Chiếc thuyền ngoài xa

chiếc thuyền ngoài xa

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chiếc thuyền ngoài xa by Mind Map: Chiếc thuyền ngoài xa

1. Nhân vật Phùng

1.1. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh với xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh> lãng mạn, yêu cái đẹp

1.2. Vốn là người lính thường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng

1.3. Một người nhạy cảm với nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xấu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển

1.4. Phùng hiểu rõ trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người

1.5. Qua câu chuyện của người đàn bà, anh cũng hiểu hơn về bản thân khi nhìn nhận cuộc đời và con người còn đơn giản

2. Nội dung

2.1. Tình huống truyện

2.1.1. Gồm 3 khoảnh khắc

2.1.1.1. Tình huống 1

2.1.1.1.1. Khoảnh khắc 1: Bức tranh thiên nhiên

2.1.1.1.2. Khoảnh khắc 2: Bức tranh cuộc sống

2.1.2. Khía cạnh nhận thức của tình huống

2.1.2.1. Tình huống truyện thứ nhất đã cho Phùng những nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống

2.1.2.1.1. Cái đẹp tự nhiên, ngoại cảnh có khi che lấp cái đẹp của cuộc sống + Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị che khuất.

2.1.2.1.2. Từ sự phức tạp đó, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn bằng cái nhìn đơn giản mà phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.

2.1.2.2. Tình huống thứ hai: nhận thức về con người và xã hội

2.1.2.2.1. Đằng sau những cái tưởng vô lý lại là cái có lý, đằng sau cái tưởng chừng như đơn giản lại chứa đựng nhiều phía phức tạp hơn ta nghĩ

2.1.2.2.2. Muốn giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống không chỉ dựa vào thiện chí, luật pháp và lí thuyết sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và những giải pháp thực tế.

2.1.3. Ý nghĩa tình huống

2.1.3.1. Tình huống truyện giúp nhà văn NMC gửi gắm những thông điệp lớn lao và thấm đẫm tinh thần nhân đạo về cuộc sống

2.1.3.2. Thông điệp về cách nhìn cuộc sống: không thể nhìn cuộc sống bằng cái nhìn đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn .

2.1.3.3. Thông điệp về cách nhìn nghệ thuật: nghệ thuật không được xa rời con người.Văn chương phải nói được cái tận cùng nỗi khổ của con người để mà tìm ra lối thoát thực tế cho những cảnh đời nghèo đói tăm tối. + Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình .

3. Nhân vật người đàn bà

3.1. Vẻ bên ngoài

3.1.1. Người đàn bà không tên chỉ được gọi 1 cách phiếm định "người đàn bà, chị, mụ" -> tô đậm số phận, mở ra cho bao người...

3.1.2. Ngoại hình

3.1.2.1. Trạc ngoài 40, thân hình thô kệch

3.1.2.2. Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt vì thiếu ngủ, lao lực

3.1.2.3. Đôi mắt

3.1.2.3.1. ngước nhìn ra ngoài mặt phá chỗ thuyền đậu: lo âu, ẩn chứa nỗi niềm

3.1.2.3.2. Nhìn xuống chân: cam chịu, đôi mắt như nhìn suốt cả đời mình -> Sự lam lũ, nghèo khó đã biến diện mạo của người phụ nữ vốn xấu lại thêm thô kệch.

3.2. Nỗi đau

3.2.1. Mụ xấu, rỗ mặt, không ai thèm lấy lại có mang trước khi có chồng

3.2.2. Nghèo đói cứ đeo bán, có lúc cả nhà phải ăn "xương rồng luộc chấm muối..."

3.2.3. Gia đình đông con mà thuyền lại chật

3.2.4. Thường xuyên bị bạo hành "3 ngày 1 trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng"

3.2.5. Luôn nơm nớp lo sợ sự hành hạ của chồng làm tổn thương những đứa con nên chồng đưa lên bờ mà đánh

3.2.6. Xót xa khi chứng kiến cảnh con đánh cha mà bất lực, chỉ biết "chắp tay vái" con.

3.2.7. -> Âm thầm chịu đựng những đòn roi cùa chồng, bà ôm cả nỗi đau, sự xấu hổ vào cõi sâu trong tân hồn

3.3. Vẻ đẹp tâm hồn

3.3.1. Vị tha, thấu hiều lẽ đời

3.3.1.1. Bảo vệ gia đình

3.3.1.1.1. Trước tòa án

3.3.1.1.2. Trước câu chuyện gia đình

3.3.1.2. Hiểu chồng

3.3.1.2.1. Trước: hiền lành -> bản chất không xấu

3.3.1.2.2. Sau ( giờ ): thô lỗ, vũ phu -> vì gánh nặng gia đình

3.3.1.2.3. -> Chịu đòn roi cũng là cách chị chia sẻ với chồng!!

