TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG by Mind Map: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG

1. KHÔNG GIAN SỐNG

1.1. Con người in dấu chân ở khắp mọi nơi, kể cả sa mạc

1.2. Quá trình đô thị hóa tăng nhanh chóng mặt khiến cho mọi người đổ xô chuyển đến các thành phố lớn sinh sống, khiến cho thành thị ngày càng đông dân, nông thôn thì hẻo lánh.

1.3. Khi dân đông đúc, vấn đề rác thải khó xử lý triệt để hơn, các chính phủ không đủ khả năng quản lý các tiện nghi cơ bản như nước ngọt, vệ sinh môi trường và xử lý chất thải.

1.4. Cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên

1.5. Sinh ra các vấn đề về dân tộc, tôn giáo,... dẫn đến chiến tranh, gây ra nhiều ảnh hưởng sống đến môi trường.

1.6. Sự mọc lên không kiểm soát của các đô thị gây đe dọa tới những khu rừng nguyên sinh trên Trái Đất

2. NƠI CHỨA ĐỰNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN

2.1. RỪNG

2.1.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC

2.1.1.1. Con người cải tạo môi trường tự nhiên thông qua việc trồng cây xanh, trồng rừng, bảo vệ các loài động thực vật quí hiếm.

2.1.2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

2.1.2.1. Chặt phá rừng, san lấp đất để với mục đích đô thị hóa,

2.1.2.2. chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm,

2.1.2.3. tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu…

2.2. NƯỚC

2.2.1. Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông… đều tăng.

2.2.2. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi nước của các thủy vực (hồ ao, sông, suối…) cũng tăng. Hậu quả dẫn đến là sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ trở nên trầm trọng hơn.

2.3. ĐỘNG THỰC VÂT

2.3.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC

2.3.1.1. - Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố.

2.3.1.2. Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

2.3.2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

2.3.2.1. Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.

2.3.2.2. Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật.

3. NƠI LƯU TRỮ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN

3.1. Con người chặt phá rừng gây ra những hiện tượng rửa trôi, sạt lở làm mất các thềm lục địa lưu trữ những nguồn thông tin từ thời cổ đại.

3.2. Con người làm biến đổi khí hậu làm, săn bắt quá mức làm nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng dẫn đến việc chúng ta đã mất một nguồn gen.

3.3. Con người tác động làm biến đổi khí hậu làm mất những môi trường sinh thái đa dạng.

4. NƠI CHỨA ĐỰNG CÁC PHẾ THẢI

4.1. Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.

4.2. Nguồn nước bị ô nhiễm.

4.3. Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp.

4.4. Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu.

4.5. Tầng ozon bị phá huỷ.

4.6. Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá, khô hạn.

4.7. Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.

4.8. Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.