Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Ngôn ngữ by Mind Map: Ngôn ngữ

1. Phân loại

1.1. Ngôn ngữ bên ngoài

1.2. Ngôn ngữ nói

1.3. Ngôn ngữ viết

1.4. Ngôn ngữ bên trong

2. Vai trò

2.1. Vai trò trong nhận thức cảm tính

2.1.1. Đối với cảm giác

2.1.1.1. ảnh hưởng đến ngưỡng nhạy cảm của cảm giác, làm cho cảm giác của con người trở nên rõ ràng, đậm nét hơn. (Ví dụ: “lạnh quá”, “nóng quá”, “thơm quá”…) -

2.1.2. Đối với tri giác

2.1.2.1. làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, hiệu quả hơn, đầy đủ và chính xác hơn. Ngôn ngữ biểu đạt nhiệm vụ của tri giác dưới dạng ngôn ngữ thầm hoặc lời nói, giúp cho quá trình tri giác được tách được đối tượng khỏi bối cảnh và xây dựng hình ảnh trọn vẹn về đối tượng.

2.2. Vai trò trong nhận thức lý tính

2.2.1. Đối với tư duy

2.2.1.1. tư duy dùng ngôn ngữ làm phương tiện, vì thế tư duy của con người khác xa về chất so với tư duy của con vật. Không có ngôn ngữ thì tư duy của con người không có tính trừu tượng và khái quát.

2.2.2. Đối với tưởng tượng

2.2.2.1. giúp con người chính xác hóa các hình ảnh tưởng tượng đang nảy sinh, tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau và cố định chúng lại bằng từ và lưu giữ chúng trong trí nhớ

2.3. Vai trò đối với trí nhớ

2.3.1. ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là hình thức để lưu giữ những điều cần nhớ. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể chuyển hẳn thông tin cần nhớ ra khỏi đầu óc mình. Chính nhờ cách này mà con người lưu giữ và truyền đạt được kinh nghiệm của loài người cho thế hệ sau.

3. Khái niệm

3.1. Ngôn ngữ

3.1.1. quá trình cá nhân sử dụng một thứ tiếng (tiếng nói) nào đó để giao tiếp. Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói.

3.2. Tiếng nói

3.2.1. một hệ thống các kí hiệu từ ngữ có chức năng là một phương tiện của giao tiếp, một công cụ của tư duy. Mỗi quốc gia, dân tộc có một hệ thống kí hiệu từ ngữ theo những quy tắc ngữ pháp riêng để giao tiếp.

4. Chức năng

4.1. Chỉ nghĩa

4.1.1. là chức năng làm phương tiện lưu giữ, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể nhận thức được sự vật hiện tượng ngay cả khi chúng không có trước mặt, tức là ở ngoài phạm vi nhận thức cảm tính; các kinh nghiệm của loài người cũng được cố định lại , tồn tài và truyền cho các thế hệ sau nhờ ngôn ngữ.

4.2. Khái quát hoá

4.2.1. những từ ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ, mà chỉ một hướng, một loại (phạm trù) các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản chất. Nhờ đó mà ngôn ngữ vừa là công cụ để hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố điịnh lại các kết quả của hoạt động này.

4.3. Thông báo