3.3.1.3. Thương con

3.3.1.3.1. Làm mọi việc để chồng lo cho con

3.3.1.3.2. Bảo vệ con khỏi nhưng sự tổn thương trong tâm hồn nên bà mới để thằng Phác xa mình mà về ngoại sống

3.3.1.3.3. -> Suy nghĩ giản đơn nhưng sâu sắc: đàn bà sinh ra là phải đẻ con, nuôi con...gánh lấy cái khổ.

3.3.2. Khao khát hạnh phúc

3.3.2.1. Trân trọng, chắt chiu nhưng phút giây hạnh phúc bình dị nhỏ nhoi "vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi, chúng nó được ăn no".

3.3.2.2. Nụ cười ửng lên trên khuôn mặt rõ chằng chịt

3.4. => Qua nhân vật người đàn bà làng chài, tác giả khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn khao khát hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha

3.5. Nghệ thuật xây dựng hình tượng

3.5.1. Nhà văn tạo ra được một tình huống truyện độc đáo mang tính khám phá, phát hiện về đời sống

3.5.2. Ngôn ngữ kể chuyện khách quan, giàu sức thuyết phục

4. Tác giả: Nguyễn Minh Châu

4.1. Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989), cây bút tiên phong của văn học Việt Nam sau đổi mới

4.2. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay “

4.3. Ông quan niệm rằng ‘ thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người’

4.4. Sau 1979,ngòi bút của ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh

4.5. Phong cách của ông là tự sự - triết lí đậm nét

5. Tác Phẩm

5.1. Truyện ngắn CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (8-1983) in trong tập truyện cùng tên là một tác phẩm tiêu biểu của ông sau 1975.

5.2. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh đất nước thống nhất.

5.3. Như các tác phẩm sau 1975,tác phẩm có xu hướng hướng nội,khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.

5.4. Tóm tắt tác phẩm

5.4.1. -Phùng là một nghệ sĩ, anh đến ven biển miền Trung - nơi anh đã từng chiến đấu để chụp ảnh lịch. - Sau nhiều ngày anh đã chụp được một “cảnh đất trời cho” : cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương . - Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh hết sức ngạc nhiên: Từ chính trong chiếc thuyền, một gã đàn ông vũ phu đã đánh đập người vợ hết sức dã man ,đứa con trai xông vào đánh lại bố. - Đẩu , bạn chiến đấu của Phùng , nay là Chánh án Tòa án huyện và Phùng khuyên người đàn bà bỏ người chồng vũ phu độc ác đó . - Nhưng bất ngờ ,người phụ nữ đã từ chối lời khuyên cùng giải pháp của Đẩu và Phùng ,nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu . - Nhận thức mới bừng sáng trong Đẩu và Phùng sau câu chuyện .Cách nhìn bức ảnh “ chiếc thuyền ngoài xa ” của Phùng sau chuyên công tác

6. Giá trị nghệ thuật

6.1. Cách khắc họa nhận vật, xây dựng cốt truyện,sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm

6.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống nghịch lí làm nổi bật tình huống chung, tình huống tự nhận thức

6.3. Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư phù hợp với nhận thức

6.4. Ngôn ngữ giản dị đằm thắm mà đầy dư vị

6.5. Cách xây dựng cốt truyện độc đáo

7. Giá trị nhân đạo

7.1. Thái độ thông cảm, quan tâm đến những con người bất hạnh của nhà văn

7.1.1. Phê phán nạn bạo hành trong gia đình - một mảng tối của xã hội đương đại

7.1.2. Đứng về phía công lý để bênh vực cho người phụ nữ

7.1.3. Giống lên hồi chuông báo động những vấn đề xã hội nhức nhối, đấu tranh cho cái thiện

7.2. Phát hiện và khẳng định cái đẹp ,cái thiện của con người

7.2.1. Dù khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, khát khao cuộc sống no đủ, bình yên

7.2.2. Khẳng định niềm tin của tác giả vào cái đẹp của con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã, vẫn tồn tại vững vàng, vượt lên trên nghịch cảnh