Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chí Phèo by Mind Map: Chí Phèo

1. =>> Bát cháo hành là hiện thân cho tình yêu thương con người là tác nhân quyết định hành trình tìm lại chính anh canh điền lương thiện

2. Tóm tắt cuộc đời CP

2.1. Khi sinh ra bị bỏ rơi ở lò gach : 1 ông thả ống lươn nhặt về cho bà mù góa chồng nuôi, rồi mụ ta bán cho 1 người đàn ông không con. Rồi đến 1 ngày ông ta qua đời và bỏ CP cô đơn 1 mình lang thang hết từ nhà này sang nhà khác

2.1.1. => Có 1 số phận vô cùng bi thương, bị bỏ rơi, bị cướp đoạt quyền sống, tự do và trở thành món hàng cho mọi người giao dịch

2.2. Năm 20 tuổi, CP vẫn là 1 anh canh điền vô cùng lương thiện có ước mơ nhỏ nhoi chồng làm ruộng vợ rệt vải, nuôi vài con lợn. Nhưng cho đến 1 ngày khi đang bóp chân thuê cho bà cô nhà Bá Kiến bị Bá Kiến ghen dở mọi thủ đoạn đày CP vào trong tù 7,8 năm.

2.2.1. => Số phận vô cùng đáng thương chịu cảnh tù đày khi còn rất trẻ

2.3. Năm 28 tuổi, CP ra tù, thay đổi hoàn toàn trở thành 1 con người khác ( đầu thì trọc lốc,.... ). Trong đầu anh lúc này chỉ nghĩ rằng trả thù Bá Kiến, nhưng khi sang nhà BK bằng sự tinh ranh ma mọi thì BK đã mua chuộc CP trở thành tay sai cho hắn chuyên đi đâm thuê chém mướn.

2.3.1. => Trờ thành 1 con quỷ dữ của làng Vũ Đại

3. Cuộc gặp gỡ định mệnh với Thị Nở ( bước ngoặt của cuộc đời )

3.1. Cuộc đời của CP cứ loay hoay trong vòng luẩn quẩn của sự say - tỉnh - chửi, trong cái sự trống vắng, cô đơn buồn tủi.

3.2. Bằng tình cảm yêu thương sâu sắc, NC đã sắp xếp cho CP cuộc gặp gỡ định mệnh với Thị Nở - 1 người phụ nữ xấu xí ngẩn ngơ sống cùng với bà cô quá lứa, độc ác, ma chê quỷ hờn,...

3.3. Sáng hôm sau, lúc CP mới tỉnh dậy

3.3.1. Lần đầu tiên tỉnh rượu

3.3.1.1. => Sau lần cảm rượu, cảm xúc của con người dần được thức tỉnh

3.3.2. Thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn

3.3.2.1. => Báo hiệu 1 anh canh điền năm xưa hồi sinh ( MƠ HỒ BUỒN )

3.3.3. Nghe tiếng chim hót, tiếng anh chài thuyền,...

3.3.3.1. => Âm thanh cuộc sống, thiên nhiên, tiếng chim hót, ... đã lay động tiềm thức xa xôi của CP để rồi thở dài ( CHAO ÔI LÀ BUỒN )

3.3.4. Tác nhân : mẩu chuyện của 2 người đàn bà đi buôn vải làm sống dậy trong CP những kí ức đẹp đẽ nhất

3.3.4.1. => Khi đang dần thức tỉnh, cái ước vọng giản dị nhưng đánh dấu 1 QK lương thiện ám ảnh CP khiến hắn day dứt nghĩ về hiện tại ( NAO NAO BUỒN )

3.3.5. So sánh QK với hiện tại và đau đớn : Buồn thay cho đời ! ... Và lo sợ cho tương lai

3.3.5.1. Từ MƠ HỒ BUỒN đến CHAO ÔI LÀ BUỒN đến NAO NAO BUỒN rồi cuối cùng là SỢ là cả 1 quá trình phát triển tâm lý rất logic của hành trình đi tìm lại chính mình của CP

3.3.6. =>> Khởi đầu cho khát vọng hoàn lương trỗi dậy trong CP

3.4. Đang trong lúc cảm xúc dâng trào và chuẩn bị vụt tắt thì TN bước vào với BÁT CHÁO HÀNH

