Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình môn toán 3 hiện hành

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình môn toán 3 hiện hành by Mind Map: Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình môn toán 3 hiện hành

1. GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

1.1. Bài toán vận dụng các kiến thức về phép nhân và phép chia

1.1.1. Áp dụng trực tiếp phép nhân, phép chia.

1.1.2. Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi đi một số lần

1.1.3. Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

1.1.4. So sánh số lớn gấp mấy lần số bé , số bé bằng một phần mấy số lớn.

1.2. Bài toán giải bằng hai bước tính

1.2.1. Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến hai bước tính, trong đó có bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học.

2. SỐ HỌC

2.1. Các số đến 100 000

2.1.1. Đếm được trong phạm vi 100 000

2.1.2. Đọc, viết các số đến 100 000

2.1.3. Gọi tên các hàng ( hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn) và nêu giá trị theo vị trí của mỗi chữ số

2.1.4. Nhận biết mối quan hệ giữa đơn vị của hai hàng kề nhau.

2.1.5. Viết một số thành tổng các số theo các hàng và ngược lại

2.1.6. Sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số để so sánh các số có tới năm chữ số

2.1.7. Xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số cho trước

2.1.8. Sắp xếp các số có đến bốn hoặc năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại ( nhiều nhất là 4 số).

2.2. Phép cộng, phép trừ

2.2.1. Đặt tính và thực hiện phép cộng các số có đến 5 chữ số có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp

2.2.2. Đặt và thực hiện phép trừ các số có đến năm chữ số có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp

2.2.3. Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn

2.3. Phép nhân, phép chia

2.3.1. Đặt tính và thực hiện phép nhân các số có đến năm chữ số với số có một chữ số, có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp.

2.3.2. Đặt tính và thực hiện phép chia các số có đến năm chữ số cho số có một chữ số ( chia hết hoặc chia có dư).

2.3.3. Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, bảng chia

2.3.4. Nhân, chia nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … với (cho) số có một chữ số ( trường hợp đơn giản)

2.3.5. - Nhận biết được 1/2 ; 1/3 ;…; 1/9 bằng hình ảnh trực quan. - Đọc, viết: 1/2; 1/3;…;1/9 - Tìm 1/2; 1/3; …; 1/9 của một đại lượng.

2.3.6. - Bước đầu làm quen với biểu thức, giá trị của biểu thức. - Thuộc quy tắc và tính đúng giá trị của các biểu thức số có đến hai dấu phép tính ( có hoặc không có dấu ngoặc).

2.3.7. Tìm thành phần chưa biết của phép tính

2.4. Yếu tố thống kê

2.4.1. Bước đầu làm quen với dãy số liệu. Biết sắp xếp các số liệu thành dãy số liệu.

2.4.2. Bước đầu làm quen với bảng thống kê số liệu. Biết ý nghĩa của các số liệu có trong bảng thống kê đơn giản, biết đọc và tập nhận xét bảng thống kê.

3. Thời gian

3.1. Xem đồng hồ chính xác tới phút.

3.2. Nhận biết 1 năm có 12 tháng, số ngày trong từng tháng. Biết xem lịch ( loại lịch tháng, năm).

4. YẾU TỐ HÌNH HỌC

4.1. Góc vuông, góc không vuông

4.1.1. Nhận biết, gọi đúng tên góc vuông, góc không vuông.

4.1.2. Dùng ê ke để xác định góc vuông, góc không vuông.

4.2. Hình chữ nhật

4.2.1. Nhận biết hình chữ nhật và một số đặc điểm của hình chữ nhật

4.2.2. Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật (theo quy tắc).

4.3. Hình vuông

4.3.1. Biết một số đặc điểm của hình vuông

4.3.2. Biết tính chu vi, diện tích hình vuông (theo quy tắc ).

4.4. Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng

4.4.1. Nhận biết điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.

4.4.2. Xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước trong trường hợp đơn giản; đoạn thẳng vẽ trên giấy kẻ ô li, số đo độ dài đoạn thẳng là số chẵn (2cm, 4cm, 6cm,…)

4.5. Hình tròn

4.5.1. Nhận biết tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.

4.5.2. Biết dùng compa để vẽ hình tròn

4.5.3. Biết vẽ bán kính, đường kính của một hình tròn cho trước ( có tâm đã xác định).

5. ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG

5.1. Độ dài

5.1.1. Tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài

5.1.2. Đổi từ số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.

5.1.3. Thực hiện các phép tính với các số đo độ dài

5.1.4. Sử dụng thước đo độ dài để xác định kích thước các đồ vật, đối tượng thường gặp trong đời sống.

5.1.5. Ứớc lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản

5.2. Diện tích

5.2.1. So sánh diện tích hai hình trong một số trường hợp đơn giản ( bằng cách đếm số ô vuông trong mỗi hình rồi so sánh các số ô vuông đó hoặc bằng cách chồng hình lên nhau).

5.2.2. Nhận biết cm2 là đơn vị đo diện tích.

5.3. Khối lượng

5.3.1. Biết gam (g) là một đơn vị đo khối lượng; biết mối quan hệ giữa kg và g

5.3.2. Sử dụng các dụng cụ đo: cân đĩa, cân đồng hồ để xác định khối lượng các đồ vật.

5.3.3. Ước lượng khối lượng trong một số trường hợp đơn giản.

5.4. Tiền Việt Nam

5.4.1. Nhận biết các đồng tiền: tờ 2000 đồng, tờ 5000, tờ 10 000 đồng, tờ 20000 đồng, tờ 50 000 đồng, tờ 100000 đồng.

5.4.2. Biết đổi tiền, tính toán trong một số trường hợp đơn giản.