Đảng Cộng sản Việt Nam

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Đảng Cộng sản Việt Nam by Mind Map: Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Tổ chức đảng được lập trong các cơ quan nhà nước và đoàn thể chính trị xã hội (Ban cán sự đảng, đảng đoàn)

1.1. Ban cán sự đảng được lập ở 1 số cơ quan hành pháp, tư pháp cấp Trung ương, cấp tỉnh.

1.2. Đảng đoàn được lập ở 1 số cơ quan lãnh đạo Nhà nược và 1 số tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương, cấp tỉnh.

2. Khái niệm

2.1. Đảng CSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

2.2. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

3. Vị trí

3.1. Là thành viên của Hệ thống chính trị.

3.2. Là hạt nhân lãnh đạo Hệ thống chính trị .

4. Hệ thống tổ chức

4.1. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội Đảng toàn quốc.

4.2. Hệ thống tổ chức đảng bộ, chi bộ

4.2.1. Cấp Trung ương

4.2.1.1. Toàn Đảng có cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương

4.2.1.2. 67 đảng bộ trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương

4.2.1.2.1. 63 Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc

4.2.1.2.2. 4 Đảng bộ khác trực thuộc

4.2.2. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương có các đảng bộ trực thuộc:

4.2.3. Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương có các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc:

4.2.4. Cấp cơ sở xã, phường, thị trấn và các loại hình tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp khác có các tổ chức đảng trực thuộc:

4.3. Cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp

4.3.1. Ban Chấp hành Trung ương

4.3.1.1. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất trong toàn Đảng.

4.3.1.2. Do Đại hội Đảng toàn quốc bầu ra.

4.3.2. Bộ Chính trị

4.3.2.1. Do Ban Chấp hành Trung ương bầu ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.

4.3.3. Ban Bí thư

4.3.3.1. Do Ban Chấp hành Trung ương bầu ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.

4.3.4. Cơ quan lãnh đạo ở địa phương cấp tỉnh, cấp huyện

4.4. Cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy

4.4.1. Cấp Trung ương có 6 ban và 4 đơn vị sự nghiệp

4.4.2. Cấp tỉnh có 7 đầu mối.

4.4.3. Cấp huyện còn từ 5 - 6 đầu mối

5. Chức năng

5.1. Định hướng chính trị cho các thành viên trong hệ thống chính trị

5.2. Thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lí đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị

5.3. Trong Hệ thống chính trị, Đảng là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội thông qua việc ban hành các chủ trương, đường lối, thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của mình

5.3.1. Nội dung lãnh đạo

5.3.1.1. Vị trí cầm quyền của Đảng thể hiện quyền hạn trách nhiệm chung của Đảng và trách nhiệm của các tổ chức đảng trong việc quyết định các vấn đề của đất nước, các vấn đề trong từng lĩnh vực

5.3.1.2. Sự lãnh đạo biểu hiện tập trung nhất lãnh đạo về chính trị và tư tưởng, nhằm mục tiêu tạo ra 1 khuôn khổ chính trị để Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức và nhân dân thực hiện đúng nhiệm vụ, thẩm quyền, chức năng và vai trò theo pháp luật

5.3.1.3. Nội dung lãnh đạo được thể hiện bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội định hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

5.3.2. Phương thức lãnh đạo

5.3.2.1. Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác

5.3.2.2. Lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên

5.3.2.3. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể

5.3.2.4. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị

5.3.2.5. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là 1 bộ phận của hệ thống. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

6. Nhiệm vụ

6.1. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

6.2. Ổn định mọi mặt tình hình kinh tế- xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường tiếp theo

6.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

6.4. Chăm lo xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ. Phải tạo sự chuyển biến thực sự và đồng bộ trong công tác cán bộ trên tất cả các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và chính sách. Ðặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, trọng dụng nhân tài.

7. Điểm nổi bật so với thời kì trước đổi mới

7.1. Vị trí, vai trò

7.1.1. Thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân

7.1.2. Chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

7.1.3. Xây dựng và hoàn thiện nên dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về dân

7.2. Quan điểm

7.2.1. Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị

7.2.2. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lí của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

7.2.3. Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

7.2.4. Đổi mới mqh giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội