Vị Trí Địa Lý, Phạm Vi Lãnh Thổ, Biển Đảo Việt Nam.( B2,8,42)

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Vị Trí Địa Lý, Phạm Vi Lãnh Thổ, Biển Đảo Việt Nam.( B2,8,42) by Mind Map: Vị Trí Địa Lý, Phạm Vi Lãnh Thổ, Biển Đảo Việt Nam.( B2,8,42)

1. Vị trí địa lý

1.1. Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.

1.1.1. => Thuận lợi giao lưu với các nước trên thế giới.

1.2. Hệ tọa độ

1.2.1. Trên đất liền: Vĩ độ ( điểm cực Bắc: 23 độ 23’B, điểm cực Nam: 8 độ 34’ B); Kinh độ ( điểm cực Tây: 102 độ 09’ Đ, điểm cực Đông: 109 độ 24’ Đ).

1.2.2. Trên vùng biển: vĩ độ 6 độ 50’ B; kinh độ 101 độ Đ đến 117 độ 20’ Đ tại biển Đông.

1.3. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong múi giờ số 7.

2. Phạm vi lãnh thổ

2.1. Phạm vi lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

2.1.1. Vùng đất: diện tích phần đất liền và hải đảo là 331.212 km^2. Đường biên giới trên đất liền dài > 4600 km, giáp TQ, Lào và Campuchia. Đường bờ biển dài 3.260 km, có 28/63 tỉnh và Tp giáp biển, có 4000 đảo.

2.1.2. Vùng biển: chủ quyền trên biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km^2 ở Biển Đông. Gồm 5 bộ phận: Nội thủy , Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa.

2.1.3. Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.

3. Biển đảo Việt Nam

3.1. Khái quát về biển Đông

3.1.1. Diện tích: 3,477 triệu km^2; lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương. Tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

3.2. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam.

3.2.1. Khí hậu: thay đổi theo mùa, lượng mưa cao> 1500mm, độ ẩm lớn > 80%, khí hậu mang tính hải dương, điều hoà.

3.2.2. Địa hình ven biển đa dạng: vịnh cửa sông, tam giác châu bãi triều rộng, bãi cát phẳng,.... Hệ sinh thái đa dạng và giàu có.

3.2.3. Thiên tai: bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy, nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu.

3.2.4. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển giàu có: khoáng sản ( dầu khí, titan, cát thuỷ tinh, muối); hải sản( cá, tôm, mực, đồi mồi,sò huyết,...).

3.3. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên.

3.3.1. Nước ta có vùng biển rộng lớn trên 1 triệu km^2

3.3.2. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển: tài nguyên sinh vật biển phong phú, có giá trị kinh tế cao.

3.4. Các đảo và quần đảo.

3.4.1. Nước ta có 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh thành.

3.4.2. Vùng biển nước ta có trên 4000 đảo lớn nhỏ: những đảo đông dân,quần đảo.

3.5. Vấn đề khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên biển- đảo.

3.5.1. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

3.5.2. Khai thác hợp lí tài nguyên sinh vật biển/ đảo,cần phải khai thác song song với bảo vệ và phát triển nguồn lợi.

3.5.3. Khai thác tài nguyên khoáng sản cần chú ý bảo vệ môi trường.

3.5.4. Phát triển du lịch biển/ đảo: khai thác các vùng biển đảo mới.

3.5.5. Phát triển giao thông vận tải biển.

3.6. Tăng cường hợp tác với các nước trong việc giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.

3.6.1. Tăng cường đối thoại, hợp tác.