TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ CON NGƯỜI

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ CON NGƯỜI by Mind Map: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ CON NGƯỜI

1. Tư tưởng HCM về đạo đức

1.1. Nội dung cơ bản

1.1.1. quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

1.1.1.1. đạo đức là gốc của người cách mạng, là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người

1.1.1.2. đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

1.1.2. quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

1.1.2.1. trung với nước, hiếu với dân

1.1.2.2. cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

1.1.2.2.1. cần: siêng năng, chăm chỉ

1.1.2.2.2. kiệm: tiết kiệm

1.1.2.2.3. liêm: tôn trọng của công và của dân

1.1.2.2.4. chính: thẳng thắn, đứng đắn

1.1.2.3. thương yêu con người, sống có tình nghĩa

1.1.2.4. có tinh thần quốc tế trong sáng

1.1.3. quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

1.1.3.1. nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

1.1.3.2. xây đi đôi với chống

1.1.3.3. phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

1.2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM

1.2.1. học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM

1.2.1.1. ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng

1.2.1.2. kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức HCM

1.2.1.2.1. yêu tổ quốc

1.2.1.2.2. yêu nhân dân

1.2.1.2.3. yêu chủ nghĩa xã hội

1.2.1.2.4. yêu lao động

1.2.1.2.5. yêu khoa học và kỷ luật

1.2.2. nội dung học tập

1.2.2.1. thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay

1.2.2.1.1. phần lớn vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh

1.2.2.1.2. do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, một phần đã phai nhạt niềm tin, mất phương hướng phấn đấu

1.2.2.2. học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM

1.2.2.2.1. học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

1.2.2.2.2. học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường

1.2.2.2.3. học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người

1.2.2.2.4. học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống

2. Tư tưởng HCM về xây dựng con người mới

2.1. Quan niệm của HCM về con người

2.1.1. con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

2.1.1.1. HCM xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó

2.1.1.2. HCM xem xét con người trong sự thống nhất của 2 mặt đối lập: thiện - ác, tốt - xấu

2.1.2. con người cụ thể, lịch sử

2.1.2.1. HCM dùng khái niệm con người theo nghĩa rộng trong một số trường hợp: phẩm giá con người, người ta, ai

2.1.2.2. trong một bối cảnh cụ thể, Người xem xét trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, giới tính, lứa tuổi

2.1.3. bản chất con người mang tính xã hội

2.1.3.1. để sinh tồn con người phải lao động sản xuất

2.1.3.2. con người là sản phẩm của xã hội

2.2. Quan điểm của HCM về vai trò của con người và chiến lược "trồng người"

2.2.1. quan điểm của HCM về vai trò của con người

2.2.1.1. con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng

2.2.1.2. con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người

2.2.2. quan điểm của HCM về chiến lược "trồng người"

2.2.2.1. "trồng người" là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng

2.2.2.2. muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa

2.2.2.2.1. con người xã hội chủ nghĩa phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra

2.2.2.2.2. mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội

2.2.2.2.3. quan niệm của HCM về con người mới xã hội chủ nghĩa có 2 mặt gắn bó chặt chẽ

2.2.2.3. chiến lược "trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận để hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội