1. Tổng quan
1.1. Rủi ro là gì
1.1.1. Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả, số lượng các kết quả có thể càng lớn, sai lệch giữa các kết quả có thể càng cao thì rủi ro càng lớn. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận được cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
1.2. Rủi ro trong xuất nhập khẩu là gì
1.2.1. Sự bất trắc có thể đo lường được; nó có thể tạo ra những tổn thất hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
1.2.2. Các nhà xuất nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro ngày một tăng từ phía môi trường tự nhiên, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - chính trị... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thận trọng suy xét, tìm ra những giải pháp để ngăn ngừa rủi ro xảy ra cũng như khắc phục những tổn thất phát sinh.
1.3. Đặc điểm của rủi ro
1.3.1. Tính khách quan
1.3.2. Tính tương lai
1.3.3. Tính bất định
1.3.4. Tính khả năng
1.3.5. Tính lịch sử
1.3.6. Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sự biến động của các nhân tố toàn cầu như khủng hoảng, suy thoái kinh tế khu vực và thế giới, phạm vi, mức độ cạnh tranh quốc tế...
1.4. Những rủi ro điển hình trong xuất nhập khẩu
1.4.1. Bất thường cung, cầu, giá cả
1.4.1.1. Nguy cơ mà các nhà sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu gặp phải là khi giá cả xuống thấp hơn chi phí và giá thành xuất, cao hơn giá thành nhập khẩu
1.4.1.2. Còn trong trường hợp nhà xuất khẩu bán khống hàng hóa thì điều đáng lo ngại nhất là giá cả tăng, trong trường hợp dự trữ hàng hóa lo ngại giá giảm.
1.4.2. Biến động tỉ giá hối đoái
1.4.2.1. Nguy cơ rủi ro thường trực
1.4.2.2. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu người ta thường sử dụng đồng tiền mạnh và có khả năng chuyển đổi để làm cơ sở cho việc tính toán và thanh toán. Mức độ rủi ro sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế có đồng tiền được lựa chọn và sự ổn định của đồng tiền đó.
1.4.3. Thanh toán quốc tế
1.4.3.1. Là nghiệp vụ quan trọng, phức tạp
1.4.3.2. Chẳng hạn như: giao hàng nhưng không thu được tiền đầy đủ hoặc trả tiền rồi mà không nhận được hàng hóa đúng như cam kết dẫn đến tranh chấp kéo dài, gây ra thiệt hại cho nhà kinh doanh.
1.4.4. Pháp lý
1.4.4.1. Vấn đề không rõ ràng của pháp luật, qui định dưới luật vô cùng phức tạp, rắc rối, không được phổ biến luôn đe dọa các nhà kinh doanh
1.4.4.2. Những sự yếu kém về năng lực pháp luật của giới chức trách
1.5. Quản lí rủi ro là gì
1.5.1. Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
1.6. Nội dung quản lí rủi ro
1.6.1. Nhận dạng
1.6.2. Phân tích
1.6.3. Đo lường
1.6.4. Kiểm soát- Phòng ngừa
1.6.5. Tài trợ rủi ro
1.6.6. Báo cáo rủi ro
1.7. Vai trò của quản lí rủi ro
1.7.1. Kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế được các nguyên nhân gây ra rủi ro
1.7.1.1. Doanh nghiệp sẽ có một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả.
1.7.2. Hạn chế, giảm thiểu được những chi phí để khắc phục tổn thất, rủi ro
1.7.2.1. Tăng lợi nhuận, tái đầu tư, mở rộng hoạt động và nghiên cứu thị trường.
1.7.3. Nâng cao được uy tín, năng lực cạnh tranh
1.7.3.1. Thu lợi nhuận tối đa,
1.7.3.2. Tăng uy tín và năng lực cạnh tranh thị trường
1.7.4. Chủ động khắc phục, chuyển giao rủi ro và tìm được phương án đối phó phù hợp nhất
2. Thực trạng
2.1. Giới thiệu Vinacafe
2.1.1. Since 1968 : " Nhà máy cafe Coronel
2.1.2. Nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên trong khu vực các nước Đông Dương
2.1.3. 1983, Vinacafe chính thức ra đời
2.2. Kết quả kinh doanh 2015-2017
2.2.1. 2015
2.2.1.1. Thực tế
2.2.1.1.1. Thực trạng khó khăn với đa phần doanh nghiệp trong nước khi chịu sự tác động không nhỏ của biến động kinh tế ảm đạm, nhiều thách thức trong nước
2.2.1.1.2. Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu thuần của công ty đạt mốc 3.000 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2014, còn lợi nhuận sau thuế đạt 295 tỷ đồng, đạt 74% so với kết quả năm 2014.
