1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1.1. 1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
1.1.1. a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
1.1.1.1. Vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng
1.1.1.2. Cần phải có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng
1.1.1.3. Chính sách mặt trận của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là để thực hiện đoàn kết dân tộc.
1.1.1.4. Đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn của thành công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”
1.1.2. b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:
1.1.2.1. Ngày 3-3-1951: Hồ Chí Minh tuyên bố: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.
1.1.2.2. Cách mạng muốn thành công chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối, Đảng phải cụ thể hóa thành mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử
1.2. 2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
1.2.1. a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
1.2.1.1. Mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với những mối liên hệ của quá khứ và hiện tại
1.2.1.2. Phong phú gồm nhiều tầng nấc, cấp độ và quan hệ liên kết qua lại giữa các thành viên, bộ phận trong xã hội
1.2.1.3. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp – dân tộc
1.2.2. b. Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc
1.2.2.1. Phải kết thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc
1.2.2.2. Có lòng khoan dung, độ lượng với con người.
1.2.2.3. Có niềm tin vào nhân dân
1.3. 3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
1.3.1. a. Hình thức: Mặt trận dân tộc thống nhất.
1.3.1.1. Là một khối vững chắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo đường lối chính trị đúng đắn
1.3.1.2. Phù hợp từng giai cấp, ngành nghề, giới, lứa tuổi, tôn giáo và từng giai đoạn của cách mạng
1.3.1.3. Thành viên: Mọi con dân yêu nước trong và ngoài nước
1.3.1.4. Mục tiêu: Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân
1.3.2. b. Nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất
1.3.2.1. Xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
1.3.2.2. Hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi của các tầng lớp nhân dân
1.3.2.3. Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững
1.3.2.4. Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ
1.3.3. Kết luận
1.3.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc từ xưa, xây dựng trên cơ sở tiếp thu và thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
1.3.3.2. Những mục tiêu, nguyên tắc phù hợp với lợi ích của mọi tầng lớp, giai cấp góp phần giành thắng lợi và đưa đất nước ngày một vững mạnh, đi lên
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
2.1. 1. Vai trò của đoàn kết quốc tế
2.1.1. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam
2.1.1.1. Sự tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần trước hết là sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tự do, ý thức độc lập tự chủ tự cường
2.1.1.2. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế là để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù.
2.1.2. Góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng
2.1.2.1. Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
2.1.2.2. Là đoàn kết trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và đoàn kết trong đại gia đình các nước xã hội chủ nghĩa anh em
2.1.2.3. Kết luận
2.1.2.3.1. Thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại
2.2. 2. Lực lượng đoàn kết và hình thức tổ chức
2.2.1. Các lực lượng cần đoàn kết
2.2.1.1. Sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản
2.2.1.2. Hồ Chí Minh đã kiến nghị Ban Phương Đông quốc tế cộng sản những biện pháp nhằm
2.2.1.2.1. Làm cho dân tộc thuộc địa đoàn kết lại tạo thành những khối liên minh
2.2.1.2.2. Làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho sự hợp tác sau này
2.2.1.3. Với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do
2.2.1.3.1. Đẩy mạnh ngoại giao nhân dân
2.2.1.3.2. Bảo vệ hòa bình, tự do, công lý để tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng tiến bộ trên thế giới
2.2.2. Hình thức tổ chức
2.2.2.1. Tư tưởng đại đoàn kết vì thắng lợi cách mạng của Hồ Chí Minh đã định hướng hình thành 4 tầng mặt trận
2.2.2.1.1. Mặt trận đại đoàn kết dân tộc
2.2.2.1.2. Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào
2.2.2.1.3. Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với Việt Nam
2.2.2.1.4. Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược
2.3. 3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
2.3.1. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình
2.3.1.1. “Có lý”
2.3.1.1.1. Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
2.3.1.1.2. Vận dụng sáng tạo, có hiệu quả chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoạt động thực tế của mỗi nước, mỗi Đảng, tránh giáo điều
2.3.1.2. “Có tình”
2.3.1.2.1. Sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu đấu tranh
2.3.1.3. Điều kiện quan trọng nhất để bảo đảm cho phong trào cộng sản và công nhân toàn thắng
2.3.1.4. Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, quán triệt sâu sắc những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản
2.3.2. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
2.3.2.1. Trong đấu tranh giành chính quyền: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta”
2.3.2.2. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: Người còn chỉ rõ “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì dân tộc đó không xứng đáng được độc lập”
2.3.2.3. Trong quan hệ quốc tế: Người nhấn mạnh “phải có thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn…”
2.3.2.4. Vì vậy, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn