MÀNG TẾ BÀO EUKARYOTE

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
MÀNG TẾ BÀO EUKARYOTE by Mind Map: MÀNG TẾ BÀO EUKARYOTE

1. Carbohydrate của màng tế bào

1.1. - Chiếm 2-10% khối lượng màng dưới dạng các chuỗi oligosaccharide:

1.1.1. + Khi nó liên kết với protein tạo nên glycoprotein. Mỗi phân tử glycoprotein có thể mang nhiều chuỗi oligosaccharide.

1.1.2. + Khi liên kết với lipid tạo nên glycolipid. Mỗi phân tử glycolipid chỉ mang một chuỗi oligosaccharide.

1.1.3. + Các chuỗi oligosaccharide đều nằm ở mặt ngoài của màng sinh chất.

1.2. - Chức năng:

1.2.1. + Cho phép các tế bào nhận biết nhau, từ đó sắp xếp chính xác trong phôi, trong quá trình phân hóa tế bào và thành các tế bào và mô phôi chuyên biệt.

1.2.2. + Cho phép các tế bào nhận biết và loại trừ các tế bào lạ trong hệ thống miễn dịch.

2. Mô hình màng thể khảm lỏng

2.1. Kỹ thuật khắc lạnh:các bước quan sát cấu trúc:

2.1.1. - Cho mô thấm một hợp chất chống đông (như glycetol).

2.1.2. - Đông cứng nhanh mô trong các chất lỏng có nhiệt độ rất thấp (Freon lỏng ở -1500°C).

2.1.3. - Phủ lớp kim loại nặng trên các mặt cắt để tạo các bản sao.

2.1.4. - Tách hai lớp phospholipid bằng lưỡi dao cực bén.

2.2. Mô hình màng thể khảm lỏng:

2.2.1. - Màng nguyên chát cũng như tất cả các màng khác của tế bào đều là màng thể khảm lỏng, chứa phospholipid và protein (gọi chung là màng sinh học, màng tế bào, màng đơn vị hay màng căn bản).

2.2.2. - Gọi là thể khảm vì khung phospholipid căn bản (lớp đôi phospholipid) được gắn hay "khảm" các phân tử protein.

2.2.3. - Gọi là lỏng vì các phân tử phospholipid và protein của màng không ngừng cử động mặc dù khung phospholipid căn bản luôn luôn được giữ nguyên vẹn.

2.3. Các tính chất của màng:

2.3.1. - Tính lỏng:

2.3.1.1. + Sự chuyển động của các phân tử phospholipid:

2.3.1.1.1. Đổi chỗ cho phân tử lipid bên cạnh hoặc cùng một lớp phân tử theo chiều ngang.

2.3.1.1.2. Chuyển động quay quanh trục: các phân tử phospholipid có thể quay xung quanh chính trục của mình.

2.3.1.1.3. Các phân tử phospholipid có thể chuyển chỗ sang phía đối diện (Chuyển chỗ flip – flop (flipase)).

2.3.1.1.4. Phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần hóa học của lipid.

2.3.1.2. + Sự chuyển động của các phân tử protein:

2.3.1.2.1. Các phân tử protein di chuyển trong mặt phẳng màng, mặc dù chậm hơn nhiều so với các phân tử lipid.

2.3.1.3. Ý nghĩa:

2.3.1.3.1. Màng có tính mềm dẻo, đàn hồi và bền vững.

2.3.1.3.2. Có thể biến dạng trong các chuyển động.

2.3.1.3.3. Có thể tự tổng hợp và thực hiện các quá trình hợp bào.

2.3.2. - Tính không cân xứng: Thể hiện ở sự khác biệt hai bên bề mặt màng tế bào.

2.3.3. - Tính thấm chọn lọc: Cho phép vài chất ra hay vào tế bào dễ dàng hơn những chất khác và cản sự di chuyển qua màng của một số chất.

3. Chức năng của màng tế bào

3.1. - Bao bọc tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài tạo cho tế bào thành hệ thống riêng biệt.

3.2. - Thực hiện trao đổi nước và trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường theo cơ chế chủ động, thụ động, có chọn lọc.

3.3. - Các receptor trên bề mặt tế bào nhận thông tin: vật lý, hóa học,... chuyển cho tế bào gây nên những biến đổi bên trong tế bào bằng các phản ứng thích hợp để sinh bật sinh tồn và phát triển.

3.4. - Sự trao đổi thông tin qua màng: màng tế bào phát đi và thu nhận thông tin giữa tế bào với cá tế bào hay giữa các thanhg phần nội màng tế bào nhằm thực hiện các hoạt động sống của tế bào.

3.5. - Xử lý thông tin: nhận diện tế bào quen lạ, kẻ thù để có phản ứng đúng.

3.6. - Màng tế bào còn là nơi dính bám của các cấu trúc bên trong tế bào.

4. Kết luận

5. Các thành phần lipid màng

5.1. Phospholipid:

5.1.1. 55% lipid màng

5.1.2. 1 đầu hữu cực ưa nước: bazo nito + acid phosphoric

5.1.3. 2 đầu kép vô cực kỵ nước: 1 gốc acid béo no, 1 gốc axit béo không no

5.1.4. Phospholipid khác nhau ở đầu ưa nước. Phospholipid chính ở động vật: Phosphoglyceride ( phosphatidylethanolamin, phosphatidylserine, phosphatidylcholine) & spingomyelin

5.1.5. Các phân tử phospholipid sắp xếp sao cho đầu kỵ nước hướng vào trong đầu ưa nước quay ra ngoài => lớp đôi phospholipid

5.1.5.1. tự động khép kín

5.1.5.2. tái hợp nhanh khi bị mở

5.1.5.3. tiếp thu 1 bộ phận lipid mới vào màng

5.1.6. Chức năng: làm môi trường cho protein màng, giúp protein màng hoạt động tối ưu

5.2. Cholesterol:

5.2.1. 25-30% lipid màng

5.2.2. Thành phần: sterol+ acid béo

5.2.3. Nằm xen kẽ với các phospholipid

5.2.4. Chức năng: Duy trì tính linh động của màng

5.3. Glycolipid:

5.3.1. 18% lipid màng

5.3.2. Thành phần: lipid+ oligosaccarid

5.3.3. Có mặt ở tất cả màng TB ĐV

5.3.4. Nằm xem kẽ với các nhóm phospholipid nhưng gốc đường lộ ra bề mặt TB

5.3.5. Chức năng: phần cacbohidrat của glycolipid giúp các TB nhận biết nhauu và loại trừ các TB lạ trong hệ thống miễn dịch

5.4. sự gắn phân tử cholesterol vào lớp đôi phospholipid

6. Các protein màng tế bào

6.1. Vị trí của các protein trên màng sinh chất:

6.1.1. - Protein xuyên màng( 70% protein màng):

6.1.1.1. phần kỵ nước xuyên qua màng lipid

6.1.1.2. 2 phần đầu ưa nước thò ra phía ngoài

6.1.2. - Protein ngoại vi:

6.1.2.1. Gắn với 2 đầu thò ra( phần ưa nước) của protein xuyên màng

6.2. Chức năng của protein màng:

6.2.1. Protein vận chuyển

6.2.2. Enzyme

6.2.3. Thụ thể bê mặt TB

6.2.4. Nhận diện TB

6.2.5. Chỗ nối TB

6.2.6. Nơi tiếp xúc với bộ xương TB