PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

GV: BÙI THỊ HOA

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG by Mind Map: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

1. * GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1.1. - Tác giả Trương Hán Siêu

1.2. - Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

2. 2. PHÂN TÍCH - CHỨNG MINH

2.1. Đây là ý kiến đúng, thể hiện rõ qua đoạn thơ "Bát ngát sóng kình... phong cảnh ba thu"

2.2. - Vị trí đoạn trích:

2.2.1. Thuộc phần đầu của tác phẩm: Lời ca của nhân vật khách miêu tả bức tranh thiên nhiên sông Bạch Đằng đẹp đẽ, tráng lệ được nuôi dưỡng bằng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, qua đó bộc lộ tâm trạng của tác giả.

2.3. Giới thiệu chung về nhân vật khách

2.3.1. Là nhân vật có tính chất công thức ở thể phú nhưng đã được Trương Hán Siêu thổi hồn vào, trở thành con người sinh động.

2.3.2. Nhân vật khách được đặt trong không gian vũ trụ bao la. Hành trang của khách là gió, trăng với một cánh buồm, đó là hành trang của một tao nhân có tâm hồn nghệ sĩ, ưa thích du ngoạn, rất nhạy cảm và yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên. Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà con đó còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, làm giàu thêm vốn tri thức và nâng cao cảm xúc tâm hồn.

2.4. Phân tích

2.4.1. - Hai câu đầu: "Bát ngát sóng kình muôn dặm/ Thướt tha đuôi trĩ một màu"

2.4.1.1. Nếu câu đầu "Bát ngát sóng kình muôn dặm" sử dụng nét bút cứng đậm để tả vẻ hùng vĩ thì câu sau "thướt tha đuôi trĩ một màu" lại dùng nét bút mềm mại để tả vẻ trữ tình của dòng sông.

2.4.2. - Hai câu sau: "Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu/ Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu"

2.4.2.1. Dấu ":" xen giữa dòng thơ ngắt nhịp câu thơ như một sự ngỡ ngàng, thảng thốt.

2.4.2.2. Câu đầu: Bút pháp ước lệ khái quát được sử dụng hiệu quả để miêu tả cảnh sắc quyến rũ của dòng sông mùa thu: nước liền trời bằng màu xanh vô tận.

2.4.2.3. Phải là người am tường về hội họa thì cảm hứng thơ mới biến thành một bức tranh neo đậu lòng người như vậy

2.4.2.4. Câu sau: "Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu" sử dụng bút pháp tả thực: bức tranh mang màu sắc ảm đạm, hiu hắt về một thời oanh liệt đã qua.

2.4.2.5. Tâm trạng khách: từ phơi phới tràn đầy hào khí chuyển sang sững sờ tiếng nhớ, bời bời hoài niệm về một quá khứ oanh liệt.

3. 1. GIẢI THÍCH

3.1. "Phú sông Bạch Đằng là tâm hồn Trương Hán Siêu khi đứng trước dòng sông lịch sử làm dấy lên Bạch Đằng tâm trạng"

3.1.1. Phú

3.1.1.1. là thể loại trung gian giữa thơ và văn xuôi,bắt nguồn từ Trung Quốc,

3.1.1.2. Nội dung chính: tả phong tục, cảnh vật,kể sự việc, bàn chuyện đời

3.1.1.3. Miêu tả khoa trương, hình tượng nghệ thuật ước lê, ngôn ngữ đậm đặc điển cố.

3.1.1.4. Gồm 2 loại là phú cổ thể và phú Đường luật

3.1.2. sông Bạch Đằng

3.1.2.1. Trước hết là dòng sông lịch sử: gắn liền với các chiến công vang dội như chiến thắng của Ngô Quyền với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Lê Hoàn đánh tan quân Tống năm 981, Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên năm 1288...

3.1.2.2. Đây còn là dòng sông thi ca: "Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt/ Trăm con sông đều muốn hóa Bạch Đằng", "Mồ thù như núi cỏ cây tươi/ Sóng biển gầm vang đá ngất trời/ Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết/ Nửa do sông núi, nửa do người" (Bạch Đằng giang - Nguyễn Sưởng)...

3.1.3. Phú sông Bạch Đằng

3.1.3.1. được sáng tác khoảng 50 năm sau chiến thắng Nguyên - Mông, khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái cần nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong thực tại.

3.1.4. Tóm lại

3.1.4.1. => Phú sông Bạch Đằng miêu tả tình cảm, tâm trạng Trương Hán Siêu trước dòng sông Bạch Đằng lịch sử

3.2. "được nuôi dưỡng bằng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật"

3.2.1. Bài thơ được thể hiện bằng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật: thể hiện qua hình ảnh nghệ thuật tượng trưng, ngôn ngữ dạt dào cảm xúc và đậm đặc điển cố, sử dụng tiếng "chừ" là tiếng đệm đặc trưng của thể phú, các biện pháp tu từ...

3.3. "để hóa thân thành một Bạch Đằng thi ca trường tồn muôn đời"

3.3.1. vế này khẳng định sức sống vĩnh cửu trường tồn của hình tượng sông Bạch Đằng nói riêng và bài thơ Bạch Đằng giang phú nói chung

3.4. Ý nghĩa chung

3.4.1. Nhận định đã khái quát những đặc trưng nội dung và nghệ thuật nổi bật của bài Phú, đồng thời khẳng định sức sống vững bền của tác phẩm trong lòng bạn đọc

4. 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

4.1. NỘI DUNG

4.1.1. Đoạn thơ miêu tả bức tranh sông Bạch Đằng vừa trữ tình thơ mộng, vừa hùng vĩ, tráng lệ, vừa ảm đạm, hiu hắt, thể hiện những dòng cảm xúc khác nhau của nhân vật khách. Cấu trúc mạch văn thay đổi từ tả cảnh sang tả tình với dòng cảm xúc ngậm ngùi xót xa

4.2. NGHỆ THUẬT

4.2.1. Đoạn thơ thể hiện sự thăng hoa trong cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của Trương Hán Siêu: bút pháp ước lệ kết hợp tả thực, hình ảnh thơ gợi cảm, ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc... từ đó tạo nên một "Bạch Đằng thi ca" trường tồn muôn đời

4.3. TÓM LẠI

4.3.1. Nhân vật khách chính là cái "tôi" thứ hai của tác giả, đó là con người có cá tính mạnh mẽ, có hồn thơ trác việt, là một kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài trước thiên nhiên chiến tích. Lời phú đi từ sôi nổi hướng ngoại đến chiều sâu hướng nội với những cảm xúc đầy nhân văn về con người, về quá khứ lịch sử dân tộc.