Bình Ngô đại cáo

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Bình Ngô đại cáo by Mind Map: Bình Ngô đại cáo

1. II/Đọc hiểu văn bản

1.1. Bố cục

1.1.1. Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi):Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập dân tộc của nước Đại Việt

1.1.2. Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo tội ác của giặc Minh xâm lược

1.1.3. Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

1.1.4. Đoạn 4: Phần còn lại:Tuyên bố kháng chiến thắng lợi và rút ra bài học lịch sử

1.2. Đoạn 1

1.2.1. Tư tưởng nhân nghĩa

1.2.1.1. *Tư tưởng nhân nghĩa: - Theo quan niệm của Nho giáo thì nhân nghĩa là mối hệ giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo đức. - Theo Nguyễn Trãi, nhân nghĩa lúc đất nước chiến tranh thì là phải đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại bình yên cho xã tắc. Lúc bấy giờ, nhân nghĩa không còn là mối quan hệ giữa người với người mà là một lí tưởng sống của xã hội.

1.2.2. Quan niệm về độc lập của Đại Việt

1.2.2.1. Chân lí có cơ sở thực tiễn lâu đời và những yếu tố cơ bản khẳng định chủ quyền dân tộc và dẫn chứng thực tế từ các sự thất bại thảm hại của bọn giặc ngoại xâm trước nhà Minh. Với giọng điệu trang trọng, hào hùng, những câu văn biền ngẫu cân đối nhịp nhàng cùng nghệ thuật so sánh, NguyễnTrãi đã đặt các triều đại của dân tộc ta ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc.

1.3. Đoạn 2

1.3.1. Ở đoạn 2, tác giả đã lên án tội ác của kẻ thù qua những hành động của chúng. Nguyễn Trãi chỉ rõ âm mưu cướp nước ta của giặc Minh vốn đã có từ lâu, đồng thời vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ” của bọn chúng. Giặc Minh còn vơ vét hết các sản vật quý báu, bóc lột sức người, sức của bằng thuế má, phu phen, dâng nạp cống vật và huỷ hoại môi trường sống mà chúng còn diệt chủng, tàn sát người dân vô tội không biết ghê tay… Những điều đó đã cho ta thấy kẻ thù là một đám người cuồng sát, độc ác, tham lam, mưu mô và hung hãn.

1.4. Đoạn 3

1.4.1. Giai đoạn đầu kháng chiến và hình tượng người anh hùng áo vải Lê Lợi (“Ta đây…..lấy ít địch nhiều”)

1.4.1.1. Ở đoạn này Nguyễn Trãi đã khắc hoạ hình ảnh của Lê Lợi là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa lớn song Lê Lợi lại có nguồn gốc xuất thân bình thường như biết bao người dân yêu lúc bấy giờ. Nguyễn Trãi còn cho ta thấy Lê Lợi là người anh hùng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà dấy nghĩa, vì dân mà ngày đêm, trằn trọc băn khoăn nghĩ kế đánh giặc giải phóng dân ta khỏi sự độc ác của giặc Minh xâm lược. Qua đó, ngoài tấm lòng yêu nước nồng nàng mà còn có một lòng căm thù giặc vô bờ bến

1.4.2. Giai đoạn sau của cuộc kháng chiến và Quá trình phản công thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn

1.4.2.1. Qua đến giai đoạn 2 của cuộc kháng chiến, Nguyễn Trãi đã cho ta thấy khung cảnh chiến trường hiện lên thật ác liệt, dữ dội khiến đất trời như đảo lộn. Bằng sự khéo léo tài tình của mình, tác giả đã tái hiện lại một cách chân thực, nhiều góc độ bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca, từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh nhịp điệu. Nhờ sử dụng những hình ảnh so sánh, phóng đại mà tác giả đã khắc họa được khí thế của quân ta với những chiến công vang dội. Với biện pháp điệp cấu trúc câu cùng nghệ thuật liệt kê, Nguyễn Trãi đã giúp người đọc thấy được những chiến thắng của quân ta diễn ra dồn dập, liên tiếp. Bằng biện pháp đối lập tác giả đã gợi cho ta thấy thất bại nhục nhã, thê thảm của quân thù và hình ảnh của bọn chúng đều có chung nhau một điểm đó là tham sống sợ chết, hèn nhát đến thảm hại.

1.5. Đoạn 4

1.5.1. Ở đoạn 4, Nguyễn Trãi đã tuyên bố kháng chiến thắng lợi. Sau khi kháng chiến thắng lợi, đất nước ta chấm dứt cảnh bạo tàn, khốc liệt, sẽ không còn những tháng ngày tăm tối, đau thương dưới ách quân thù. Lời tuyên bố độc lập vang lên đầy hào sảng, mang tới niềm vui sướng, tự hào cho muôn triệu con dân. Dẹp yên giặc Minh, đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, bế tắc rồi lại thông suốt, nhật nguyệt tối rồi lại sáng.

2. I/Tìm hiểu chung

2.1. 1/ Tác giả

2.1.1. Nguyễn Trãi

2.1.1.1. *Nguyễn Trãi (1380-14420), hiệu là Ức Trai, quê ở Chí Linh, Hải Dương. *Là một vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, nhưng ông lại là người phải chịu nỗi oan thảm khôc nhất dưới thời phong kiến. *Sự nghiệp sáng tác đồ sộ, Nguyễn Trãi được xem là cây bút chính luận kiệt xuất và đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực. Trong đó có tác phẩm: “Bình Ngô đại cáo”.

2.2. 2/ Tác phẩm

2.2.1. Bình Ngô đại cáo

2.2.1.1. *Sáng tác vào cuối năm 1427 đầu năm 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh dành thắng lợi, nhằm tống kết cuộc kháng chiến và tuyên bố sự ra đời của một triều đại mới. *Được viết bằng chữ Hán có giá trị như “Bản tuyên ngôn lập thứ 2” là “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc *Tác phẩm này, tác giả đã xây dựng rất thành công nhân vật Lê Lợi và cuộc kháng chiến.

3. III/ Tổng kết

3.1. Đã sáu trăm năm trôi qua, lịch sử cũng đã lùi vào dĩ vãng, nhưng “Đại cáo bình Ngô” vẫn trọn vẹn sức sống như thuở ban đầu. Với bố cục chặt chẽ, sự đăng đối hài hòa ở các câu văn và giọng điệu chính luận tài tình, “Bình Ngô đại cáo” không chỉ tố cáo tội ác của giặc Minh mà còn ngợi ca chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng áo vải Lê Lợi. Nguyễn Trãi đã đề cao tư tưởng nhân nghĩa “yên dân” “trừ bạo” và tư tưởng lấy dân làm gốc để phát triển dân tộc ngày càng hưng thịnh. Tác phẩm chính là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ người Việt Nam về lòng yêu nước, về tinh thần đấu tranh bảo vệ và dựng xây đất nước. “Bình Ngô đại cáo” xứng đáng là một thiên anh hùng ca bằng văn biền ngẫu