất hạnh của nàng (nỗi oan khuất)

1.1. Vũ Nương sống trong những ngày tháng cô đơn, vất vả

1.1.1. Vất vả về thể xác: Gánh vác việc gia đình, chăm lo nuôi dạy con

1.1.2. Cô đơn về tinh thần

1.2. Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất: Trương Sinh sau khi đi lính trở về nghi oan cho Vũ Nương là thất tiết

1.2.1. Nguyên nhân

1.2.1.1. Do Trương Sinh nghe lời nói của bé Đản. Do Trương Sinh ít học, hồ đồ, đa nghi

1.2.1.2. Do chiến tranh, gia đình li tán. Do XHPK trọng nam khinh nữ, dung túng cho Trương Sinh

1.2.2. Hậu quả

1.2.2.1. Trương Sinh mắng nhiếc, đuổi vợ đi. Vũ Nương hết lời thanh minh nhưng Trương Sinh không nghe. Vũ Nương phẫn uất tìm đến sông Hoàng Giang tự vẫn để giải thoát cuộc đời oan nghiệt, ngang trái của mình

1.2.3. => Vũ Nương tìm đến cái chết là 1 phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt để bảo vệ danh dự, phẩm giá của mình; không chấp nhận điều sai trái, sự xúc phạm của người khác

1.3. Số phận bất hạnh của Vũ Nương

1.3.1. Nàng sống bất tử dưới thủy cung, được chồng giải oan ở bến Hoàng Giang. Đó là kết thúc có hậu của cuộc đời Vũ Nương. Nhưng không phải 1 cuộc sống thực ở chốn trần gian mà là nơi cung nước, thế giới bên kia của kiếp người

1.3.2. Nàng thực sự không được hạnh phúc nơi cung nước mà ở nơi ấy nàng vẫn luôn nhớ về gia đình, nặng lòng với chồng con nơi trần thế nhưng không thể quay trở về

1.3.3. => Đây là nỗi khổ chung của người phụ nữ trong XHPK tàn bạo, bất công, 1 xã hội nam quyền coi thường nhân phẩm của người phụ nữ

2. Đánh giá mở rộng

2.1. Nhân vật

2.1.1. Người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam với cuộc đời trở nên bất hạnh

2.2. Sự thành công của tác giả

2.2.1. Xây dựng nhân vật Vũ Nương đại diện cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong XHPK, tố cáo xã hội độc đoán, gia trưởng

2.3. Nguyễn Dữ cảm thông, thấu hiểu trước số phận Vũ Nương, đồng thời ông ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp truyền thống của Vũ Nương nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung. Xây dựng tình huống truyện độc đáo: từ chỗ thắt nút, cởi nút đều xoay quanh cuộc đời nhân vật chính. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, hấp dẫn nhờ yếu tố kì ảo

2.4. So sánh với các tác phẩm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,...

3. Luận điểm 1: Vẻ đẹp của Vũ Nương

3.1. Vũ Nương là 1 người phụ nữ đẹp người, đẹp nết (tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp)

3.1.1. => Nhờ vẻ đẹp đó Trương Sinh đem lòng yêu mến, xin mẹ trăm lạng vàng để cưới nàng về làm vợ

3.1.2. => Ở đây, tác giả không tập trung miêu tả chi tiết sắc đẹp của Vũ Nương mà ông tập trung miêu tả phẩm chất của nàng

3.2. Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo

3.2.1. Đảm đang: Khi chồng đi lính

3.2.1.1. Gánh vác việc gia đình

3.2.1.2. Một mình sinh con và chăm con, nuôi dạy con chu đáo

3.2.1.3. Chăm sóc mẹ già

3.2.2. Hiếu thảo với mẹ chồng

3.2.2.1. Chăm sóc mẹ chồng chu đáo lúc ốm đau: cơm nước, thuốc thang, cầu lễ thần phật cho mẹ

3.2.2.2. Dùng những lời khuyên, động viên tình cảm lúc mẹ ốm đau. Người mẹ đã giãi bày lòng mình với nàng

3.2.2.3. Khi mẹ qua đời, nàng lo ma chay chu đáo

3.3. Là người phụ nữ nết na, thủy chung, son sắt

3.3.1. Khi mới lấy chồng: giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải bất hòa, lễ phép với mẹ với chồng

3.3.2. Khi chồng đi lính

3.3.2.1. Nàng rót rượu mời chồng, dặn dò ân cần

3.3.2.2. Không mong hiển vinh mà chỉ cần mong ngày chồng trở về bình yên

3.3.2.3. Cảm thông trước nỗi vất vả gian lao mà chồng sắp phải chịu đựng ở biên ải

3.3.2.4. Suốt tgian xa chồng, nàng nhớ mong, chờ đợi, trông ngóng, không to son điểm phấn, không để tâm đến chính sắc đẹp; nàng mang áo cho chồng (pt thủy chung, son sắt)

3.3.3. Khi chồng trở về

3.3.3.1. Nàng bị chồng nghi oan là thất tiết

3.3.3.2. Bị chồng mắng nhiếc, đánh đập, đuổi đi

3.3.3.3. Mặc dù nàng đã ra sức phân trần, giải thích nhưng chồng không chấp nhận (lời thoại 1,2- trang 45)

3.4. Là người phụ nữ bao dung, độ lượng, giàu lòng vị tha

3.4.1. Nàng không trách móc, giận hờn chồng, không kể công vất vả khi chồng đi vắng

3.4.2. Nàng tìm mọi cách để phân trần với chồng -> giữ gìn tình cảm gia đình

3.4.3. Sẵn sàng tha thứ cho chồng (khi Phan Lang trở về trần thế, nàng đã gửi 1 chiếc hoa vàng cho Trương Sinh để lập đàn giải oan cho mình)

3.5. Vũ Nương trọng danh dự, khát khao cuộc sống tự do, nặng lòng với gia đình

3.5.1. Tìm mọi cách để giải thích với chồng -> hàn gắn tình cảm gia đình

3.5.2. Than với thần sông trước khi nàng tự vẫn

3.5.3. Vũ Nương ứa nước mắt khi nghe Phan Lang nói về nhà cửa, chồng con, mồ mả trên trần thế. Lúc đầu quyết không về -> đổi giọng muốn quay về, nhưng k thể trở về được nữa

3.6. => Vũ Nương mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc nhưng cuộc đời lại trớ trêu, oan nghiệt với nàng

4. Khái quát chung

4.1. Văn bản ra đời vào thời kì XHPK- thế kỉ XVI. Đó là 1 xã hội trọng nam khinh nữ, coi thường, rẻ dúm phẩm hạnh người phụ nữ

4.2. Tóm tắt: CNCGNX tác giả viết về nhân vật Vũ Nương- 1 người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, hết lòng vì gia đình, chồng con. Nhưng lại có số phận bị thảm, oan khuất. Cuộc đời nàng là 1 bi kịch cay đắng ngay chính trong gia đình mình mà k thể minh oan