3.4.1. Cháo hành - thức ăn giản dị - là phương thuốc chữa bách bệnh của người nghèo

3.4.1.1. => Nó không chỉ chữa bệnh cho CP mà còn cứu rỗi tâm hồn của CP

3.4.2. CP nhận cháo ngạc nhiên " hình như mắt ươn ướt " -> giọt nước mắt CP rơi

3.4.2.1. Đây là không chỉ đơn thuần là 1 giọt nước mắt bình thường mà nó cho thấy được khả năng lương thiện của CP

3.4.3. Hớp 1 ngụm " Trời ơi cháo mới ngon làm sao "

3.4.3.1. => Vị ngon ở đây là sự hạnh phúc sung sướng của con người khốn khổ lần đầu tiên có được sự quan tâm, chăm sóc

3.4.4. Suy ngẫm về sự khác biệt giữa bà ba và TN

3.4.4.1. => CP biết yêu nhờ bát cháo hành. Bát cháo hành đã giữ CP đứng lại ở bờ của phần người

3.4.5. CP muốn làm nũng với TN

3.4.5.1. => Hắn thèm khát sựchở che, âu yếm, muốn được chú ý, quan tâm mãi

3.4.6. CP lo sợ mất cảm giác hạnh phúc hiện tại muốn được vậy mãi

3.4.7. Trời ơi ! Hắn thèm khát lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao

3.4.7.1. => Hành trình tìm lại chính mình của CP đã đến điểm cuối. TN - 1 người đàn bà xấu xí ngẩn ngơ, con người như 1 thứ đồ thừa - đã làm nên 1 điều kì diệu mà không phải bất cứ ai cũng làm được : Cảm hóa CP

3.4.8. =>> Thái độ của tác giả : Nam Cao mạnh mẽ bênh vực quyền được yêu và khẳng định tính chính đáng của các mối tình như CP - TN. NC thể hiện niềm tin và khẳng định bản chất tốt đẹp, lương thiện của người nông dân trong XHPK

4. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người ( sau khi Thị Nở bỏ )

4.1. Lời tuyên bố của bà cô TN đã chặt đứt cầu nối CP về với XH loài người " Ai lại đi lấy cái thằng CP "

4.1.1. => Là tượng trưng cho lời định kiến của XH về CP. Dân làng Vũ Đại không hề hiểu CP chính là nạn nhân của những thủ đoạn bóc lột áp bức, họ chỉ nhìn CP ở vai trò của kẻ lưu manh, phá hoại cuộc sống của người lương thiện

4.2. Mặt ngẩn ra, ngửi thấy hơi cháo hành

4.2.1. => Nỗi buồn đau, thất vọng và ám ảnh về hạnh phúc và khát vọng của CP

4.3. HĐ của TN đã trả lời với CP

4.3.1. => TN đã bị định kiến của XH thôn tính, Thị đứng về phía dân làng Vũ Đại để xa lánh CP

4.4. CP tìm lại về rượu nhưng càng uống càng tỉnh càng buồn.

4.4.1. => Càng uống càng tỉnh càng buồn, vòng luẩn quẩn uống - say - uống nói lên nỗi đau về thân phận của CP trở nên nhức nhối

4.5. Hắn ôm mặt khóc rưng rức

4.5.1. Lần thứ 2 CP khóc khi gặp TN, lần 1 là của sự hạnh phúc sung sướng, còn giờ là của sự đau khổ, tuyệt vọng. Giây phút hạnh phúc ngắn ngủi đã biến mất mãi mãi

4.6. CP hận đời, ý định giết bà cô TN. Sau đó đến nhà Bá Kiến : Tao muốn làm người lương thiện ... Ai cho tao lương thiện. Tao không thể làm người lương thiện được nữa ...

4.6.1. CP không say mà sang nhầm nhà BK, mà vì hắn nhận ra ai là người đã cướp đoạt quyền sống của hắn, đó là giai cấp bóc lột mà trực tiếp là BK

4.7. Nhận ra bi kịch bị cự tuyệt quyền sống của mình, CP đâm BK và tự sát

4.7.1. => Cái chết của CP là 1 sự kết thúc tất yếu có tính quy luật của 1 XH phi nhân đạo, những người nông dân đáng thương như CP. Sau khi giết BK, CP đã chọn cách duy nhất để bảo toàn được 1 chút lương thiện sót lại bằng cách tự vẫn

4.8. =>> Cái chết của CP là tiếng kêu cứu khẩn thiết về quyền sống con người và đó cũng là tiếng nói tố cáo mãnh liệt XH thực dân PK vô nhân đạo