Hình thành định luật vật lí

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Hình thành định luật vật lí by Mind Map: Hình thành định luật vật lí

1. Các con đường hình thành

1.1. Đạt tới định luật thông quan sát trực tiếp và khái quát hóa thực nghiệm

1.1.1. Chỉ thu được những dấu hiệu bên ngoài rời rạc của sự vật, hiện tượng xảy ra trong những điều kiện nhất đinh. --> rút ra thuộc tính bản chất -- khái quát hóa thành định luật vật lí.

1.2. Đạt tới định luật thông qua quan sát trực tiếp và khái quát hóa lí thuyết

1.2.1. Ưu điểm: Khái quát hóa lí thuyết giúp ta phát hiện những qui luật có thể giải thích được các hiện tượng đã biết cũng như tiên đoán các hiện tượng mới.

1.2.2. Các giai đoạn diễn ra

1.2.2.1. Quan sát nhằm thu thập những dữ liệu thức nghiệm giúp học sinh mô tả được hiện tượng quan sát

1.2.2.2. Khái quát hóa những kết quả quan sát được làm nổi bật cái giống nhau và phân biệt cái khác nhau

1.2.2.3. Giải thích kết quả quan sát được

1.2.2.4. Kiểm tra sự đúng đắn của giả thuyết

1.2.2.5. Vận dụng định luật vào thực tiễn

1.3. Đạt tới định luật xuất phát từ những mệnh đề lí thuyết tổng quát đã biết.

1.3.1. Nêu lên một hiện tượng thực mà chưa giải thích hay dự đoán được cũng như chưa biết mối quan hệ giữa một số đại lượng.

1.3.2. Nêu lên một mệnh đề lí thuyết dự đoán được có liên hệ đến hiện tượng đang xét.

1.3.3. Thực hiện suy luận diễn dịch và rút ra hệ quả logic.

1.3.4. Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

2. Đặc điểm

2.1. Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phụ thuộc để tìm ra các định luật

2.2. Là mối liên hệ khách quan giữa các đối tượng, quá trình và trạng thái thông qua vật lí

2.3. Mối quan hệ giữa định luật khoa học và qui luật thực tế khách quan.

2.4. Biểu diễn các định luật vật lí bằng toán học

3. Phân loại

3.1. Định luật động lực học

3.1.1. Cho ta biết một đối tượng riêng lẻ trong điều kiện đã xảy ra như thế nào

3.1.2. Ví dụ: Đinh luật Húc : Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo

3.2. Định luật thống kê

3.2.1. Cho biết các đối tượng riêng lẻ trong một tập hợp xảy ra như thế nào trong điều kiện xác định.

3.2.2. Ví dụ: Trạng thái khí lí tưởng: p.V = nRT n là số mol của một lượng khí có khối lượng m. Thể tích của lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn là : V0 = n.0,0224 ; T0(t0) = 2730K

3.3. Định luật bảo toàn

3.3.1. Một đại lượng vật lí luôn không đổi.

3.3.2. Ví dụ: Định luật bảo toàn cơ năng : Cơ năng của một vật chỉ chịu tác dụng của những lực thế luôn được bảo toàn.