BÀI 10: KINH TẾ VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
BÀI 10: KINH TẾ VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ by Mind Map: BÀI 10: KINH TẾ VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ

1. 4. Tỷ giá hối đoái

1.1. 4.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

1.1.1. Là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia, là mức mà ở đó một người có thể mua bán một loại tiền tệ của một quốc gia với một loại tiền tệ của quốc gia khác

1.1.1.1. Một tỷ giá hối đoái được theo hai cách

1.1.1.1.1. Số đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị nội tệ

1.1.1.1.2. Số đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ

1.1.1.1.3. Cách ghi số đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ Kí hiệu: EVND/USD = 23000

1.1.2. Sự lên giá: là sự gia tăng giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được, là sự thay đổi theo hướng đồng tiền nội tệ mua được nhiều ngoại tệ hơn lúc này đồng tiền đó đang mạnh lên, sự lên giá của một đồng tiền phản ánh sự tăng giá trị của đồng tiền khi đo lường bằng đồng tiền khác Ví dụ EVND/USD = 22000 . Lúc này đồng tiền Việt Nam đang lên giá so với Đôla Mỹ

1.1.3. Sự mất giá: là sự giảm giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được, là sự thay đổi theo hướng đồng tiền nội tệ mua được ít hơn ngoại tệ lúc đó đồng tiền đó đang bị yếu đi, phản ánh sự giảm giá trị của đồng tiền khi đo lường bằng đồng tiền khác. Ví dụ EVND/USD = 23500 . Lúc này đồng tiền Việt Nam đang mất giá so với Đôla Mỹ

1.1.4. Là mức mà ở đó một người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một nước với hàng hóa và dịch vụ của nước khác

1.2. 4.2 Tỷ giá hối đoái thực tế

1.2.1. Công thức tính tỷ giá hối đoái thực

1.2.1.1. Tỷ giá hối đoái thực=(Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ×Mức giá nội địa)/(Mức giá nước ngoài)

1.2.2. Tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và vào giá hàng hóa của hai quốc gia được đo lường dưới dạng tiền tệ của quốc gia đó

1.3. 4.3 Tỷ giá hối đoái bình quân

1.3.1. Tỷ giá hoái đoái bình quân

1.3.1.1. Bình quân gia quyền của hầu hết các tỷ giá song phương với gia quyền được xác định bởi tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trong tổng kim ngạch thương mại của nước đó. Công thức: EER=〖ER〗_i×W_i Trong đó: EER: tỷ giá hối đoái bình quân. 〖ER〗_i : tỷ giá hối đoái song phương với nước i. W_i : Tỷ trọng thương mại của nước i trong tổng giá trị thương mại.

1.3.2. Tỷ giá hối đoái song phương

1.3.2.1. Là tỷ giá hoái đoái giữa hai đòng tiền. Một nước có tỷ giá hối đoái song phương với các nước khác nhau

2. 5. Chế độ quản lý giá và thị trường ngoại hối

2.1. Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối

2.2. 5.1 Tỷ giá hối đoái cố định

2.2.1. Là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định

2.2.2. Ưu điểm

2.2.2.1. Tạo thuận lợi cho thương mại

2.2.2.2. Tạo thuận lợi đầu tư

2.2.2.3. Ngăn ngừa phá giá để nâng cao sức cạnh tranh

2.2.3. Khuyết điểm

2.2.3.1. Thường chịu sức ép lớn mỗi khi xảy ra các cơn sốc từ bên ngoài hoặc từ thi trường hàng hoá trong nước

2.2.3.2. Làm mất tính chủ động của chính sách tiền tệ, khiến cho NHTW gặp khó khăn trong việc thay đổi lượng tiền cung ứng. Đặc biệt, nó làm cho các quốc gia dễ rơi vào tình trạng "nhập khẩu lạm phát" không mong muốn.

2.3. 5.2 Tỷ giá hối đoái linh hoạt (thả nổi)

2.3.1. Là tỷ giá mà được xác định dựa trên mối quan hệ tương quan của cung và cầu giữa các đồng tiền có trên thị trường hối đoái. Đây là chế độ mà trong đó tỷ giá hối đoái được vận động một cách tự do trên thị trường ngoại tệ.

2.3.2. Ưu điểm

2.3.2.1. Phản ánh được đầy đủ và chính sách tình hình cung cầu của thị trường ngoại tệ đồng thời cho thấy rõ được sự biến động của thị trường này. Giúp cho thị trường minh bạch và hiệu quả hơn

2.3.2.1.1. Giúp cho việc ổn định kinh tế. Bởi khi mà giá cả nước ngoài tăng lên sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh hoàn toàn theo cơ chế PPP để tránh được tất cả những tác động ngoại lai, tránh các rủi ro và những cú sốc bất lợi

2.3.2.2. Giúp di chuyển nguồn lực từ những nơi có hiệu quả thấp về những nơi có hiệu quả cao hơn

2.3.2.3. Việc này sẽ giúp cho ngân hàng TW chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách kinh tế, lúc này sẽ không còn bất cứ một rào cản mang tính pháp lý nào đối với đồng tiền mà chính sách kinh tế tạo ra, giúp chính sách tiền tệ độc lập hơn

2.3.2.4. Giúp cho cán cân thanh toán có thể cân bằng

2.3.3. Khuyết điểm

2.3.3.1. Gây nên sự bất ổn do các hoạt động đầu cơ làm méo mó, sai lệch thị trường, có khả năng gây nên lạm phát cao và tăng nợ nước ngoài

2.3.3.2. Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý lo sợ sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá

2.4. 5.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

2.4.1. Là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định. Có 3 kiểu can thiệp của chính phủ:

2.4.1.1. Kiểu tỷ giá đeo bám: Chính phủ lấy tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước làm tỷ giá mở cửa ngày hôm sau và cho phép tỷ giá dao động với biên độ hẹp

2.4.2. Kiểu can thiệp tỷ giá chính thức kết hợp với biên độ dao động: Tỷ giá chính thức có vai trò dẫn đường, chính phủ sẽ thay đổi biên độ dao động cho phù hợp với từng thời kỳ

2.4.3. Kiểu can thiệp vùng mục tiêu: Chính phủ quy định tỷ giá tối đa, tối thiểu và sẽ can thiệp nếu tỷ giá vượt quá các giới hạn đó

2.4.4. Ưu điểm

2.4.4.1. Chính phủ điều khiển được tỷ giá theo hướng có lợi cho mình có thể kích thích nền kinh tế đang trì trệ

2.4.5. Khuyết điểm

2.4.5.1. Giảm đầu tư nước ngoài

2.4.5.2. Xuất khẩu bị ảnh hưởng

2.4.5.3. Có thể gây tăng lạm phát

3. 6. Tác động của tỷ giá đến nền kinh tế

3.1. 6.1 Tác động của tỷ giá tới lạm phát

3.1.1. Khi một nước có lạm phát sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài

3.2. 6.2 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại

3.3. 6.3 Tác động của tý giá đến nguồn vốn đầu tư

3.3.1. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào của một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra ngoài nước, tỷ giá đối đoái tăng

4. Tiền lãi cổ tức nhận được từ việc nắm giữ tài sản nước ngoài

5. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm

6. Cán cân thương mại hàng hóa

6.1. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài

6.2. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài

7. 1. Nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở

7.1. 1.1 Nền kinh tế đóng

7.1.1. Là nền kinh tế không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ hình thức nào của thương mại quốc tế, và vì vậy, không có vấn đề xuất nhập khẩu

7.1.1.1. Tổng cầu trong nền kinh tế khép kín được tính như sau: Y = C + I + G

7.2. 1.2 Nền kinh tế mở

7.2.1. Là một nền kinh tế có giao dịch với các nền kinh tế khác. Cụ thể, nền kinh tế này mua và bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sản phẩm thế giới; mua và bán các tài sản vốn trên thị trường tài chính thế giới

7.2.1.1. Tổng cầu được tính như sau: Y = C + I + G + (X - M)

8. 2. Chu chuyển hàng hóa và vốn

8.1. 2.1 Chu chuyển hàng hóa

8.1.1. Xuất khẩu (X): hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài

8.1.2. Nhập khẩu (IM): hàng hóa dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và bán trên thị trường trong nước

8.1.3. Xuât khẩu ròng (còn gọi là cán cân thương mại) (NX): là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của quốc gia đó

8.2. 2.2 Chu chuyển vốn

8.2.1. Dòng vốn ra ròng (NCO): chênh lệch giữa giá trị tài sản tài chính của nước ngoài do người dân trong nước mua với giá trị tài sản tài chính trong nước do người nước ngoài mua

8.2.2. Dòng vốn ra: người dân trong nước mua và nắm giữ tài sản tài chính của nước ngoài

8.2.3. Dòng vốn vào: người nước ngoài mua và nắm giữ tài sản tài chính trong nước

9. 3. Cán cân thanh toán

9.1. Là một bảng cân đối ghi chép một cách có hệ thống toàn bộ những giao dịch kinh tế giữa các nước với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 01 năm). Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản.

9.2. Khái niệm: Một nền kinh tế mở tương tác với các nền kinh tế khác theo 02 cách: Thứ nhất, nó mua và bán hàng hóa, dịch vụ với các thị trường hàng hóa thế giới. Thứ hai, nó mua và bán các tài sản vốn như cổ phiếu và trái phiếu trên các thị trường tài chính quốc tế.

9.3. Các tài khoản của cán cân thanh toán

9.3.1. Tài khoản vãng lai: phản ánh các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai

9.3.1.1. Thu nhập nhân tố từ nước ngoài

9.3.1.1.1. Tiền lãi và cổ tức trả cho người nước ngoài nắm giữ tài sản trong nước

9.3.1.2. Các khoản chuyển giao không có đối ứng

9.3.1.2.1. Người nước ngoài gửi tiền, quà tặng, viện trợ về trong nước

9.3.1.2.2. Người nước ngoài gửi tiền, quà tặng, viện trợ ra nước ngoài

9.3.2. Tài khoản vốn: phản ánh các giao dịch liên quan đến chu chuyển vốn giữa trong nước và nước ngoài

9.3.2.1. Đầu tư trực tiếp

9.3.2.1.1. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào trong nước (+)

9.3.2.1.2. Đầu tư trực tiếp từ trong nước ra nước ngoài (-)

9.3.2.2. Đầu tư gián tiếp

9.3.2.2.1. Vay nước ngoài trung và dài hạn (+)

9.3.2.2.2. Cho nước ngoài vay trung và dài hạn (-)

9.3.2.2.3. Vay nước ngoài ngắn hạn (+)

9.3.2.2.4. Cho nước ngoài vay ngắn hạn (-)