Thiên Nhiên Nhiệt Đới Ẩm Gió Mùa (B9+10) & Thiên Nhiên Phân Hoá Đa Dạng (B11+12). thanhxuan12a3

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Thiên Nhiên Nhiệt Đới Ẩm Gió Mùa (B9+10) & Thiên Nhiên Phân Hoá Đa Dạng (B11+12). thanhxuan12a3 by Mind Map: Thiên Nhiên Nhiệt Đới Ẩm Gió Mùa (B9+10) & Thiên Nhiên Phân Hoá Đa Dạng (B11+12).  thanhxuan12a3

1. Các miền địa lí tự nhiên

1.1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

1.1.1. Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

1.1.2. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung, thung lũng sông lớn, đồng bằng mở rộng.

1.1.3. Địa hình bờ biển đa dạng => phát triển kinh tế biển.

1.1.4. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo mùa đông lạnh, nhiều loài cây phương Bắc.

1.1.5. Tài nguyên khoáng sản: than, sắt, thiếc, chì, kẽm,...

1.1.6. Khó khăn: thời tiết khí hậu thất thường, dòng chảy sông ngòi.

1.2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

1.2.1. Từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

1.2.2. Địa hình núi cao với đủ 3 đai cao, hướng TB-ĐN,..

1.2.3. Ven biển nhiều cồn cát, đầm phá, bãi tắm đẹp,có thể xây dựng cảng biển,rừng nhiều, thành phần thực vật phương Nam giàu có,..

1.2.4. Gió mùa Đông Bắc giảm, tính chất nhiệt đới tăng dần.

1.2.5. Khó khăn: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán.

1.3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

1.3.1. Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

1.3.2. Tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam.

1.3.3. Khí hậu: cận xích đạo gió mùa.

1.3.4. Sinh vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế: phát triển cây họ Dầu, thú lớn, rừng ngập mặn,..

1.3.5. Khoáng sản: dầu khí trữ lượng lớn, giàu bôxit.

1.3.6. Khó khăn: xói mòn, rửa trôi, ngập lụt trong mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô,...

2. Thiên nhiên phân hoá phân hoá theo độ cao

2.1. Đai nhiệt đới gió mùa

2.1.1. Độ cao: 0 => 600-700m (miền Bắc) và 0 => 900-1000m (miền Nam).

2.1.2. Khí hậu: nhiệt đới, mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng > 25 độ C.

2.1.3. Đất: Feralit và Phù sa.

2.1.4. Sinh vật: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa.

2.2. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

2.2.1. Độ cao: 600-700 => 2600m (miền Bắc) và từ 900-1000 => 2600m (miền Nam).

2.2.2. Khí hậu: mát mẻ, nhiệt độ trung bình tháng < 25 độ C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

2.2.3. Từ 600-700m => 1.600-1.700m: đất Feralit có mùn, rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển, chim, thú cận nhiệt phương Bắc có lông dày.

2.2.4. Trên 1.600-1.700m: đất mùn, rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài, rêu, địa y phát triển,....

2.3. Đai ôn đới gió mùa trên nủi

2.3.1. Độ cao: từ 2600m trở lên - chỉ có ở Hoàng Liên Sơn.

2.3.2. Khí hậu: ôn đới, nhiệt độ < 15 độ C.

2.3.3. Đất: đất mùn thô.

2.3.4. Thực vật ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam...

3. Thiên nhiên phân hoá theo Đông-Tây

3.1. Vùng biển và thềm lục địa

3.1.1. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

3.1.2. Độ nông - sâu, rộng - hẹp thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

3.1.3. Thiên nhiên đa dạng, giàu có, tiêu biểu cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

3.2. Vùng đồng bằng ven biển

3.2.1. Thay đổi tuỳ nơi.

3.2.2. Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ: mở rộng với các bão triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông,...thiên nhiên trù phú, xanh tươi.

3.2.3. Dải đồng bằng ven biển Trung bộ: hẹp ngang, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng tiềm năng lớn về du lịch và kinh tế biển.

3.3. Vùng đồi núi

3.3.1. Phân hoá phức tạp, do tác động của gió mùa với hướng của dãy núi.

3.3.2. Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm, kéo dài >< Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh nhưng khô, mùa hạ đến sớm.

3.3.3. Đông Trường Sơn mưa >< Tây Nguyên khô hạn.

