BÀI 1: HỆ ĐIỀU HÀNH

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
BÀI 1: HỆ ĐIỀU HÀNH by Mind Map: BÀI 1: HỆ ĐIỀU HÀNH

1. Một số hệ điều hành hiện đại

1.1. UNIX: là HĐH đa nhiệm, đa người dùng được thiết kế để sử dụng cho máy tính lớn và máy chủ; sử dụng rộng rãi trong các trường đại học và các tổ chức khoa học, nghiên cứu

1.2. LINUX: sử dụng rộng rãi trên các siêu máy tính, máy chủ cao cấp, và rất phổ biến với các nhà phát triển phần mềm doanh nghiệp

1.3. Android, iOS, Windows, Blackberry, Symbian và PAM: là HĐH cho thiết bị cầm tay, được sử dụng trên các thiết bị trợ giúp cá nhân PDA và điện thoại thông minh

1.4. HĐH nhúng: được thiết kế với tính chuyên biệt cao; quản lí và điều khiển mọi hoạt động của các loai thiết bị cụ thể được thiết kế riêng

2. Cấp nguồn / Tắt nguồn

2.1. Cấp nguồn: Bật tất cả mọi thiết bị kết nối đến đơn vị hệ thống -> Bật đơn vị hệ thống

2.2. Tắt nguồn: Lưu và tắt các chương trình đang mở -> Nhấp vào nút Start -> truy cập vào các tùy chọn Shut down -> chọn Shut dơn để tắt hệ thống

2.3. Các tùy chọn Shut down

2.3.1. Shut down: tắt hệ thống

2.3.2. Switch User: Chuyển sang tài khoản của người khác mà không cần đăng xuất khỏi tài khoản hiện hành

2.3.3. Log off: Đóng các mục đang mở, đăng xuất ra khỏi tài khoản người dùng hiện tại,

2.3.4. Lock: ẩn desktop đằng sau 1 màn hình đăng nhập ( sử dụng tùy chọn này khi bước ra khỏi bàn làm việc )

2.3.5. Restart: đóng tất cả các mục đang mở và khởi động lại máy tính mà không cần tắt nguồn. Các khởi động này sẽ xóa bộ nhớ và tải lại HĐH, nhưng không thực hiện các bài kiểm tra tự chẩn đoán.

2.3.6. Sleep: tắt màn hình, dừng quạt máy tính, đặt ở trạng thái tiêu thụ ít điện năng

2.3.7. Hibernate: tắt hệ thống, đặt ở trạng thái không tiêu thụ điện năng

3. Tìm hiểu Windows Desktop

3.1. Biểu tượng trên màn hình ( Desktop Icons): là các " Shortcuts" (đường tắt) được sử dụng để mở các chương trình, thư mục hay tập tin thường dùng

3.2. Con trỏ chuột (Mouse Pointer): là mũi tên di chuyển cùng hướng khi di chuột; dùng để xác định tính năng nào muốn chọn hay kích hoạt

3.3. Màn hình (Desktop): gồm Desktop Icons, con trỏ chuột, Nút Start, Thanh tác vụ Taskbar,........... Có thể tùy chỉnh, tạo các Shortcuts

4. Sử dụng nút khởi động (Start Button)

4.1. Đẻ kích hoạt nút Start, có thể:

4.1.1. 1. Kích vào nút Start

4.1.2. 2. Nhấn phím Windows

4.1.3. 3. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Esc

4.2. Khi nhấp chuột vào nút Start, trình đơn Start mở ra:

4.2.1. Vùng chương trình (Pinned Program Area)

4.2.2. Các chương trình sử dụng gần đây

4.2.3. Các thư mục hệ thống hữu ích

4.2.4. Hộp tìm kiếm (Search Box)

4.3. Chọn cách mục trên trình đơn Start:

4.3.1. Dùng chuột: nhấn vào nút Start 1 lần -> trỏ vào Programs để hiển thị danh sách các chương trình -> chọn 1 mục ( nếu tên chương trình xuất hiện trong 1 thư mục, chọn thư mục để mở và hiển thị danh sách các chương trình -> bấm vào chương trình muốn bắt đầu

