CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Nguyễn Du)

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Nguyễn Du) by Mind Map: CHÍ KHÍ ANH HÙNG  (Nguyễn Du)

1. Khái quát

1.1. Đoạn trích nằm ở câu 2213 đến 2230

1.2. Đoạn trích khắc họa nên hình tượng Từ Hải - người anh hùng phi thường, bản lĩnh, quyết tâm với chí khí mãnh liệt cùng với lí tưởng, mục đích cao cả mang tầm vóc vũ trụ.

2. Tổng kết

2.1. Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lí tưởng hóa, ước lệ, tầm vóc vũ trụ. - Ngôn ngữ đặc sắc, giàu tính biểu cảm, trữ tình, gợi hình, gợi cảm. - Mạch thơ nhịp nhàng chứa chan khí phách mãnh liệt của người anh hùng.

2.2. Nội dung: - Thể hiện ước mơ về người anh hùng, lí tưởng của thời đại: là người có chí khí, hoài bão lớn lao, khát vọng phi thường. - Là biểu tượng, khát vọng tự do và lẽ công bằng.

2.3. Liên hệ với lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

3. Đoạn 1 (4 câu đầu): Thời điểm lên đường

3.1. "Nửa năm": là khoảng thời gian đầy ắp sự hạnh phúc của Thúy Kiều và Từ Hải.

3.2. "hương lửa đương nồng": hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa mãnh liệt.

3.3. "Trượng phu" nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn, những bậc anh hùng có tài năng, đức độ hơn người.

3.3.1. => Thể hiện thái độ tôn trọng, gửi gắm qua nhân vật Từ Hải khát vọng về công lí.

3.4. "thoắt" miêu tả sự mau lẹ, quyết đoán, tự tin và không phân vân.

3.4.1. Xuất hiện sự thức dậy của lí trí, khí phách anh hùng, vượt lên những điều bình thường để làm những điều phi thường.

3.5. "lòng bốn phương": Chí nguyện lập công, lập danh của người trai.

3.5.1. (Liên hệ) Trong các ca dao tực ngữ: “Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.” Hay Nguyễn Công Trứ cũng từng viết: “Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”.

3.6. "Trông vời" gợi cái nhìn xa trông rộng của người anh hùng.

3.7. "lên đường thẳng rong": tư thế lên đường dứt khoát đi liền một mạch

3.7.1. (Liên hệ) Hình ảnh người lính ra trận trong bài "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.” Hay hình ảnh các chiến sĩ trong cuộc đấu tranh chống Pháp gian nan, cực khổ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay….”

3.7.1.1. => Những người có chí khí rất lớn mới làm được những điều này

3.8. Tiểu kết

3.8.1. Nội dung: Qua bốn dòng thơ đầu, Nguyễn Du đã dựng nên hai không gian hoàn toàn đối lập.

3.8.1.1. Một bên là không gian nhỏ hẹp, gắn với thói thường. Không gian này chỉ dành cho những người đàn ông bình thương

3.8.1.2. Bên kia là không gian vũ trụ mênh mông, kì vĩ.

3.8.1.3. =>Với việc sử dụng hai không gian hoàn toàn đối lập, ta thấy Từ Hải "không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương"

3.8.2. Nghệ thuật: bút pháp xây dựng hình tượng nhân vật có tính ước lệ.

3.8.2.1. Nguyễn Du đã khắc nên hình tượng Từ Hải với chí khí anh hùng mãnh liệt, bản lĩnh phi thường.

4. Đoạn 3 (2 câu cuối): Tư thế lên đường oai nghiêm, dứt khoát

4.1. "Quyết lời": lời nói dứt khoát, quyết đoán

4.2. "dứt áo ra đi": thái độ mạnh mẽ, quyết tâm.

4.3. "Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi"

4.3.1. Theo truyện ngụ ngôn trong sách Trang Tử, chim bằng là giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm.

4.3.2. Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khát khao làm nên sự nghiệp lớn.

