VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ by Mind Map: VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ

1. MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN VÀ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

1.1. Mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều "in dấu ấn" của nó vào quá trình sáng tạo lịch sử, mặc dù mức độ và phạm vi có thể khác nhau

1.2. Bất cứ một thời kỳ nào, một cộng đồng xã hội nào, nếu lịch sử đặt ra nhũng nhiệm vụ cần giải quyết thì từ trong phong trào quần chúng nhân dân, tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ (cá nhân) đáp ứng nhiệm vụ đó

1.3. Không thể tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân mà bỏ qua vai trò của cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của cả nhân, thủ lĩnh, lãnh tụ, vĩ nhân mà xem thường vai trò của quần chúng nhân dân

2. VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

2.1. Là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cài vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội

2.2. Là lực luợng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội; "kiểm chứng" các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử

2.3. Là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử

3. LĨNH VỰC LIÊN HỆ

3.1. Kinh tế

3.1.1. Là lực lượng sản xuất chính của xã hội

3.1.2. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất

3.1.3. Quyết định sự tồn tại và phát triển của kinh tế đất nước

3.2. Văn hóa

3.2.1. Là cội nguồn sang tạo những giá trị văn hóa tinh thần

3.3. An ninh-Quốc phòng

3.3.1. Là lực lượng đông đảo và then chốt

3.3.2. Có khả năng kịp thời phát hiện và trình báo về các loại tội phạm

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

4.1. Lý giải khoa học về vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân đã xóa bỏ được sai lầm của chủ nghĩa duy tâm về động lực và lực lượng sang tạo ra xã hội loài người

4.2. Đem lại phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu nhận định lịch sử, đánh giá vai trò của mỗi cá nhân, thủ lĩnh, lãnh tụ trong cộng đồng xã hội

4.3. Đảng Cộng Sản đã rút ra bài học Lấy dân làm gốc

5. QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

5.1. Khái niệm

5.1.1. Cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân, tỗ chức chính trị xã hội nhằm giải quyết các vấn đề của lịch sử (Kinh tế, Chính trị, Văn hóa)

5.2. Lực lượng

5.2.1. Người lao động sản xuất ra của cải vật chat và giá trị tinh thần

5.2.2. Bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với cộng đồng nhân dân

5.2.3. Giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy trực tiếp hoặc gián tiếp sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình trên các lĩnh vực đời sống xã hội

6. CÁ NHÂN

6.1. Khái niệm

6.1.1. Mỗi con người cụ thể sống trong một cộng đồng xã hội nhất định và được phân biệt với những con người khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó

6.1.2. Mỗi cá nhân là một chỉnh thể thống nhất, vừa mang tính cá biệt vừa mang tính phổ biến

6.1.3. Là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử

7. KẾT QUẢ THỰC TIỄN TỪ VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

7.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng góp ý kiến thiết thực, có chất lượng để lấy ý kiến đóng góp đối với cán bộ chủ chốt cấp xã và đội ngũ cán bộ cấp huyện

7.2. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp và cán bộ, đảng viên giải quyết tốt mối quan hệ với quần chúng, được nhân dân đồng tình ủng hộ

7.3. Tổ chức tốt các phong trào xã hội, phong trào nhân dân thi đua yêu nước, như xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, kế hoạch hóa dân số và kế hoạch hóa gia đình, thanh niên tình nguyện… để nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân