2.5 Các con đường dạy học những ứng dụng kĩ thuật của vật lí

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
2.5 Các con đường dạy học những ứng dụng kĩ thuật của vật lí by Mind Map: 2.5 Các con đường dạy học  những ứng dụng kĩ thuật của vật lí

1. 2.5.1. Vai trò của việc nghiên cứu những ứng dụng kĩ thuật trong dạy học vật lí

1.1. -Để áp dụng có hiệu quả những phát minh mới về vật lí và đủ điều kiện để tạo ra một hiện tượng cần thiết trong kĩ thuật, ta phải áp dụng các định luật vật lí và nghiên cứu cụ thể mới có thể đưa ra một thiết bị thích hợp. Ví dụ: hiện tượng cảm ứng điện từ :"khi từ thông qua một khung dây dẫn kín biến thiên thì trong khung xuất hiện một dòng điện".Bằng cách áp dụng định luật và qua quá trình nghiên cứu, các nhà sản xuất đã sản xuất ra quạt điện, động cơ của quạt điện hoạt động theo nguyên lí cảm ứng điện từ, dòng điện chạy qua điện trường làm cho cách quạt quay, làm cho quạt thổi gió.

1.2. -Việc ứng dụng một kiến thức vật lí vào kĩ thuật là một sự sáng tạo đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức, kinh nghiệm.

1.3. -Trong phạm vi vật lí học,chỉ chú ý đến những hiện tượng vật lí xảy ra khi vận hành thiết bị, máy móc, nhưng không hề chú ý đến việc đưa ra những phương pháp nâng cao chất lượng thiết bị đó.

1.4. -việc nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật này nhằm giúp các em học sinh phát triển tư duy, thấy được tầm quan trọng của kiến thức vật lí trong đời sống, kích thích khả năng tìm tòi sáng tạo ở các em.

2. 2.5.2.Hai con đường dạy học những ứng dụng kĩ thuật của vật lí

2.1. 1. Con đường thứ nhất: quan sát hiện tượng, giải thích nguyên tắc hoạt động của đối tượng kĩ thuật đã có sẵn

2.1.1. a.Giai đoạn 1: quan sát thiết bị gốc, cho vận hành để xác định được chính xác tác động ở đầu vào và kết quả thu được ở đầu ra.Kết quả này là mục đích sử dụng của thiết bị.Đôi lúc gặp khó khăn bởi hiện tượng tinh tế khó quan sát bằng giác quan của mình nên giáo viên có thể mô tả bổ sung bằng lời

2.1.2. c.Giai đoạn 3: giải thích nguyên tắc hoạt động của thiết bị máy móc: Chọn một định luật,quy tắc vật lí nào đó làm cơ sở xuất phát, dựa vào điều kiện cụ thể,đặc điểm của thiết bị dẫn đến suy luận và đưa ra kết quả.Để dễ hình dung ta có thể dùng mô hình ở giai đoạn 2.

2.2. 2.Con đường thứ hai: dựa trên những định luật vật lí,những đặc tính vật lí của sự vật hiện tượng, tim tòi,phát minh ra một thiết bị máy móc đáp ứng nhu cầu của đời sống.

2.2.1. a. Giai đoạn 1: xác định rõ những định luật,quy tắc vật lí để có thể tìm ngược lại con đường đi từ những định luật trừu tượng, khái quát.

2.2.2. b. Giai đoạn 2: đưa ra nhiệm vụ thiết kế một thiết kế một thiết bị có chức năng nhất định áp dụng hiện tượng vật lí vào sản xuất và đời sống

2.2.3. c.Giai đoạn 3:vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra một phương án thiết kế thiết bị.Một số vấn đề thường gặp như: -Tăng cường độ đại lượng nào đó đạt mức độ có thể sử dụng được trong sản xuất.Ví dụ: tăng điện trở trong mạch điện. -Đảm bảo sự xuất hiện các hiện tượng xảy ra liên tục.Ví dụ: duy trì dòng điện trong pin -Điều khiển được hiện tượng xảy ra theo ý muốn của ta .Ví dụ:thời điểm của nổ nhiên liệu. -Đo lường chính xác một đại lượng.Ví dụ: đo hiệu điện thếp giữa hai đầu đoạn mạch. ....

2.2.4. d.Giai đoạn 4: đưa ra một mô hình vật chất _chức năng,kèm theo hình vẽ có các bộ phận chính của các thiết bị,sắp xếp và kiểm tra tính hợp lí của thiết kế .Ví dụ: gây tác động đầu vào kiểm tra đầu ra có thu được kết quả mong muốn không.

2.2.5. e.Giai đoạn 5:dựa trên thiết kế, lắp ráp của một vật mẫu.Cho thiết bị hoạt động kiểm tra xem hiệu quả thu được,tính đúng đắn,khả thi của thiết kế

2.2.6. f.Giai đoạn 6:hoàn chỉnh thiết kế, bổ sung điều chỉnh trên thiết bị thật nhằm tăng tính hiệu quả.