CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC ( 1945-1975 )

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC ( 1945-1975 ) by Mind Map: CHƯƠNG 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC  DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC ( 1945-1975 )

1. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1945-1954 )

1.1. CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG ( 1945-1946 )

1.1.1. HOÀN CẢNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

1.1.1.1. THUẬN LỢI

1.1.1.1.1. Thế giới

1.1.1.1.2. Trong nước

1.1.1.2. KHÓ KHĂN

1.1.1.2.1. Kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp non yếu

1.1.1.2.2. Nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

1.1.1.2.3. Quân Anh, Pháp đã đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, hòng tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam. “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” là những hiểm họa đối với chế độ mới, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc", Tổ quốc lâm nguy.

1.1.2. CHỦ TRƯƠNG " KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC " CỦA ĐẢNG

1.1.2.1. Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết",

1.1.2.2. Về xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương và chỉ rõ "kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng".

1.1.2.3. Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: “củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân"

1.1.3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM

1.1.3.1. Kết quả

1.1.3.1.1. Về chính trị- xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mớichế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiếp pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành.

1.1.3.1.2. Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục.

1.1.3.1.3. Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng, Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vứng chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.

1.1.3.2. Ý nghĩa

1.1.3.2.1. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng

1.1.3.2.2. Xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

1.1.3.2.3. Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.

1.1.3.3. Kinh nghiệm

1.1.3.3.1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

1.1.3.3.2. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể

1.1.3.3.3. Tận dụng khả năng hoà hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.

1.2. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN ( 1946-1954 )

1.2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỰ

1.2.1.1. Tháng 11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía Pháp để giải quyết vấn đề bằng biện pháp đàm phán thương lượng.

1.2.1.2. Ngày 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó

1.2.1.3. Thuận lợi

1.2.1.3.1. ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc và đánh địch trên đất nước mình nên có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

1.2.1.3.2. Ta cũng đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt, nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược

1.2.1.3.3. Thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ gì có thể khắc phục được ngay

1.2.1.4. Khó khăn

1.2.1.4.1. Tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận, giúp đỡ

1.2.1.4.2. Quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hai nước Campuchia và Lào và một số nơi ở Nam bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.

1.2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN

1.2.2.1. Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12-12-1946) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19-12- 1946) Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh (các bài viết đăng trên báo Sự Thật đầu năm 1947, được xuất bản thành sách tháng 9-1947).

1.2.2.2. Mục đích kháng chiến: “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.

1.2.2.3. Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến:Giành quyền độc lập, bảo toàn, lãnh thổ, thống nhất Trung, Nam, Bắc. Củng cố chế độ cộng hoà dân chủ. Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc

1.2.2.4. Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài”. “Là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hoà bình”

1.2.2.5. Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính

1.2.2.5.1. Kháng chiến toàn dân: toàn dân tham gia đánh giặc lực lượng vũ trang làm nòng cốt

1.2.2.5.2. Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa

1.2.3. Ý NGHĨA

1.2.3.1. Đối với nước ta, làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương. Đã làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

1.2.4. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI

1.2.4.1. Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng

1.2.4.2. Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi

1.2.4.3. Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí

1.2.4.4. Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân

1.2.4.5. Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung

1.2.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.2.5.1. Xác định và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh

1.2.5.2. Vừa kháng chiến vừa xây dụng chế độ mới

1.2.5.3. kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

1.2.5.4. Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài

1.2.5.5. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh

2. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC,THỐNG NHẤT TỔ QUỐC ( 1954 - 1975 )

2.1. ĐƯỜNG LỐI TRONG GIAI ĐOẠN ( 1954-1964)

2.1.1. Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954

2.1.1.1. Khó khăn

2.1.1.1.1. xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc;

2.1.1.1.2. đất nước bị chia làm hai miền

2.1.1.1.3. thế giới đi vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa

2.1.1.1.4. đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng

2.1.1.2. Thuận lợi

2.1.1.2.1. hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, nhất là của Liên Xô

2.1.1.2.2. phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh

2.1.1.2.3. phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản

2.1.1.2.4. ta có miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa chung cho cả nước

2.1.1.2.5. thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam

2.1.2. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

2.1.2.1. Tháng 9- 1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về “tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”.

2.1.2.2. Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-1955) và lần thứ tám (tháng 8-1955) Trung ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ

2.1.2.3. Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ mười ba, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng

2.1.2.4. Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9- 1960

2.1.2.4.1. Nhiệm vụ chung: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

2.1.2.4.2. Nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước

2.2. ĐƯỜNG LỐI TRONG GIAI ĐOẠN ( 1965-1975 )

2.2.1. Bối cảnh lịch sử

2.2.1.1. Thuận lợi

2.2.1.1.1. Ở miền Bắc

2.2.1.1.2. ở miền Nam

2.2.1.2. Khó khăn

2.2.1.2.1. sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt không có lợi cho cách mạng Việt Nam

2.2.1.2.2. Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta

2.2.2. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

2.2.2.1. Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965)

2.2.2.1.1. Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc.

2.2.2.1.2. Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”,

2.2.2.1.3. Phương châm chỉ đạo chiến lược: thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh và cố gắng đến múc độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.

2.2.2.1.4. Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. Tiếp tục kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược

2.2.2.1.5. Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước.

2.2.2.1.6. Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”...

2.2.2.2. Ý nghĩa của đường lốI

2.2.2.2.1. Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

2.2.2.2.2. Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước

2.2.2.2.3. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới

2.2.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắn lợi và bài học kinh nghiệm

2.2.3.1. Kết quả

2.2.3.1.1. ở miền bắc,trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, quân dân miền Bắc đã bảo vệ vững chắc địa bàn, vùng trời và vùng biển. Chiến thắng lịch sử của “Trận Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội 61 cuối năm 1972 là niềm tự hào to lớn của dân tộc ta, được nhân dân thế giới ngưỡng mộ.

2.2.3.1.2. Ở miền Nam, với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, quân dân ta đã vượt lên mọi gian khổ hy sinh, bền bỉ và anh dũng chiến đấu lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

2.2.3.2. Ý nghĩa lịch sử đối với nước ta

2.2.3.2.1. quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, đưa lại độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước

2.2.3.2.2. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta,

2.2.3.2.3. tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộc Việt Nam

2.2.3.2.4. góp phần quan trọng vào việc nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

2.2.3.3. Ý nghĩa đối với cách mạng thế giới

2.2.3.3.1. đập tan cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới kể từ sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai

2.2.3.3.2. làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ

2.2.3.3.3. góp phần làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á

2.2.3.4. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

2.2.3.4.1. Nguyên nhân thắng lợi

2.2.3.4.2. Bài học kinh nghiệm