ĐẠO ĐỨC KINH DOANH là sự áp dụng các chuẩn mực đạo đức vào bối cảnh kinh doanh. Đạo đức kinh ...

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH là sự áp dụng các chuẩn mực đạo đức vào bối cảnh kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là nghiên cứu các tình huống kinh doanh, hoạt động và quyết định các vấn đề “ đúng” - “sai” by Mind Map: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH  là sự áp dụng các chuẩn mực đạo đức vào bối cảnh kinh doanh.    Đạo đức kinh doanh là nghiên cứu các tình huống kinh doanh, hoạt động và quyết định các vấn đề “ đúng” - “sai”

1. NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

1.1. Vấn đề về văn hóa

1.2. Vấn đề về luật pháp

1.3. Trách nhiệm giải trinh

1.4. Race To The Bottom

1.5. Cổ đông

1.5.1. Toàn cầu hóa đem lợi nhuận cực kỳ lớn, nên rủi ro cũng sẽ cao. Chưa có một bộ luật toàn cầu cho thị trường tài chính, do đó dễ xảy ra rủi ro tài chính, mất ổn định.

1.6. Nhân viên

1.6.1. Các tập đoàn lớn tập trung đầu tư ở các quốc gia đang phát triển nhằm giảm chi phí nhờ tận dụng nguồn lực giá rẻ– dù là cung cấp việc làm cho nhiều người nhưng, đây là bóc lột, vì công nhân không được cung cấp môi trường tốt.

1.7. Nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh

1.7.1. Nhà cung cấp ở những nước đang phát triển phải đối mặt với quy định ở các nước của MNCs đặt ra cho chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp sở tại sẽ yếu thế hơn đối thủ nước ngoài.

1.8. Khách hàng

1.8.1. Sản phẩm toàn cầu đem lại lợi ích xã hội cho mọi khách hàng, nhưng vẫn gặp phải phản ứng trái chiều như: chủ nghĩa đế quốc, chống Tây hóa...Toàn cầu hóa làm giá cả rẻ hơn cho tất cả chúng ta, nhưng khách hàng thu nhập thấp đến từ các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với khả năng lệ thuộc vào hàng hóa phương Tây.

1.9. Dân sự (phi chính phủ,...)

1.9.1. Hoạt động kinh doanh toàn cầu mang lại cho công ty sự hội nhập trực tiếp vào cộng đồng địa phương dẫn đến khả năng làm thay đổi cuộc sống truyền thống của cộng đồng địa phương; hoạt động toàn cầu hóa ảnh hưởng đến nhóm quốc gia mới nổi với vai trò kiểm sóat khi họ kinh doanh toàn cầu

1.10. Chính phủ luật pháp

1.10.1. Toàn cầu hóa làm giảm trách nhiệm của chính phủ và gia tăng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công việc, phúc lợi, duy trì các tiêu chuẩn đạo đức,..v..v.. Toàn cầu hóa cũng khiến cho chính phủ phải trả lời phía doanh nghiệp đến từ các nền văn hóa khác nhau cụ thể: các vấn đề về hối lộ, tham nhũng, chính sách thuế,và từ thiện.

2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

2.1. Milton Friedman phản bác những luận cứ về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp

2.1.1. Chỉ có con người là phải có trách nhiệm đạo đức đối với hành vi của mình.

2.1.2. Trọng trách duy nhất của Nhà quản trị là nhằm đảm bảo lợi nhuận cho các Nhà đầu tư.

2.1.3. Các phát sinh, vấn đề của xã hội là trọng trách của nhà cầm quyền các địa phương đúng hơn là của Nhà quản trị.

2.2. Là những hành động của doanh nghiệp để đạt được phúc lợi xã hội (social benefit), vượt trên việc tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông và tuân thủ pháp luật

2.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm 4 cấp bậc là: kỳ vọng, kinh tế, pháp luật, đạo đức, nhân đạo, mà xã hội đặt ra cho doanh nghiệp theo từng thời điểm (Carroll & Buchholtz 2009)

3. 2 CÁCH TIẾP CẬP TRONG QUẢN TRỊ DN

3.1. Instrumental approach

3.1.1. Quan điểm cho rằng nghĩa vụ duy nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông bằng cách sản xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

3.2. Social contract approach

3.2.1. Quan điểm cho rằng nghĩa vụ của doanh nghiệp vượt xa và vượt trên sự kỳ vọng của cổ đông

4. 5 XU HƯỚNG CHÍNH THÚC ĐẨY CSR

4.1. Sự minh bạch

4.2. Kiến thức

4.3. Bền vững

4.4. Toàn cầu hóa

4.5. Sự thất bại của các khu vực công

5. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

5.1. Giới Kinh doanh có quyền lực lớn trong xã hội

5.2. Khả năng là bộ phận giữ vai trò đóng góp chính trong xã hội.

5.3. Khả năng tạo ra thiệt hại lớn đến cá nhân, cộng đồng và môi trường

5.4. Sự quan tâm của các bên liên quan (Stakeholders) đến vấn đề đạo đức kinh doanh ngày càng phức tạp và thách thức

5.5. Nhân viên đang phải đối mặt với áp lực đáng kể để thỏa hiệp các chuẩn mực đạo đức (ethical standards)

5.6. Doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự suy giảm niềm tin ( trust deficit)

6. LÝ THUYẾT VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN CỦA DN

6.1. Lý thuyết được phát triển bởi Edward Freeman (1984)

6.1.1. Doanh nghiệp là gì?

6.1.2. Nguyên lý về quyền lợi trong Doanh nghiệp

6.1.3. Nguyên lý về tác động của Doanh nghiệp

6.2. Tại sao các đối tượng liên quan là quan trọng

6.2.1. Freeman – Các bên khác đều có quyền đòi hỏi điều gì đó từ những Doanh nghiệp

7. TRIPPLE BOTTOM LINE (John Elkington, 1994)

7.1. Doanh nghiệp thực hiện và báo cáo hoạt động của tổ chức trên 03 khía cạnh : xã hội, môi trường và lợi nhuận

7.2. Trong bài nghiên cứu J. Elkington đề “Bottom line thinking” là cách tư duy mới của các doanh nghiệp nhắm đến mục tiêu phát triển bền vững.

7.2.1. Phát triển bền vững là gì?

7.2.2. Bền vững là thích hợp trong dài hạn nhằm cân nhắc và duy trì hệ thống dựa trên ba yếu tố môi trường, kinh tế, định hướng xã hội

8. CÔNG DÂN DOANH NGHIỆP

8.1. Sự công nhận rằng doanh nghiệp có trách nhiệm đạo đức giống như một công dân trong xã hội

8.2. Là một cách gọi khác của CSR

8.3. Trách nhiệm giải trình của Doanh nghiệp (Corporate accountability) được hiểu là cách Doanh nghiệp giải trình như thế nào cho một hệ quả của hành động của họ.