Get Started. It's Free
or sign up with your email address
BANKING by Mind Map: BANKING

1. CREDIT RISK

2. SBV Circular

2.1. Cir.36

2.1.1. Tuân thủ 7 giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn như hiện hành, bao gồm: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), trừ tỷ lệ an toàn vốn áp dụng đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định riêng của NHNN, giới hạn cấp tín dụng; Tỷ lệ khả năng chi trả; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần; Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

2.2. Cir.XX (update 36)

2.2.1. An toàn vốn tối thiểu, mặc dù các nhà băng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất là 9%, song cấu phần tổng tài sản có rủi ro đã có nhiều thay đổi khi hệ số rủi ro được điều chỉnh tăng nhằm đảm bảo kiểm soát, hạn chế đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, kể từ 1/1/2020 hệ số rủi ro đối với khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có số dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng trở lên sẽ được nâng lên 150% thay vì mức 50% như hiện hành. NHNN đề xuất 2 phương án giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn xuống còn 30%. Theo phương án 1, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ là 40% từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020. Còn từ 1/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tỷ lệ này sẽ được giảm về còn 35% và sẽ giảm tiếp về còn 30% từ 1/7/2021. Trong khi theo phương án 2, lộ trình điều chỉnh chậm hơn. Cụ thể, từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020 tỷ lệ tối đa là 40%; từ 1/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tỷ lệ tối đa giảm còn 37%; từ 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022 tối đa 34% và từ 1/7/2022 sẽ được giảm về tối đa 30%.

2.3. Cir.41 (Pillar 1 & 3 of Basel II)

2.3.1. [Pillar 1 & 3] Ngày 30/12/2016, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 41) theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II. Đây được coi là bước đi đầu tiên, làm tiền đề cho việc triển khai Basel II theo lộ trình đã được Thống đốc NHNN phê duyệt để thực hiện trụ cột 1 và trụ cột 3 Basel II. Thông tư 41 là văn bản pháp quy của NHNN yêu cầu NHTM Việt Nam tính toán và duy trì tỷ lệ an toàn vốn theo định hướng Basel II, theo đó các ngân hàng sẽ hoạt động an toàn hơn, với lượng vốn “đủ” theo thông lệ tiên tiến để bù đắp các rủi ro trọng yếu gồm (rủi ro tín dụng; rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động), định hướng các ngân hàng hướng đến những phân khúc khách hàng ít rủi ro hơn, đồng thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro để được giảm trừ vốn yêu cầu. Trong quá trình hoạt động hàng ngày, ngân hàng phải thực hiện việc tính vốn theo khẩu vị rủi ro và rà soát công tác quản lý rủi ro theo từng phân khúc khách hàng, các yêu cầu về tài sản bảo đảm... từ đó công tác quản lý rủi ro của ngân hàng được chủ động hơn, định hướng kế hoạch cụ thể để định hướng tăng cường quản lý rủi ro đối với các phân khúc có mức độ rủi ro tăng. Điểm đáng chú ý của Thông tư 41 là phương pháp tính toán tài sản có rủi ro (risked weighted assets-RWA) đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động được quy định theo các hướng dẫn mới nhất của Ủy ban Basel, cụ thể: Đối với rủi ro tín dụng là phương pháp tiêu chuẩn sửa đổi (revised standardize approach) được biết đến như là Basel IV và đối với rủi ro hoạt động là phương pháp chỉ số kinh doanh sửa đổi (business indicator). Quy định này đã xử lý khó khăn thực tế của Việt Nam là chưa có các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập và các khách hàng được xếp hạng tín nhiệm độc lập còn rất hạn chế.

2.4. Cir.13 (Pillar 2)

2.4.1. [Pillar 2] Để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về triển khai Chuẩn mực vốn Basel II tại Việt Nam, ngày 18/5/2018, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó có cấu phần quy định về đánh giá nội bộ mức đủ vốn ICAAP để thực hiện trụ cột 2 của Basel II. Điểm dễ dàng nhận thấy của Thông tư 13 là yêu cầu ngân hàng cải thiện hoạt động quản lý rủi ro, phù hợp với yêu cầu của Basel II và các thông lệ tiên tiến về quản lý rủi ro. Lần đầu tiên tại văn bản quy phạm pháp luật giới thiệu về khẩu vị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, theo đó yêu cầu về khẩu vị rủi ro là bước tiến giúp ngân hàng Việt Nam có định hướng trong việc xây dựng khẩu vị rủi ro trong quản trị ngân hàng hiện đại. Có khẩu vị rủi ro, ngân hàng lượng hóa được rủi ro mà mình sẵn sàng chấp nhận để thực hiện hoạt động kinh doanh, từ đó, ngân hàng giám sát hồ sơ rủi ro của mình theo khẩu vị rủi ro đã xác định và kịp thời có những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, Thông tư 13 quy định về việc kiểm tra sức chịu đựng đối với các loại rủi ro trọng yếu và có vốn bổ sung đối với kịch bản nền kinh tế có diễn biến bất lợi. Từ quy định tối thiểu phải tuân thủ tại Thông tư 13, ngân hàng buộc phải thực hiện kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản và vốn, nhờ đó xác định được tình hình thanh khoản và vốn của ngân hàng trong tình huống xấu, cũng như tính toán dự phòng thanh khoản và lập kế hoạch vốn phù hợp. Một điểm đáng chú ý của Thông tư 13 là yêu cầu việc quản lý rủi ro phát sinh liên quan đến sản phẩm mới, hoạt động mới trong quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng. Với các yêu cầu tại Thông tư 13, các ngân hàng sẽ phải tập trung nâng cao quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế và hoạt động ngân hàng sẽ càng được minh bạch hơn, điều này tạo nền tảng giúp các ngân hàng Việt Nam tiếp cận với thị trường vốn quốc tế một cách dễ dàng, với chi phí thấp và tăng mức độ tin cậy của các định chế tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư, tổ chức quốc tế khác đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, quy định tại Thông tư 13 là cơ sở tiền đề cho việc triển khai phương pháp thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng trên cơ sở rủi ro (risks based supervision) theo chủ trương đổi mới phương pháp thanh tra kết hợp thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ cở rủi ro của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.