Chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam by Mind Map: Chuỗi cung ứng ngành thủy sản Việt Nam

1. Chuỗi cung ứng

1.1. Là chuỗi các hoạt động từ khâu sản xuất, qua lưu thông (có thể là chế biến) và đến tay người tiêu dùng

1.2. Sản phẩm phải đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự nhất định

1.3. Tại mỗi hoạt động, sản phẩm sẽ có sự biến đổi về giá và có những thay đổi nhất định về giá trị

1.4. Các bên liên quan của chuỗi cung ứng đều có lợi ích nhất định và xung đột lợi ích của từng bên

2. Chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác thủy sản

2.1. Khai thác thủy sản (đánh bắt thủy sản)

2.1.1. Là những hoạt động của con người (ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác các nguồn lợi thủy sản

2.1.2. Các sản phẩm của khai thác thủy sản

2.1.2.1. Cá thực phẩm tiêu thụ trực tiếp của con người

2.1.2.2. Con giống cho nuôi trồng thủy sản

2.1.2.3. Con giống cho đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng thủy sản

2.1.2.4. Thức ăn cho chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản

2.1.3. Sản phẩm có hình thức

2.1.3.1. Đã qua chế biến

2.1.3.2. Chưa qua chế biến

2.2. Các giai đoạn của chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác thủy sản

2.2.1. Đặc điểm

2.2.1.1. Đa dạng

2.2.1.2. Có chu trình sinh trưởng ngắn

2.2.2. Cung ứng sản phẩm từ khâu khai thác

2.2.2.1. Các bên liên quan

2.2.2.1.1. Người bán

2.2.2.1.2. Người mua

2.2.2.2. Giá cả

2.2.2.2.1. Thông qua thỏa thuận của chủ tàu và người mua

2.2.2.2.2. Các dạng thỏa thuận giá cả sản phẩm

2.2.2.3. Các vấn đề

2.2.2.3.1. An toàn thực phẩm: hình thức bảo quản thủy sản sau khi đánh bắt có đáp ứng tiêu chuẩn về ATTP

2.2.2.3.2. Sự thỏa thuận giá giữa bên mua và bên bán. Nên có sự can thiệp của chính phủ để đảm bảo được quyền lợi của người bán

2.2.2.3.3. Hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng của ngành thủy sản không cao được thể hiện qua khâu khai thác

2.2.2.3.4. Truy xuất nguồn gốc, cấp giấy chứng nhận có các sản phẩm của khai thác hải sản

2.2.2.3.5. Các nguồn nguyên liệu không đồng nhất có tính thời vụ nên chất lượng và giá cả cũng không tính đồng nhất và chịu ảnh hưởng của cá yếu tố thiên nhiên

2.2.3. Dòng sản phẩm trong khâu trung chuyển (Bao gồm: sản phẩm đã qua chế biến và sản phẩm không qua chế biến)

2.2.3.1. Các bên liên quan

2.2.3.1.1. Người buôn bán

2.2.3.1.2. Nhà hàng, khách sạn

2.2.3.1.3. Cơ sở chế biến

2.2.3.1.4. Hợp tác xã dịch vụ, thu mua sản phẩm

2.2.3.1.5. Người bán lẻ

2.2.3.2. Vấn đề

2.2.3.2.1. Chế biến thủy sản tiêu dùng còn mang tính chất chế biến thủ công truyền thống, nhỏ lẻ không nhãn mác, không xuất xứ hoàn toàn chưa đảm bảo về ATVSTP

2.2.3.2.2. Các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ nên chưa có khả năng đồng bộ khâu bảo quản và dự trữ nguyên liệu đến tiếp thị, tiếp cận kịp thời các thông tin trên thị trường

2.2.3.2.3. Các hoạt động mua bán do tự phát hoặc do tư nhân đảm nhiệm, chưa có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Điều này dẫn đến khó vượt qua rào cản thương mại đang ngày càng thắt chặt về các điều kiện sản xuất bền vững và ATVSTP

2.2.4. Cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng

2.2.4.1. Nhóm sản phẩm không qua chế biến

2.2.4.1.1. Giá trị sản phẩm trong khâu trung chuyển không tăng chỉ giữ nguyên hoặc giảm

2.2.4.2. Nhóm sản phẩm qua chế biến

2.2.4.2.1. Giá trị sản phẩm tăng lên nhiều

2.2.4.3. Vấn đề

2.2.4.3.1. Người tiêu dùng trong nước đang bị bị động về sản phẩm, không có nhiều sự lựa chọn về chất lượng sản phẩm. Hiện tượng này lâu dài sẽ làm trì trệ sự phát triển của các hoạt động trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản