Tiêu hóa ở động vật

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Tiêu hóa ở động vật by Mind Map: Tiêu hóa ở động vật

1. Cấu tạo chung và chức năng

1.1. Cấu tạo chung

1.1.1. Hệ tuần hoàn gôm: -Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô. -Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu. -Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

1.2. Chức năng

1.2.1. Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

2.1. Hệ tuần hoàn hở

2.1.1. Đại diện

2.1.1.1. Gặt ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai...) và chân khớp (côn trùng, tôm...)

2.1.2. Đường đi của dịch tuần hoàn

2.1.2.1. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp mau-dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

2.1.3. Vận tốc và áp lực

2.1.3.1. Máu chảy trọng động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2.2. Hệ tuần hoàn kín

2.2.1. Đại diện

2.2.1.1. Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có sương sống.

2.2.2. Đường đi của dịch tuần hoàn

2.2.2.1. Máu được tim bom đi lưu thông liên tục trọng mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

2.2.3. Vận tốc và áp lực

2.2.3.1. Máu chảy trọng động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

2.2.4. Phân loại

2.2.4.1. Hệ tuần hoàn kín có 2 loại:hệ tuần hoàn đơn có ở cá, hoặc hệ tuần hoànkép ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bọ sát, chim và thú.

3. Hoạt động của tim

3.1. Tính tự động của tim

3.1.1. Khái niệm

3.1.1.1. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. 

3.1.2. Hệ dây chuyền tim

3.1.2.1. Hệ dẫn truyền tim bao gồm: -Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất. -Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ . -Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên

3.1.2.2. Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co

3.2. Chu kì hoạt động của tim

3.2.1. Một số chu kì hoạt động của tim

3.2.1.1. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây: + Pha co tâm nhĩ: 0,1 s Nút  xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng  → van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất . + Pha co tâm thất: 0,3 s Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới  nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại  →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên →Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim  vào động mạch + Pha giãn chung: 0,4 s Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ  tâm nhĩ dồn xuống tâm thất

3.2.2. Khái niệm

3.2.2.1. Chu kì tim là hoạt động của tim con người từ đầu của 1 nhịp tim đến đầu của 1 nhịp tiếp theo.

3.2.3. Nhịp tim

3.2.3.1. Nhịp tim ở trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp/ phút, người lớn trên 18 tuổi: 60-100 nhịp/ phút, vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút. Tuy nhiên, nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động, làm việc, thời tiết, trạng thái tinh thần như sự phấn khích , sợ hãi, giận dữ, lo lắng, do hệ quả của một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn phế quản…

4. Hoạt động của hệt mạch

4.1. Cấu trúc của hệ mạch

4.1.1. Hệ thống động mạch: Động mạch chủ →→ Động mạch nhỏ dần →→ Tiểu động mạch.

4.1.2. Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.

4.1.3. Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu tĩnh mạch →→  Tĩnh mạch lớn dần →→ Tỉnh mạch chủ.

4.2. Huyết áp

4.2.1. Khái niệm

4.2.1.1. Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch.

4.2.2. Các loại huyết áp

4.2.2.1. Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co và huyết áp tâm trương ứng với lúc tim dãn.

4.2.3. Sự biến đổi của huyết áp trọng hệ mạch

4.2.3.1. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.

4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

4.2.4.1. Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.

4.3. Vận tốc máu

4.3.1. Khái niệm

4.3.1.1. Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1s

4.3.2. Sự biến đổi và yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc máu

4.3.2.1. Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.