3.3.4. Tây Nguyên mùa mưa >< Đông Trường Sơn chịu gió Tây khô nóng.

4. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc-Nam

4.1. Phần lãnh thổ phía Bắc(từ Bạch Mã trở ra)

4.1.1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh: nhiệt độ trung bình năm > 20 độ C, mùa đông lạnh dài 2-3 tháng, mùa đông nhiều mây, lạnh, ít mưa, mùa hạ nắng nóng, mưa nhiều.

4.1.2. Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

4.2. Phần lãnh thổ phía Nam(từ Bạch Mã trở vào)

4.2.1. Khí hậu cận xích đạo gió mùa: nóng quanh năm, có 2 mùa mưa và khô, nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C.

4.2.2. Cảnh quan thiên nhiên: rừng cận xích đạo gió mùa.

5. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống

5.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

5.1.1. Nhiệt, ẩm cao, khí hậu phân mùa => phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, trồng lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi,....

5.1.2. Khí hậu thất thường, hạn hán, lũ lụt => khó khăn canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ,...

5.2. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống

5.2.1. Thuận lợi: phát triển lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch,...

5.2.2. Khó khăn: Khí hậu phân mùa, thời tiết và thủy chế thất thường khó khăn cho GTVT, du lịch, CN khai thác. Ẩm cao khó bảo quản máy móc thiết bị. Thiên tai: bão, lũ, hạn hán,.. Hiện tượng dông lốc, mưa đá, sương muối,.. Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

6. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

6.1. Tính chất nhiệt đới

6.1.1. Nguyên nhân: Nằm vùng nội chí tuyến, nhận bức xạ mặt trời lớn, mặt trời qua thiên đỉnh 2 lần/năm.

6.1.1.1. => Đặc điểm của vùng nhiệt đới.

6.1.2. Biểu hiện: Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm (>=80%), nhiệt độ trung bình cao (>20 độ C) => vượt chuẩn khí hậu nhiệt đới, h nắng 1.400 - 3.000 h/năm.

6.2. Lượng mưa, độ ẩm lớn

6.2.1. Biển Đông + các khối khí qua biển => mưa lớn, lượng mưa trung bình 1500-2000mm/năm, độ ẩm không khí cao > 80%, cân bằng ẩm (+).

6.3. Gió mùa

6.3.1. Nguyên nhân: nằm vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc => gió Tín Phong => chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí theo mùa, gió mùa lấn át => Tín phong hoạt động xen kẽ và mạnh lên rõ rệt vào kì chuyển tiếp hai mùa gió.

6.3.2. Biểu hiện: Có hai mùa gió chính.

6.3.2.1. Gió mùa mùa đông(gió mùa Đông Bắc): từ tháng XI đến tháng IV năm sau, nửa đầu lạnh khô, nửa sau lạnh ẩm, có mưa phùn.

6.3.2.2. Gió mùa mùa hạ: từ tháng V đến tháng X, nóng ẩm, gây mưa cho cả nước.

6.3.3. Ảnh hưởng của gió mùa: tạo nên sự phân mùa giữa các khu vực.

6.3.3.1. Miền Bắc có 2 mùa: mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

6.3.3.2. Miền Nam có 2 mùa mưa khô rõ rệt.

6.3.3.3. Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và khô.

7. Các thành phần tự nhiên khác

7.1. Địa hình

7.1.1. Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi: trên sườn dốc, núi đá vôi, thềm phù sa cổ.

7.1.2. Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: đông nam ĐBSHồng và tây nam ĐBSCLong.

7.2. Sông ngòi

7.2.1. Dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km), sông nhiều, phần lớn là sông nhỏ.

7.2.2. Nhiều nước, giàu phù sa.

7.2.3. Chế độ nước thay đổi theo mùa. Chế độ mưa thất thường => chế độ dòng chảy thất thường.

7.3. Đất

7.3.1. Nhiệt đới ẩm.

7.3.1.1. => quá trình feralit diễn ra mạnh ở đồi núi thấp trên đá mẹ axit.

7.3.2. Nhiệt ẩm cao, phong hoá diễn ra mạnh, tạo lớp đất dày.

7.3.3. Đất Feralit là loại đất chính.

7.4. Sinh vật

7.4.1. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa tiêu biểu cho thiên nhiên ở nước ta.

7.4.2. Rừng nguyên sinh.

7.4.3. Rừng thứ sinh.

7.4.4. Loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế, thực vật phổ biến cây họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. ĐV: công, trĩ, nai,....