Chương 5: Cảm ứng điện từ

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chương 5: Cảm ứng điện từ by Mind Map: Chương 5: Cảm ứng điện từ

1. 1. Từ Thông - Cảm ứng điện từ

1.1. Từ thông

1.1.1. Xét một diện tích S nằm trong từ trường đều vecto b có véc tơ pháp tuyến vecto pháp tuyến tạo với từ trường một góc α thì đại lượng Φ = Bscosα Gọi là từ thông qua diện tích S đã cho. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb).

1.1.2. Tùy thuộc vào góc α mà từ thông có thể có giá trị âm hoặc dương: Khi 0° < α < 90° ⇒ cos α > 0 thì Φ dương Khi 90° < α < 180° ⇒ cos α < 0 thì Φ Khi α = 90° ⇒ cos α = 0 thì Φ = 0 Khi α = 0° ⇒ cos α = 1 thì Φmax = BS Khi α = 180° ⇒ cos α = -1 thì Φmin = -BS

1.2. Hiện tượng cảm ứng điện từ

1.2.1. Khi có sự biến đổi từ thông qua một mặt giới hạn bởi một mạch kín thì trong mạch kín xuất hiện một dòng điện cảm ứng.

1.2.2. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch kín khi có sự biến thiên từ thông qua mạch kín này được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

1.3. Định luật Len- xơ về chiều dòng điện cảm ứng từ

1.3.1. Dòng điện xuất hiện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

2. 2. Suất điện động cảm ứng

2.1. Xuất điện động cảm ứng trong mạch kín

2.1.1. Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín

2.1.2. Định luật Fa-ra- đây

2.1.2.1. Suất điện động cảm ứng: ec = - Δϕ / Δt

2.1.2.2. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

2.2. Quan hệ giữa xuất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ

2.2.1. Nếu 𝟇 tăng thì e𝑐 <0: Chiều dài của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược chiều với chiều của mạch

2.2.2. Nếu 𝟇giảm thì e𝑐>0: Chiều dài của suất điện động cảm ứng ( chiều của dòng điện cảm ứng) cùng chiều với chiều của mạch

3. 3. Tự cảm

3.1. Từ thông riêng của một mạch kín

3.1.1. Từ thông riêng của một mạch kín có dòng điện chạy qua: 𝟇 = 𝙇𝙞

3.1.2. Độ tự cảm của một ống dây: 𝙇=4𝝿.10^-7.μ.(N^2/l).S

3.1.3. Đơn vị của độ tự cảm là henri (H)

3.2. Hiện tượng tự cảm

3.2.1. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên của từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

3.3. Suất điện động tự cảm

3.3.1. Suất điện động tự cảm

3.3.1.1. Suất điện động cảm ứng trong mạch xuất hiện tự cảm gọi là suất điện động tự cảm

3.3.1.2. Biểu thức suất điện động tự cảm: e𝘵ᴄ = -L(△i/△t)

3.3.2. Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm

3.3.2.1. W = 1/2 (Li)^2