2.2.1.2. Vì :
2.2.1.2.1. Tình hình bất ổn về giá cà phê nguyên liệu đầu vào
2.2.1.2.2. Sức mua thị trường giảm do kinh tế khó khăn
2.2.1.2.3. Chi phí khuyến mại, quảng cáo, marketing sản phẩm tăng cao
2.2.1.2.4. Các sản phẩm mới tung ra thị trường chưa đem lại hiệu quả doanh thu cao cho Công ty.
2.2.1.2.5. Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp đối thủ trong nước và nước ngoài.
2.2.2. 2016
2.2.2.1. Thực tế
2.2.2.1.1. Doanh thu đạt mức doanh thu cao kỷ lục từ trước đến nay là 3,310 tỷ - vượt 16% so với kế hoạch và 10% so với doanh thu năm 2015.
2.2.2.1.2. Lợi nhuận sau thuế cũng vượt 52% so với kế hoạch đạt mức 381 tỷ, cao hơn kết quả kinh doanh năm 2015 29%.
2.2.2.2. Vì:
2.2.2.2.1. Còn rất nhiều khó khăn, các sự cố về biển, hạn hán tại miền Trung, thiên tai ngập mặn tại Miền Tây
2.2.3. 2017
2.2.3.1. Thực tế
2.2.3.1.1. Doanh thu thuần 3.249 tỷ, đạt 98% so với kế hoạch và giảm nhẹ 2% so với doanh thu thuần năm 2016.
2.2.3.1.2. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế đạt 97% so với kế hoạch đạt mức 369 tỷ, thấp hơn kết quả kinh doanh năm 2016 là 3%.
2.2.3.2. Vì:
2.2.3.2.1. Giảm nhẹ so với kế hoạch đề ra ban đầu do tái cơ cấu lại tồn kho bằng cách giảm lượng bán vào,
2.2.3.2.2. Đồng thời tăng lượng bán ra thị trường từ Nhà phân phối để gia tăng sức mạnh cho hệ thống phân phối, nhưng nhìn chung công ty cũng đạt được khá nhiều kết quả tích cực
2.2.3.3. Feature:
2.2.3.3.1. Tăng trưởng vượt bậc Nước tăng lực vị cà phê Wake-up 247
2.2.3.3.2. Tái cơ cấu hàng tồn kho tại hệ thống phân phối, chuyển đổi mô hình kinh doanh từ “Bán hàng hoá” thành “Xây dựng thương hiệu”.
2.2.3.3.3. Tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh
2.3. Thực tế rủi ro của Vinacafe
2.3.1. Giá cả
2.3.1.1. ,Thị trường cà phê thế giới liên tục trượt giá
2.3.1.2. Quý II/2016 giá mặt hàng này bắt đầu có sự phục hồi
2.3.2. Pháp lí
2.3.2.1. Khách hàng của Vinacafe tại Hoa Kỳ là Công ty TNHH Thương mại Hong Lee ra thông báo thu hồi sản phẩm cà phê hòa tan Wake-up của VinaCafe tại New York, New Jersey và Connecticut
2.3.2.1.1. Các sản phẩm này chứa các chất gây dị ứng từ sữa nhưng chưa được công bố.
2.3.2.1.2. Duy chỉ có 1000 thùng hàng có sự nhầm lẫn, không được dán sticker "có sữa"
2.3.3. Thiên tai
2.3.3.1. 2016, khô hạn khốc liệt tiếp diễn ảnh hưởng đến năng suất hơn 100.000 ha cà phê vùng Tây Nguyên
2.3.3.2. Tăng sâu bệnh hại lá trên cây
2.3.3.3. 17 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi vào biển Đông gây thiệt hại nặng nề cho đất liền; sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi; dông, lốc, sét xảy ra ở các vùng miền trên cả nước
2.3.3.4. Hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục kéo dài từ cuối năm 2015 đến 2016 khiến cho việc trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu cà phê trở nên khó khăn hơn.