4.4. Tiểu kết: Nhà thơ đã sử dụng bút pháp lí tưởng hóa để nói lên khát vọng mãnh liệt của người anh hùng Từ Hải.

5. Đoạn 2 (12 câu giữa): Cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải

5.1. 2 câu đầu là lời xin được đi theo chồng của Thúy Kiều: “Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.”

5.1.1. Vừa hợp lí khi nhắc đến phận gái chữ "tòng": “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.

5.1.2. Lại vừa hợp tình, nàng Kiều muốn được đi theo chăm sóc, sẻ chia những khó khăn, “đồng cam cộng khổ” và được gánh vác sự nghiệp cùng chồng.

5.1.3. Nhưng có lẽ, lòng nàng không an tâm, nàng lo sợ khi Từ Hải rời xa nàng, nàng sẽ lại rơi vào cạm bẫy độc ác của bọn "buôn thịt bán người", nàng ám ảnh vì những cuộc chia li.

5.1.4. => Thúy Kiều là một người thông minh, khéo léo, tinh tế và nàng khát khao mãnh liệt có được một hạnh phúc êm ấm bên gia đình.

5.2. 2 câu tiếp theo là lời trách khéo động viên ngọt ngào Từ Hải dành cho Kiều: “Từ rằng: “Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

5.2.1. “Tâm phúc tương tri” là mối quan hệ tri giao, mối quan hệ giữa hai người đã hiểu nhau sâu sắc.

5.2.2. Từ Hải động viên nàng vượt khỏi tư tưởng của "nữ nhi thường tình" để xứng đáng làm vợ của một người anh hùng.

5.3. 4 câu sau là lời hứa chứa đựng sự tư tin của chàng nhằm trấn an nàng: “Bao giờ mười vạn tinh binh Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường Làm cho rõ mặt phi thường Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

5.3.1. Tác giả đã dùng số từ “mười vạn” ước lệ số nhiều, kết hợp với các động từ mạnh mẽ “dậy dất”, “rợp đường” để vẽ nên viễn cảnh huy hoàng, tương lai tươi sáng, cơ đồ của một bậc đế vương.

5.3.1.1. => Ý thức cao độ về tài năng xuất chúng của bản thân.

5.3.2. Ngày chàng hoàn thành xong nghiệp lớn cũng sẽ chính là ngày chàng trở về đón nàng, cho nàng một mái ấm gia đình thật, cho nàng một danh phận rõ ràng.

5.3.2.1. => Chàng xứng đáng là người bạn tri kỉ, tri giao của nàng Kiều vì nàng hiểu rõ được lí do thật sự trong việc xin đi theo của nàng, nỗi lo sợ phập phồng sau mỗi cuộc chia li.

5.4. Từ Hải đưa ra những khó khăn thuở đầu lập nghiệp: “Bằng nay bốn bể không nhà Theo càng thêm bận biết là đi đâu?”

5.4.1. “Bằng nay bốn bể không nhà” như thấp thoáng nỗi cô đơn trong lòng Từ Hải.

5.4.2. Đồng thời, Từ Hải cũng không muốn Kiều phải chịu khổ sở – buổi đầu anh hùng lập nghiệp, ngao du tứ phương xem đất tựa giường, rơm tựa nệm chăn.

5.5. Khi thấy Thúy Kiều còn chưa yên tâm, Từ Hải đã đưa ra lời khẳng định: “Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

5.5.1. Nếu ở lời ước hẹn phía trên, chàng đưa ra lời ước hẹn mơ hồ "bao giờ"-"bấy giờ" thì đến dòng thơ này, chàng đã đưa ra một con số cụ thể "một năm". Điều ấy thể hiện, chàng là một con người có ý chí, tự tin vào tài năng xuất chúng của bản thân.

5.6. Tiểu kết: Qua đoạn hai, bằng những hình ảnh ước lệ, phóng đại đã khắc họa nên tình cảm của Từ Hải dành cho Kiều cũng như chí khí anh dũng, sự tự tin và ý thức về tài nâng của mình