Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Hồ Chí Minh by Mind Map: Hồ Chí Minh

1. Sự nghiệp thơ ca Cách Mạng

1.1. Văn chính luận

1.1.1. Bác viết các tác phẩm với mục đích chính trị, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử

1.1.1.1. "Bản án chế độ thực dân Pháp"

1.1.1.1.1. Năm 1921 - 2925

1.1.1.1.2. Viết bằng tiếng Pháp, có 12 chương

1.1.1.1.3. Tác phẩm nói lên nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống lại ách áp bức

1.1.1.2. "Bản tuyên ngôn độc lập"

1.1.1.2.1. Năm 1945

1.1.1.2.2. Tác phẩm tuyên bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân Việt Nam và cả thế giới

1.1.1.3. Năm 1946

1.1.1.3.1. "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"

1.1.1.4. Năm 1966

1.1.1.4.1. "Không có gì quý hơn độc lập tự do"

1.1.1.5. Năm 1965 - 1969

1.1.1.5.1. "Bản di chúc"

1.2. Truyện và kí

1.2.1. Các tác phẩm nhằm vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, thể hiện lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.

1.2.1.1. Năm 1922

1.2.1.1.1. "Lời than vãn của bà Trưng Trắc" (Báo Nhân đạo)

1.2.1.1.2. "Những con người biết mùi hun khói" (Báo Nhân đạo)

1.2.1.2. Năm 1923

1.2.1.2.1. "Vi hành" (Báo Nhân đạo)

1.2.1.3. Năm 1925

1.2.1.3.1. "Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu" (Báo Người cùng khổ)

1.2.1.4. Năm 1949

1.2.1.4.1. "Giấc ngủ mười năm"

1.2.1.5. Năm 1963

1.2.1.5.1. "Vừa đi đường vừa kể chuyện"

1.3. Thơ ca

1.3.1. Năm 1942

1.3.1.1. "Nhật ký trong tù"

1.3.1.1.1. Gồm 133 bài

1.3.1.1.2. 2 nội dung lớn

1.3.2. Thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Bác cũng viết nhiều bài thơ tức cảnh, trữ tình nhằm tuyên truyền đường lối của Đảng và động viên nhân dân hăng hái tham gia cách mạng.

1.3.2.1. Năm 1941

1.3.2.1.1. "Tức cảnh Pắc Pó"

1.3.2.2. Năm 1947

1.3.2.2.1. "Cảnh khuya"

1.3.2.3. Năm 1948

1.3.2.3.1. "Báo tiệp"

1.3.2.4. Năm 1950

1.3.2.4.1. "Đối nguyệt"

2. "Nhật kí trong tù"

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

2.1.1. Tháng 08/1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế

2.1.2. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù, tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ.

2.1.3. Từ 29/08/1942 đến 10/09/1943, Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay, đặt tên là "Ngục trung nhật kí".

2.2. Nội dung tập thơ

2.2.1. Tác phẩm thực chất là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Phản ánh bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời bấy giờ

2.2.2. Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2.2.3. Chân dung Hồ Chí Minh

2.2.3.1. Nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, có tinh thần bất khuất kiên cường

2.2.3.2. Bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.

2.3. Nghệ thuật

2.3.1. Tác phẩm là một vẻ đẹp giản dị

2.3.2. Nghệ thuật trào phúng

2.3.3. Nghệ thuật triết lí

2.4. Nhật xét bản dịch

2.4.1. Theo cá nhân em thấy bản dịch thơ khá sát với bản gốc, phần làm cho bài thơ dễ hiểu hơn, đọc ý văn hay hơn nhưng cũng có phần làm cho bài thơ bị mất đi một số ý so với nguyên tác ban đầu