4.3.2. Dùng bàn phím: Bấm phím Windows để hiển thị trình đơn Start -> nhấn các phím mũi tên để di chuyển đến các lệnh cần thiết -> bấm phím Tab để kích hoạt. Để di chuyển đến một khu vực chính như nút Shut Down, nhấn phím Tab cho đến khi mục được đánh dấu và nhấn Enter để kích hoạt.

5. Cập nhật tự động

5.1. Quan trọng (Important): bao gồm các bản cập nhật bảo mật hoặc then chốt

5.2. Khuyến nghị (Recommended): bao gồm các bản cập nhật phần mềm và các tính năng mới hoặc cải tiến

5.3. Tùy chọn (Optional): bao gồm phần mềm có thể cài đặt bằng tay

6. Khái niệm

6.1. Là tập hơp các chương trình được thiết kế để điều khiển tương tác và giao tiếp giữa máy tính và người sử dụng

7. Tính năng

7.1. Quản lí các thiết bị nhập, các thiết bị xuất và các thiết bị lưu trữ

7.2. Quản lí cách thức các tập tin được lưu trong máy tính

7.3. Cho phép nhiều người sử dụng cùng một máy tính

8. Điều hướng trong Desktop

8.1. Để chọn một mục, di chuyển con trỏ chuột ở trên mục rồi nhấn nút chuột trái một lần (Single-Click)

8.2. Để kích hoạt một mục, điểm mũi tên ở mục đó rồi nhấn nút chuột trái hai lần liên tiếp (Double-Click)

8.3. Để hiển thị một trình đơn tắt (shortcut menu) với nhiều tùy chọn hơn, điểm mũi tên ở mục rồi nhấn nút chuột phải một lần (Right-Click)

9. Làm việc với 1 chương trình ứng dụng

9.1. HĐH giám sát các công việc để xác định các yêu cầu cụ thể

9.2. Khi bắt đầu 1 chương trình ứng dụng, HĐH tải 1 bản sao của chương trình vào bộ nhớ; khi đóng chương trình, bộ nhớ được giải phóng, sẵn sàng tái phân bổ cho tác vụ khác.

10. Sử dụng thanh tác vụ Taskbar

10.1. Các nút trên thanh tác vụ: hiển thị các chương trình đang mở và 1 số ứng dụng được xây dựng sẵn trong Windows

10.2. Vùng thông báo: Hiển thị đồng hồ, biểu tượng và lối tắt (shortcut)

10.3. Nút hiển thị Desktop: cung cấp truy cập nhanh đến Desktop, có thể khôi phục các cửa sổ về trang thái trước bằng cách nhan vào nó 1 lần nữa

10.4. Nút Start

11. Mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm

11.1. Phần cứng: các thiết bị và thành phần vật lí bao gồm máy tính

11.2. Phần mềm: HĐH và các chương trình ứng dụng vận hành trên máy tính

11.3. Tất cả các phần mềm được thiết kế để làm việc với các kiểu phần cứng máy tính cụ thể

12. Các bản cập nhật (Updates)

12.1. Các bản vá lỗi (Patches): là 1 tập tin của mã lậ trình được chèn vào tròn một chương trình hiện hữu để sửa lỗi 1 vấn đề đã biết

12.2. Các bản cập nhật (Updates): là 1 tập tin hoặc 1 tập hợp phần mềm để giải quyết các vấn đề bảo mật và cải thiện hiệu suất

12.3. Các gói dich vụ (Service Packs): là tập hợp của nhiều bản cập nhật để phát hành sau khi tích lũy đủ các bản cập nhật để đảm bảo cho việc phát hành