2.3.4. Tỷ giá hối đoái
2.3.4.1. Do nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu của Vinacafe Biên Hòa không cao
2.3.4.2. Hầu hết nguồn nguyên liệu sản xuất được cung cấp trong nước đồng thời doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty cũng có thể bù đắp được rủi ro tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu
2.4. Thực tế quản trị rủi ro của Vinacafe
2.4.1. Từ giá cả
2.4.1.1. Bảo hiểm giá cả và giá trị hàng hóa
2.4.1.1.1. Bảo hiểm mức giá cố định bằng hợp đồng giao sau
2.4.1.1.2. Mua bảo hiểm cho hàng hóa lưu kho và hàng hóa trong quá trình vận chuyển
2.4.1.1.3. Phí bảo hiểm đối với giá cả
2.4.1.1.4. Trung hòa rủi ro- Phòng hộ giá Hedging
2.4.2. Từ pháp lý - Thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu
2.4.2.1. Thành lập bộ phận quản trị hiệu rủi rotrong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cafe
2.4.2.1.1. Chuyên viên mua hàng nội địa
2.4.2.1.2. Chuyên viên giá cả thị trường cafe thế giới
2.4.2.1.3. Chuyên viên nhận định tình hình khách hàng ngoại
2.4.2.2. Xây dựng, tuyển chọn bộ máy quản trị giỏi, phù hợp
2.4.2.2.1. Phù hợp quyền hạn và trách nhiệm được giao
2.4.2.2.2. Thường xuyên hoàn thiện và đổi mới cơ chế cho phù hợp
2.4.2.2.3. Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về luật pháp và tập quán thương mại trong nước và quốc tế
2.4.3. Từ thiên tai
2.4.3.1. Chủ động hệ thống tưới tiêu
2.4.3.2. Chuẩn bị tốt máy móc công ngheej quá trình sau khi thu hoạch cafe
2.4.3.3. Biện pháp bán cafe với giá hời nhất để đủ bù đắp CF thiệt hại
2.4.3.4. Cải tạo, chăm sóc vườn cây => Tăng năng suất cây trồng
2.4.4. Từ tỷ giá hối đoái
2.4.4.1. Bán hợp đồng giao sau đối với số ngoại tệ thu được vào thời điểm thanh toán
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLRR
3.1. Vi mô
3.1.1. Về : Tổ chức sản xuất và đội ngũ cán bộ
3.1.1.1. Tăng hiệu qủa quản lí điều hành
3.1.1.2. Kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ, bố trí, sử dụng hợp lý
3.1.2. Về: Vốn
3.1.2.1. Mở rộng quan hệ với các ngân hàng, đảm bảo đủ vốn trong quá trình kinh doanh
3.1.2.2. Bổ sung định chế về vay bảo lãnh tạm ứng, quản lí tài chính theo đúng nghị định 27/CP
3.1.2.3. Tích cực thu hồi các khoản nợ, đặc biệt về nợ khoán, thu mua, nợ xuất khẩu... đảm bảo nguồn vốn
3.1.3. Về : Thị trường
3.1.3.1. Thực hiện bình ổn giá trên cơ sở xây dựng quỹ dự phòng chung toàn ngành, đặc biệt vào lúc khủng hoảng cafe thế giới
3.1.3.2. Các nhà xuất khẩu đàm phán để phân chia thị trường hợp lí, tránh tình trạng quá cạnh tranh trong môi trường quốc tế.
