PHÂN LOẠI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
PHÂN LOẠI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO by Mind Map: PHÂN LOẠI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1. Phong cách lãnh đạo tự do

1.1. Phong cách lãnh đạo tự do là nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào.

1.2. Đặc điểm:

1.2.1. Nhân viên ít thích lãnh đạo

1.2.2. Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên

1.2.3. KHông khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi

2. Ba phong cách lãnh đạo lớn

2.1. Phong cách lãnh đạo trực tiếp

2.1.1. Cách thức giao tiếp với nhân viên

2.1.1.1. Nhà quản lý nói, nhân viên lắng nghe và sau đó phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà quản lý có phong cách này thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy, nhân viên biết chính xác họ phải làm gì.

2.1.2. Cách thức ra quyết định

2.1.2.1. Nhà quản lý thường quyết định phần lớn nếu không muốn nói là tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn nhân viên những hành động họ cần phải thực hiện.

2.1.3. Kiểm soát sự thực hiện và cung cấp thông tin phản hồi

2.1.3.1. Những nhà quản lý thường thiết lập các khâu kiểm soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công việc

2.1.4. Sự khen thưởng và ghi nhận công việc

2.1.4.1. Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ.

2.1.5. thường nói với nhân viên rằng họ phải làm gì, làm như thế nào và khi nào thì phải hoàn thành. Họ phân công vai trò và gắn trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết quả mà họ mong muốn đạt được.

2.2. Phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi, thảo luận

2.2.1. Những nhà quản lý sử dụng phong cách này thường tận dụng thời gian để thảo luận các vấn đề về kinh doanh. Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc thảo luận sôi nổi? Nhân viên đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về thách thức và các chương trình đào tạo khi cần thiết. Nhà quản l‎‎ý là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến thành một cuộc tranh luận thực sự. Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi nhân viên đều có cơ hội góp ý kiến.

2.2.2. Cách thức giao tiếp

2.2.2.1. Nhà quản lý sẽ dành rất nhiều thời gian để đặt câu hỏi và lắng nghe. Họ cùng hội thoại với nhân viên và chia sẻ các ý kiến của mình

2.2.3. Thiết lập mục tiêu

2.2.3.1. Sau khi thảo luận cặn kẽ, mục tiêu sẽ được thiết lập. Tận dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối những tài năng và kiến thức của từng nhân viên riêng lẻ để đạt được mục tiêu đề ra là phong cách của nhà quản l‎ý này.

2.2.4. Ra quyết định

2.2.4.1. uyết định chỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối hợp của nhân viên. Cả nhà quản lý và nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sự lựa chọn và ra quyết định.

2.2.5. Kiểm soát việc thực hiện và cung cấp thông tin

2.2.5.1. Nhà quản lý và nhân viên cùng kiểm soát quá trình thực hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào. Công việc sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi cả hai bên cùng cởi mở và có những điều chỉnh khi thấy cần thiết.

2.2.6. Khen thưởng và ghi nhận công lao

2.2.6.1. Các nhà quản lý ghi nhận những thành quả đóng góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng với người khác và gợi mở ra những ý tưởng mới.

2.3. Phong cách lãnh đạo ủy thác, giao phó

2.3.1. Những nhà quản lý sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc có những cam kết về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết định

2.3.2. - Thiết lập mục tiêu

2.3.2.1. Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có thể được nhà quản lý thiết lập ngay hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với nhân viên

2.3.3. Ra quyết định

2.3.3.1. Quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân viên. Người nhân viên có quyền cho lựa những phương cách thích hợp để đạt được kết quả mong đợi. Nhà quản lý phải tránh “tiếp tục duy trì sự giao phó” khi nhân viên không muốn tự ra quyết định mà tìm cách “trả lại” quyền ra quyết định cho nhà quản lý

2.3.4. Kiểm soát quá trình thực hiện và cung cấp thông tin

2.3.4.1. Cung cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm của nhân viên. Việc giữ để nhà quản lý không nổi giận và mất bình tĩnh, đặc biệt khi kế hoạch bị chệch hướng, là điều rất quan trọng.

2.3.5. Khen thưởng và ghi nhận kết quả

2.3.5.1. Nhà quản lý thường khen thưởng và ghi nhận những ai chứng minh được khả năng làm việc một cách độc lập

3. Sáu phong cách lãnh đạo tiêu biểu

3.1. Kiểu ép buộc

3.2. Kiểu uy quyền

3.3. Kiểu hòa hợp

3.4. Kiểu dân chủ

3.5. Kiểu dẫn dắt

3.6. Kiểu huấn luyện

4. Phong cách lãnh đạo độc đoán

4.1. Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên

4.2. Đặc điểm:

4.2.1. Nhân viên ít thích lãnh đạo

4.2.2. Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo

4.2.3. không khí trong tổ chức gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân

5. Phong cách lãnh đạo dân chủ

5.1. Lãnh đạo dân chủ, còn được gọi là lãnh đạo có sự tham gia hay lãnh đạo phân chia, trong đó các thành viên của nhóm đóng góp nhiều hơn trong quá trình đưa ra ý tưởng.

5.2. Đặc điểm:

5.2.1. Nhân viên ít thích lãnh đạo

5.2.2. KHông khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi

5.2.3. Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên