Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX by Mind Map: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX

1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1975

1.1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

1.1.1. Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới.

1.1.2. Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt

1.1.2.1. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm

1.1.2.2. Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không tránh khỏi hạn chế: sự tiếp súc với văn hóa, văn học thế giới chủ yếu thông qua vùng ảnh hưởng của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc.

1.1.3. Trong hoàn cảnh ấy, nền văn học mới có thành tựu và đặc điểm riêng, nhưng vẫn tiếp nối và phát huy những truyền thống lớn của văn học dân tộc trước Cách mạng tháng Tám 1945.

1.1.3.1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu .

1.1.3.2. Nền văn học hướng về đại chúng .

1.1.3.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

1.2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

1.2.1. Chặng đường từ năm 1945 – 1954

1.2.1.1. 1945 - 1946: Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng,kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân,biểu dương những tấm gương vì nước quên mình.

1.2.1.2. Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.

1.2.1.3. Thành tựu

1.2.1.3.1. Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến, hình thành những tác phẩm khá dày dặn

1.2.1.3.2. Thơ: đạt được nhiều thành tựu

1.2.1.3.3. Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý

1.2.1.3.4. Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: Chưa phát triển nhưng cũng có một số tác phẩn quan trọng

1.2.2. Chặng đường từ năm 1955 - 1964

1.2.2.1. Nội dung bao trùm: hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và lạc quan tin tưởng.

1.2.2.2. Văn xuôi: mở rộng đề tài bao quát khá nhiều vấn đề, phạm vi của đời sống

1.2.2.2.1. Đề tài kháng chiến chống Pháp có các tác phẩm tiêu biểu

1.2.2.2.2. Đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng tháng Tám

1.2.2.2.3. Đề tài về công cuộc xây dựng CNXH

1.2.2.3. Thơ ca phát triển mạnh mẽ

1.2.2.3.1. Gió lộng (Tố Hữu)

1.2.2.3.2. Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên)

1.2.2.3.3. Riêng chung (Xuân Diệu)

1.2.2.4. Kịch nói có tác phẩm tiêu biểu

1.2.2.4.1. Một đảng viên (Học Phi)

1.2.2.4.2. Ngọn lửa (Nguyễn Vũ)

1.2.2.4.3. Quẫn (Lộng Chương)

1.2.3. Chặng đường từ năm 1965 - 1975

1.2.3.1. Nội dung chính: viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ.

1.2.3.2. Chủ đề bao trùm: ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng .

1.2.3.3. Văn xuôi phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động của những con người Việt Nam anh dũng, bất khuất.

1.2.3.3.1. Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi)

1.2.3.3.2. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

1.2.3.3.3. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

1.2.3.4. Thơ ca tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh con người Việt Nam, đề cao sứ mệnh cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ chặng đường này mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực, sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận.

1.2.3.4.1. Ra trận; Máu và hoa (Tố Hữu)

1.2.3.4.2. Hoa ngày thường - Chim báo bão (Chế Lan Viên)

1.2.3.4.3. Đầu súng trăng treo (Chính Hữu)

1.2.3.4.4. Hương cây - Bếp lửa (Bằng Việt)

1.2.3.5. Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận

1.2.3.5.1. Quê hương Việt Nam; Thời tiết ngày mai (Xuân Trình)

1.2.3.5.2. Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm)

1.2.3.5.3. Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)

1.2.3.6. Chặng đường này nhiều công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình xuất hiện như công trình của Đặng Thai Mai...

1.2.4. Tổng kết

1.2.4.1. Có sự hình thành và phân hoá các xu hướng văn học khác nhau trong vùng địch tạm chiếm.

1.2.4.1.1. Nhiều xu hướng tiêu cực, phản động đan xen nhau: xu hướng "chống cộng", xu hướng đồi truỵ.

1.2.4.1.2. Xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng: Tuy bị đàn áp, nhưng vẫn tồn tại, thể hiện bằng cách thầm kín, đợi khi có điều kiện thuận lợi thì bùng lên mạnh mẽ.

1.2.4.2. Nội dung tư tưởng chung

1.2.4.2.1. Phủ định chế độ bất công và tàn bạo.

1.2.4.2.2. Lên án bọn cướp nước và bán nước.

1.2.4.2.3. Thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc.

1.2.4.2.4. Kêu gọi, cổ vũ quần chúng nhân dân tập trung lực lượng để đấu tranh.

1.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ 1945 - 1975

1.3.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

1.3.1.1. 1945 ->1975 theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

1.3.1.2. Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận" (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ. Nhà văn gắn bó ngòi bút của mình với cuộc chiến đấu, biến ngòi bút thành vũ khí tấn công kẻ thù.

1.3.1.3. Tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh, giải phóng miền Nam, thông nhất đất nước.

1.3.1.4. Tập trung khai thác mâu thuẫn giữa ta và địch: đặt lợi ích của Tổ quốc, của toàn dân tộc lên trên hết.

1.3.1.5. Nhân vật chính là chiến sĩ.

1.3.1.6. Tổ quốc là nguồn cảm hứng trong thơ, trong truyện ngắn

1.3.1.7. Ngoài đề tài tổ quốc, chủ nghĩa xã hội cũng là 1 đề tài lớn của thời kì này. Chủ nghĩa xã hội là mơ ước, là cái đích hướng tới của toàn dân tộc

1.3.1.8. Văn học giai đoạn này đề cao lao động ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người lao động.

1.3.1.9. Lao động cũng được coi là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng.

1.3.1.10. Có thể coi văn học thời kì này như tấm gương phản chiếu những sự kiện trọng đại: đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng XHCN

1.3.1.11. Nhìn chung, tổ quốc và CNXH là đề tài bao quát nền Văn học Việt Nam từ 1945-1975, làm nên diện mạo riêng của Văn học.

1.3.2. Nền văn học hướng về đại chúng

1.3.2.1. Nhà văn gắn bó với nhân dân lao động – những con người bình thường đang “làm ra đất nước” (Khác với văn học trước 1945).

1.3.2.2. Hình thành quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân

1.3.2.3. Quan tâm cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng.

1.3.2.4. Nền văn học của ta mang tính nhân dân sâu sắc. Điều đó biểu hiện trong tính văn học như:

1.3.2.4.1. Lực lượng sáng tác: bổ sung những cây bút từ trong nhân dân.

1.3.2.4.2. Nội dung sáng tác: phản ánh đời sống nhân dân, tâm tư, khát vọng, nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ, phát hiện khả năng và phẩm chất của người lao động, tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng.

1.3.2.4.3. Nghệ thuật: giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, phát huy thể thơ dân tộc.

1.3.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

1.3.3.1. Khuynh hướng sử thi

1.3.3.1.1. Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc

1.3.3.1.2. Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân.

1.3.3.1.3. Khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.

1.3.3.2. Cảm hứng lãng mạn

1.3.3.2.1. Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.

1.3.3.2.2. Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.

2. Vài nét khái quát văn học VN 1975 – hết thế kỉ XX

2.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

2.1.1. 30/4/1975, cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ kết thúc thắng lợi

2.1.2. 1975-1985: Đất nước trải qua giai đoạn khó khăn -> thúc đẩy khiến nền văn học cũng đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của văn học.

2.1.3. 1986, nước ta đã xóa bỏ chế độ bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường.

2.1.4. Văn học dịch, báo chí, các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ ->ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển văn học

2.2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu

2.2.1. Thơ

2.2.1.1. Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý

2.2.1.2. Trường ca nở rộ

2.2.2. Văn xuôi

2.2.2.1. Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca

2.2.2.2. Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc

2.2.2.3. Kịch nói: phát triển mạnh mẽ

2.2.2.4. Lý luận phê bình có nhiều đổi mới, xuất hiện những cây bút trẻ có triển vọng

2.2.3. Nhận xét

2.2.3.1. Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.

2.2.3.2. Đề tài: phong phú, đa dạng.

2.2.3.3. Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân

2.2.3.4. Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.

3. Kết luận

3.1. Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975

3.1.1. Kế thừa và phát huy truyền thống tư tưởng của văn học dân tộc

3.1.1.1. Chủ nghĩa nhân đạo

3.1.1.2. Chủ nghĩa yêu nước

3.1.1.3. Chủ nghĩa anh hùng

3.1.2. Thành tựu

3.1.2.1. Phát triển đa dạng về đề tài, thể loại (thơ trữ tình, truyện ngắn).

3.1.2.2. Phản ánh được hiện thực đất nước, thể hiện được lẽ sống khát vọng về “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP,TỰ DO” và những phẩm chất của con người Việt Nam.

3.1.2.3. Nuôi dưỡng, phát huy lòng yêu nước

3.1.2.4. Cổ vũ tinh thần chiến đấu

3.1.2.5. Bồi đắp và hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn cho con người

3.1.3. Hạn chế

3.1.3.1. Nội dung tư tưởng chưa thật sự sâu sắc

3.1.3.2. Cách nhìn con người và cuộc sống còn đơn giản, phiến diện

3.1.3.3. Chưa có điều kiện khai thác về những khó khăn của đời sống, những mất mát của chiến tranh

3.1.3.4. Nhiều tác phẩm có chất liệu nghệ thuật còn non kém, cá tính và phong cách nghệ thuật của nhà văn còn mờ nhạt.

3.2. Văn học VN từ 1975 – hết thế kỉ XX

3.2.1. Bước vào công cuộc đổi mới

3.2.2. Vận động theo khuynh hướng dân chủ

3.2.3. Hoàn cảnh lịch sự thuận lợi với truyền thống văn học