3.1.3.3. Đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường, tăng cường các kênh phân phối sản xuất, giảm thiểu thành phần trung gian; Kết hợp môi giới để xuất khẩu
3.1.4. Về : Thực hiện hợp đồng
3.1.4.1. Tham gia thị trường kì hạn, áp dụng công cụ Hedging => Giảm rủi ro giá
3.1.4.2. Thỏa thuận với các đại diện khách hàng tại VN, giảm rủi ro về thanh toán
3.2. Vĩ mô
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lí về thị trường giao sau với mặt hàng cafe
3.2.1.1. Xây dựng hệ thống luật pháp, các chế tài riêng cho thị trường hàng hóa giao sau đối với mặt hàng cà phê
3.2.1.1.1. Nhằm điều chỉnh hành vi mua bán có tính pháp lý vững vàng và mang tính cụ thể hơn
3.2.1.1.2. Quy định pháp luật phải đồng bộ - giữa luật và văn bản dưới luật phải thống nhất, không có sự mâu thuẫn với nhau.
3.2.1.2. Địnhhướng xây dựng khung pháp lí phù hợp với bối cảnh thị trường VN
3.2.1.2.1. Tham khảo cơ chế và nội dung của 1 số nước tiên tiến:London, Newyor... Tránh máy móc, rập khuôn
3.2.2. Định hướng về quy hoạch các vùng sản xuất cafe
3.2.2.1. Quy hoạch rõ từng vùng đất trồng từng loại cây cụ thể
3.2.2.1.1. Nhằm tránh chuyển đổi bừa bãi gây thiệt hại không những cho các nhà sản xuất và kinh doanh mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế.
3.2.2.2. Khuyến cáo các nhà sản xuất nên thâm canh nhiều loại cây trồng
3.2.2.2.1. Nhằm đa dạng hóa sản xuất để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
3.2.2.3. Thành lập mô hình liên minh hợp tác xã hoặc liên kết sản xuất nhằm tránh sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và tự phát.
3.2.3. Khuyến khích, hỗ trợ việc đầu tư nhằm hoàn chỉnh công nghệ sau thu hoạch và chế biến
3.2.3.1. Đảm bảo cho chất lượng cà phê không bị giảm sút trong quá trình sơ chế và chế biến
3.2.3.1.1. Khâu như phơi, sấy, phân loại, đóng gói, bảo quản đều cần thực hiện theo quy trình chuẩn nghiêm ngặt và đồng bộ hóa để mang lại tính hiệu quả cao
3.2.3.2. Sắp xếp trình tự lưu hàng và thời gian lưu kho
3.2.3.2.1. Nhập trước xuất trước
3.2.3.3. Phương tiện chuyên chở hoặc trung chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn nhằm bảo vệ bao bì, bao gói, số lượng, chất lượng và đáp ứng được thời gian của hành trình.
3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực
3.2.4.1. Công tác kĩ thuật sản xuất
3.2.4.1.1. Hỗ trợ cho khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cà phê.
3.2.4.2. Công tác quản trị rủi ro
3.2.4.2.1. Nắm bắt, xử lý thông tin nhanh chóng và có khả năng phục vụ cho công tác dự báo.
3.2.4.3. Công tác bên các sở giao dịch hàng hóa
3.2.4.3.1. Đảm bảo về số lượng và chất lượng nhằm phục vụ cho các hoạt động của sở giao dịch hàng hóa.
3.2.5. Một số kiến nghị đối với cơ chế chính sách Nhà nước
3.2.5.1. Thiết lập các kênh thông tin và dự báo đối với mặt hàng cà phê đảm bảo tính đa dạng, nhanh chóng, chính xác và kịp thời
3.2.5.1.1. Đáp ứng việc phản ảnh tình hình ở những lĩnh vực liên quan, có tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê.
3.2.5.2. Quy hoạch rõ từng vùng sản xuất cà phê với đất trồng từng loại cây cụ thể
3.2.5.2.1. Khuyến cáo các nhà sản xuất nên thâm canh nhiều loại cây trồng nhằm đa dạng hóa sản xuất để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
3.2.5.3. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kỹ năng cơ bản về phòng tránh rủi ro đối với mặt hàng cà phê, khắc phục tình trạng đến mùa thu hoạch thì giá lại giảm, giáp vụ giá lại tăng