ANH THANH NIÊN Ôn Văn vào 10 Bắc Ninh

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
ANH THANH NIÊN Ôn Văn vào 10 Bắc Ninh by Mind Map: ANH THANH NIÊN Ôn Văn vào 10 Bắc Ninh

1. I. MỞ BÀI

1.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

1.1.1. Tác giả: Nguyễn Thành Long thường viết về vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc, làm trong sáng tâm hồn.

1.1.2. Tác phẩm: "Lặng lẽ Sa Pa" được sáng tác năm 1970, trong một chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai.

1.2. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

1.2.1. Nhân vật anh thanh niên hiện lên với phong cách sống đáng quý, cũng như tinh thần cống hiến lặng lẽ.

2. II. THÂN BÀI

2.1. 1. Tình huống truyện

2.1.1. Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc một một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, cô họa sĩ và ông kĩ sư

2.1.2. Tình huống đơn giản mà tự nhiên, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng tác giả khi ngợi ca con người lao động.

2.2. 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên

2.2.1. a. Giới thiệu chung

2.2.1.1. Là nhân vật chính

2.2.1.2. Không xuất hiện trực tiếp mà qua sự nhìn nhận, đánh giá của nhân vật khác => đa chiều

2.2.2. b. Hoàn cảnh sống và làm việc

2.2.2.1. Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m

2.2.2.2. Công việc

2.2.2.2.1. Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất.

2.2.2.2.2. Đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao

2.2.2.3. Điều gian khổ nhất: vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ => "thèm người"

2.2.3. c. Vẻ đẹp tính cách

2.2.3.1. c.1. Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc

2.2.3.1.1. Luôn mong muốn được làm việc ở điều kiện lí tưởng (đỉnh cao 3000m)

2.2.3.1.2. Hiểu rằng công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước.

2.2.3.1.3. Tự giác, tận tụy dù không ai giám sát, thúc giục: báo "ốp" đúng giờ.

2.2.3.1.4. Kể về công việc một cách say sưa và tự hào

2.2.3.2. c.2. Tạo một cuộc sống nề nếp, văn minh và thơ mộng

2.2.3.2.1. Chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp

2.2.3.2.2. Trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần.

2.2.3.3. c.3. Lòng hiếu khách và sự chân thành, cởi mở

2.2.3.3.1. Lòng hiếu khách đến cuồng nhiệt ("thèm người") và quan tâm người khác một cách chu đáo

2.2.3.3.2. Biểu hiện

2.2.3.4. c.4. Sự khiêm tốn, thành thật

2.2.3.4.1. Cảm thấy những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe chưa xứng đáng.

2.2.3.4.2. Vẫn thua bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường.

2.2.3.4.3. Từ chối e ngại khi ông họa sĩ kí họa chân dung

2.2.3.4.4. Nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn.

2.3. 3. Đánh giá

2.3.1. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng đội đang thầm lặng cống hiến.

2.3.2. Chân dung nhân vật chính hiện lên với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống.

3. III. KẾT BÀI

3.1. "Lặng lẽ Sa Pa" đã góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Thành Long trong việc dùng cái đẹp tâm hồn để cảm hóa lòng người.

3.2. Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.