PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI by Mind Map: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

1. Giao kết hợp đồng

1.1. Khái niệm hợp đồng và các dấu hiệu của hợp đồng/ nguyên tắc giao kết HĐ

1.1.1. Khái niệm

1.1.1.1. Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật

1.1.2. Dấu hiệu

1.1.2.1. Sự thỏa thuận

1.1.2.1.1. Phân biệt giữa giao dịch hợp đồng với giao dịch là hành vi pháp lí đơn phương

1.1.2.2. Có 2 hay nhiều bên

1.1.2.3. Làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên

1.1.2.3.1. Phân biệt hợp đồng và một số hoạt động khác

1.1.3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng

1.1.3.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

1.1.3.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

1.2. Phân loại hợp đồng

1.2.1. Dựa vào hình thức của hợp đồng

1.2.1.1. Hợp đồng miệng

1.2.1.2. hợp đồng văn bản

1.2.1.3. Hợp đồng có công chứng, chứng thực

1.2.1.4. Hợp đồng mẫu

1.2.2. Dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên

1.2.2.1. Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

1.2.2.2. Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ

1.2.3. Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng

1.2.3.1. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ

1.2.3.2. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính

1.2.4. Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể

1.2.4.1. Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng

1.2.4.2. Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào

1.2.5. Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực

1.2.5.1. Hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên đã thỏa thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng

1.2.5.2. Hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng

1.2.6. Hợp đồng có điều kiện

1.2.6.1. là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

1.2.7. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

1.2.7.1. hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó

1.2.8. Hợp đồng hỗn hợp

1.2.8.1. là những hợp đồng mà khi kí kết, cùng một lúc làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ dân sự vốn là nội dung của hai hay nhiều hợp đồng thông thường khác

1.3. Chủ thể giao kết hợp đồng

1.3.1. Chủ thể giao kết hợp đồng là cá nhân , pháp nhân, và các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự

1.4. Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

1.4.1. Các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

1.4.2. Các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện

1.4.3. Nội dung của hợp đồng phải phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

1.4.4. Thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng

1.5. Trường hợp đồng vô hiệu của hợp đồng

1.5.1. Do giả tạo (Điều 129 – Bộ Luật dân sự)

1.5.2. Do người chưa thành niên, người không có năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 – Bộ Luật dân sự)

1.5.3. Do bị nhầm lẫn (Điều 131 – Bộ Luật dân sự)

1.5.4. Do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 – Bộ Luật dân sự)

1.5.5. Do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133 – Bộ Luật dân sự)

2. Thực hiện hợp đồng

2.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

2.1.1. Việc thực hiện hợp đồng phải diễn ra với tinh thần trung thực, hợp tác và cùng có lợi, bảo đảm sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ hợp đồng

2.1.2. Thực hiện đúng các điều khoản, nội dung về đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa, dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; thời hạn và phương thức thanh toán cùng các thỏa thuận khác

2.1.3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

2.2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

2.2.1. Cầm cố tài sản

2.2.1.1. Là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng

2.2.2. Thế chấp tài sản

2.2.2.1. Là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp

2.2.3. Bảo lãnh

2.2.3.1. Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh

2.2.4. Đặt cọc

2.2.4.1. Là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng

2.3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐ

2.3.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

2.3.2. Phạt vi phạm hợp đồng

2.3.3. Bồi thường thiệt hại

2.3.4. Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng

2.3.5. Miễn trách nhiệm do vi phạm hiệu lực hợp đồng

2.4. Hợp đồng mua bán và hợp đồng dịch vụ

2.4.1. Hợp đồng mua bán

2.4.1.1. Là thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán chuyển hàng hóa cùng quyền sở hữu đối với hàng hóa đó cho bên mua, bên mua hàng có trách nhiệm nhận hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng

2.4.2. Hợp đồng dịch vụ

2.4.2.1. Là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ

2.4.3. Việc mua bán phải thực hiện theo thời gian, địa điểm, phương thức được thỏa thuận

2.4.4. Là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội