Vội vàng - Xuân Diệu

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Vội vàng - Xuân Diệu by Mind Map: Vội vàng - Xuân Diệu

1. Mở bài

1.1. Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và bài thơ vội vàng

1.1.1. Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Từ sau cách mạng, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thức tế đời sống và rất giàu tính thời sự.

1.1.2. Tác phẩm: -Hoàn cảnh ra đời: Vội vàng in trong tập Thơ thơ (1933- 1938), xuất bản năm 1938 -Cảm hứng: Một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, đằng sau tình cảm ấy là một quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ truyền thống.

2. Thân bài

2.1. Khái quát chung

2.1.1. Xuất xứ:

2.1.1.1. In trong tập Thơ thơ (1938), một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

2.1.2. Chủ đề

2.1.2.1. Thể hiện cái tôi khát khao giao cảm với đời cũng như quan niệm sống độc đáo, mới mẻcủa tác giả

2.2. Phân tích

2.2.1. Quan niệm về cuộc sống, tuổi trẻ, hạnh phúc

2.2.1.1. Ước mơ vô lí song thật sựcó lí

2.2.1.1.1. Tôi muốn tắt nắng đi đểcho màu đừng nhạt mất.

2.2.1.1.2. Tôi muốn buộc gió lại đểcho hương đừng bay đi

2.2.1.2. Phát hiện có một thiên đường ngay trên mặt đất qua sựcảm nhận độc đáo

2.2.1.2.1. Hình ảnh gần gũi, quyến rũ đầy tình tứ: “Của ong bướm...tình si” → sức sống căng đầy, một cảm giác ngất ngây như có đôi, có lứa, như lời mời gọi.

2.2.1.2.2. Nhìn thiên nhiên qua lăng kính tình yêu, qua đôi mắt tuổi trẻnên tràn ngập xuân tình. Lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên, quy chiếu thiên nhiên vềvẻđẹp của giai nhân: “ Và này đây...hằng gõ cửa”,“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. → khác xa so với thi pháp truyền thống “Vân xem trang trọng khác vời / Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nởnang”.

2.2.2. Quan niệm về thời gian và thái độsống của tác giả

2.2.2.1. Quan niệm truyền thống: thời gian tuần hoàn vĩnh cửu hoặc luân hồi.Còn đến Xuân Diệu và các nhà thơ mới, do có sựý thức cá nhân nên quan niệm thời gian đổi khác

2.2.2.1.1. Thời gian tuyến tính, một đi không trởlại: “Xuân đương tới... già”

2.2.2.1.2. Lấy tuổi trẻlàm thước đo thời gian: “Mà xuân hết...chật”

2.2.2.1.3. Cảm nhận thời gian bằngsựmất mát, chia phôi: “Mùi tháng năm đều rớm vịchia phôi” → thời gian có cảmùi, vị, rớm (của lệ) → thời gian không vô hình; thời gian đã đi đến khứu giác, vịgiác,...đến cảtrái tim con người

2.2.2.1.4. Ngậm ngùi như chia li, tiễn biệt một phần trong bản thân mình: “Cơn gió xinh... sắp sửa?

2.2.2.2. Phải biết thụhưởng chính đáng những gì mà cuộc sống đã ban tặng cho mình, sống mãnh liệt, sống hết mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ: “Ta muốn...cắn vào ngươi”.

2.2.2.2.1. Quan niệm sống tích cực, đậm tính nhân văn

3. Kết bài

3.1. Nội dung

3.1.1. Niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm vềthời gian -tuổi trẻ-hạnh phúc của Xuân Diệu qua bài thơ

3.2. Nghệ thuật

3.2.1. Hình ảnh

3.2.1.1. Vừa gần gũi, quen thuộc mà vừa tươi mới, giàu sức sống vừa đậm sắc thái biểu cảm: cặp môi gần, cắn.

3.2.2. Ngôn từ

3.2.2.1. Danh từ chỉ vẻ đẹp tươi trẻ(mây đưa, gió lượn, cánh bướm,...)

3.2.2.2. Động từ mạnh, dồn dập, tăng tiến (ôm, riết, say, thâu, cắn)

3.2.2.3. Tính từ chỉ xuân sắc (chếnh choáng, đã đầy, no nê).

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Bài thơ là tiếng nói của một cá nhân có nhu cầu giao cảm với cuộc đời, khao khát sống, khao khát yêu đến mãnh liệt. Vội vàng là bài ca tình yêu cuộc sống giàu ý nghĩa nhân bản. Thi phẩm thểhiện một quan niệm nhân sinh tích cực. Mùa xuân –Tình yêu –Tuổi trẻ–Cuộc đời trong Vội vàng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc