Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Machine Learning by Mind Map: Machine Learning

1. Sự phát triển của Machine Learning từ năm 2011 đến nay

1.1. 2011 - Máy tính Watson của hãng IBM đã đánh bại các đối thủ là con người tại Jeopardy.

1.2. 2012 - X Lab của Google phát triển một thuật toán machine learning có khả năng tự động duyệt qua các video trên YouTube để xác định xem video nào có chứa những con mèo.

1.3. 2014 - Facebook phát triển DeepFace, một phần mềm thuật toán có thể nhận dạng hoặc xác minh các cá nhân dựa vào hình ảnh ở mức độ giống như con người có thể.

1.4. 2015 - Amazon ra mắt nền tảng machine learning riêng của mình.

1.5. 2015 - Microsoft tạo ra Distributed Machine Learning Toolkit, trong đó cho phép phân phối hiệu quả các vấn đề machine learning trên nhiều máy tính.

1.6. 2011 - Google Brain đã được phát triển, và mạng deep nơron (deep neural network) của nó có thể học để phát hiện và phân loại nhiều đối tượng theo cách mà một con mèo thực hiện.

2. Các thuật toán Machine Learning

2.1. Mô hình xác suất(Probabilistic Models): Các mô hình này cố gắng giải quyết bài toán bằng phân bố xác suất. Một thuật toán phổ biến nhất là phân loại Naive Bayes; Nó sử dụng lý thuyết Bayes và giả thiết các đặc trưng là độc lập. Điểm mạnh của mô hình xác suất là đơn giản nhưng hiệu quả. Đầu ra của nó không chỉ là label mà còn đi kèm xác suất thể hiện độ chính xác cho kết quả đó.

2.2. Support Vector Machines: Một thuật toán cố gắng xây dựng một siêu mặt phẳng trong không gian nhiều chiều để phân biệt các đối tượng ở các lớp khác nhau; Làm sao cho khoảng cách giữa 2 đối tượng khác label gần nhau nhất có khoảng cách cực đại. Ý tưởng của thuật toán cực kỳ đơn giản, nhưng mô hình này lại rất phức tạp và có hiệu quả. Thực tế, ở một số bài toán, SVM là một mô hình machine learning cho hiệu quả tốt nhất.

2.3. Học sâu(Deep learning): Hiện đang là xu hướng trong machine learning dựa trên các mô hình mạng nơ ron nhân tạo(Artificial Neural Networks). Mạng nơ ron có cách tiếp cận kết nối và sử dụng ý tưởng theo cách bộ não con người làm việc. Chúng bao gồm số lượng lớn các nơ ron liên kết với nhau; được tổ chức thành các lớp(layers). Học sâu liên tục được phát triển với các cấu trúc mới sâu hơn; Nó không chỉ cố gắng học mà còn xây dựng các cấu trúc biểu diễn các đặc trưng quan trọng một cách tự động.

3. Định nghĩa

3.1. là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kĩ thuật cho phép các hệ thống "học" tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể

3.2. là ngành học cung cấp cho máy tính khả năng học hỏi mà không cần được lập trình một cách rõ ràng

3.3. là 1 chương trình máy tính được nói là học hỏi từ kinh nghiệm E từ các tác vụ T và với độ đo hiệu suất P. Nếu hiệu suất của nó áp dụng trên tác vụ T và được đo lường bởi độ đo P tăng từ kinh nghiệm E

4. Ứng Dụng

4.1. Các dịch vụ tài chính

4.1.1. Ngân hàng và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính sử dụng công nghệ Machine Learning với 2 mục đích chính: xác định insights trong dữ liệu và ngăn chặn lừa đảo. Insights sẽ biết được các cơ hội đầu tư hoặc thông báo đến nhà đầu tư thời điểm giao dịch hợp lý. Data mining cũng có thể tìm được những khách hàng đang có hồ sơ rủi ro cao hoặc sử dụng giám sát mạng để chỉ rõ những tín hiệu lừa đảo.

4.2. Chính phủ

4.2.1. Các tổ chức chính phủ hoạt động về an ninh cộng đồng hoặc tiện ích xã hội sở hữu rất nhiều nguồn dữ liệu có thể khai thác insights. Ví dụ, khi phân tích dữ liệu cảm biến, chính phủ sẽ tăng mức độ hiệu quả của dịch vụ và tiết kiệm chi phí. Machine Learning còn hỗ trợ phát hiện gian lận và giảm thiểu khả năng trộm cắp danh tính.

4.3. Marketing và sales

4.3.1. Dựa trên hành vi mua hàng trước đây, các trang web sử dụng Machine Learning phân tích lịch sử mua hàng, từ đó giới thiệu những vật dụng mà bạn có thể sẽ quan tâm và yêu thích. Khả năng tiếp nhận dữ liệu, phân tích và sử dụng những dữ liệu đó để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm (hoặc thực hiện chiến dịch Marketing) chính là tương tai của ngành bán lẻ.

4.4. Vận tải

4.4.1. Phân tích dữ liệu để xác định patterns & các xu hướng là trọng tâm trong ngành vận tải vì đây là ngành phụ thuộc vào khả năng tận dụng hiệu quả trên mỗi tuyến đường và dự đoán các vấn đề tiềm tàng để gia tăng lợi nhuận. Các chức năng phân tích dữ liệu và modeling của Machine Learning đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp vận chuyện, vận tải công cộng và các tổ chức vận chuyển khác.

4.5. Dầu khí

4.5.1. Tìm kiếm những nguồn nguyên liệu mới. Phân tích các mỏ dầu dưới đất. Dự đoán tình trạng thất bại của bộ cảm biến lọc dầu. Sắp xếp các kênh phân phối để đạt hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Có thể nói, số lượng các trường hợp sử dụng Machine Learning trong ngành công nghiệp này cực kì lớn và vẫn ngày càng mở rộng.

4.6. Chăm sóc sức khỏe

4.6.1. Machine Learning là 1 xu hướng phát triển nhanh chóng trong ngành chăm sóc sức khỏe, nhờ vào sự ra đời của các thiết bị và máy cảm ứng đeo được sử dụng dữ liệu để đánh giá tình hình sức khỏe của bệnh nhân trong thời gian thực (real-time). Công nghệ Machine Learning còn giúp các chuyên gia y tế xác định những xu hướng hoặc tín hiệu để cải thiện khả năng điều trị, chẩn đoán bệnh.