Khả năng nhận thức về MTXQ của trẻ mầm non

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Khả năng nhận thức về MTXQ của trẻ mầm non by Mind Map: Khả năng nhận thức về MTXQ của trẻ mầm non

1. - Trẻ đã có những khả năng tổng hợp và khái quát hóa những dấu hiệu tiêu biểu bên ngoài. Trẻ biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của một vài đối tượng, biết phân nhóm các đối tượng theo một hay vài dấu hiệu rõ rệt.

2. - Ở lứa tuổi này bên cạnh kiểu tư duy trực quan hình tượng đang phát triển mạnh mẽ, còn xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Nhờ đó, trẻ có thể khám phá các mối liên hệ phức tạp bên trong sự vật, hiện tượng và giữa nó với môi trường xung quanh.

3. Trẻ lưa tuổi này biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để nhận xét các sự vật hiện tượng xung quanh . Biết đặt các câu hỏi thoả mãn lòng thích thú của bản thân.

4. - Ở lứa tuổi này trẻ có khả năng quan sát, tập trung, phối hợp các giác quan. Có khả năng phân biệt một số đặc điểm giống và khác nhau của các sự vật đơn giản, biết giải thíc cho một số sự vật trong môi trường xung quanh.

5. trẻ 5-6 tuổi

6. trẻ nhà trẻ

7. trẻ 4-5 tuổi

7.1. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng. Trẻ có nhu cầu khám phá các mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa các sự vật hiện tượng , biết tên và đặc điểm đặc trưng cuả sự vật , hiện tượng xung quanh.Nhân biết và giải thích một số mối quan hệ của sự vật hiện tượng.

8. - Hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi này là hoạt động với đồ vật. Thông qua đó, trẻ lĩnh hội cách sử dụng các công cụ và phương tiện vật chất. Trẻ nhà trẻ cũng đã tích lũy được những kinh nghiệm xã hội đầu tiên, hình thành thói quen hành vi, nhu cầu giao tiếp với người lớn càng tăng từ trẻ mở rộng vốn hiểu biết của mình.

9. - Trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua quá trình cảm giác, tri giác và nó là cơ sở để phát triển hoạt động cảm nhận ở trẻ. Nhờ có hoạt động cảm nhận mà trẻ có những hiểu biết đầu tiên về sự vật xung quanh và dùng nó để xác định đối tượng khi có yêu cầu của người lớn.

9.1. Trẻ 4-5 tuổi đã biết so sánh , quan sát 2 hoặc nhiều đối tượng cùng một lúc biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của hai đối tượng.

10. - Tư duy của trẻ đang ở ranh giới giữa trực quan hành động và bắt đầu chuyển sang trực quan hình tượng. Vì vậy, cần giúp trẻ tích lũy những biểu tượng thông qua quan sát và hoạt động với môi trường xung quanh.

11. - Ở mẫu giáo lớn, ý thức bản ngã của trẻ đã được được xác định, trẻ đã có khả năng so sánh mình với những người khác. Trẻ đã hiểu được giới tính của mình và biết phải thể hiện thế nào cho phù hợp. Trẻ có thể lĩnh hội các khái niệm sơ đẳng và các lập luận, kết luận chính xác khi được dạy dỗ.

12. - Do khả năng tập trung, chú ý của trẻ lâu hơn, bền vững hơn, ghi nhớ của trẻ có chủ định hơn nên khả năng khám phá sự vật , hiện tượng cũng tốt hơn làm cho khối trí thức về sự vật, hiện tượng của trẻ ngày càng phong phú.

13. - Nhờ sự phát triển thể chất và sự hoàn thiện dần của hệ thần kinh mà khả năng tiếp xúc của trẻ với môi trường xung quanh được mở rộng. Nhu cầu tìm hiểu và khám phá thế giới, con người và các mối quan hệ giữa họ ngày càng tăng.

13.1. - Ý thức của trẻ đạt được bước tiến mới nhờ sự phát triển tình cảm và vốn hiểu biết ngày càng tăng. Vì vậy, trẻ có khả năng và nhu cầu giải thích trạng thái xúc cảm, tình cảm riêng của mình với mọi người xung quanh. - Kinh nghiệm xã hội của trẻ rất nhiều, có ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình và cố găng thực hiện các hành vi văn minh trong các hoạt động và sinh hoạt.

13.1.1. trẻ 3-4 tuổi

14. Tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này rất mãnh liệt, trẻ thường biểu lộ tình cảm với người thân, gần gũi với những nhân vật trong truyện , các con vật... Trẻ biết nhận ra vẻ đẹp của thế giới xung quanh và biết rung động trước vẻ đẹp của chúng. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh.