Chương 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

Chương 6 Tu tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chương 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN by Mind Map: Chương 6  TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC   CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

1. Vì dân

1.1. Tổ chức và hoạt động để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân

1.2. Biết chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân, trước hết là thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu nhất

1.3. Đối với cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước, Người gọi đó là “công bộc” của dân, cách gọi ấy thật là dân dã mà sâu sắc

1.4. Biết kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, các bộ phận dân cư để luôn được mọi người dân ủng hộ, xây dựng

1.5. Phải thực sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi

2. Tính dân tộc của nhà nước

2.1. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước

2.1.1. được tổ chức, hoạt động theo các nguyên tắc phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung

2.1.2. luôn được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản

2.1.3. được tổ chức, hoạt động và vận hành theo nguyên tắc dân chủ tập trung

2.1.4. định hướng đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội

2.1.5. Cơ sở xã hội của Nhà nước là khối đại đoàn kết dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân, mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức

2.1.6. được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng trong tổ chức và hoạt động có sự phân công rành mạch về chức năng, nhiệm vụ giữa quyền lập pháp và hành pháp, tư pháp

2.1.7. điều hành, quản lý xã hội bằng pháp luật mà pháp luật đó đại biểu cho ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng lao động

2.2. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước

2.2.1. Sự ra đời của Nhà nước ta là thành quả đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ với sự hy sinh của những người con đất Việt, sẵn sàng ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc

2.2.2. Cơ sở xã hội của nhà nước là khối đại đoàn kết dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân

2.2.3. Nhà nước dân chủ kiểu mới của ta vừa ra đời đã phải đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử là tổ chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc để bảo vệ thành quả cách mạng

2.2.4. bảo vệ lợi ích của nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết

3. Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

3.1. Xây dựng nhà nước hợp hiến: nhà nước ra đời phù hợp với các quy định của hiến pháp

3.2. Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống

3.2.1. Nhà nước có hiệu lực pháp lý là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật.

3.2.2. Có luật pháp cũng chưa đủ, điều quan trọng là pháp luật của nhà nước phải đi vào cuộc sống

4. Của dân

4.1. Xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân

4.2. Trong Nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được ủy quyền, được nhân dân trao quyền để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước

4.3. Không chỉ thể hiện bằng những khẩu hiệu trừu tượng, mà phải được xác lập bằng một cơ chế khoa học

4.4. Các vấn đề

4.4.1. Chế độ bầu cử dân chủ nhằm bảo đảm “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”

4.4.2. Cơ chế bảo đảm “quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình”, làm cho “tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”

4.4.3. Cơ chế để “nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tở ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”

4.4.4. Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật

4.5. Trong Nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được ủy quyền, được nhân dân trao quyền để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước

5. Do dân

5.1. Nhân dân có quyền lập nên nhà nước bằng việc lựa chọn, bầu ra đại biểu của mình với hình thức phổ thông đầu phiếu, dân chủ trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhân dân có quyền lập ra các cơ quan nhà nước từ Quốc hội, chính phủ, các đoàn thể chính trị xã hội khác

5.2. Nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý nhà nước, sao cho các quyết định của cơ quan nhà nước đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

5.3. Nhân dân đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhân dân ủng hộ bằng việc thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch nhà nước đề ra.

5.4. Nhân dân yêu cầu đồng thời đóng góp tinh thần, trí tuệ xây dựng nhà nước ngày càng hoàn thiện.

5.5. Nhà nước muốn là của dân, nhà nước phải làm tốt bổn phận là người đại biểu thay mặt nhân dân, quyền hành nơi nhà nước là do nhân dân giao phó. Có nghĩa là quyền hành của nhân dân là quyền hành được thông qua người đại diện do dân cử ra.

6. Xây dựng Nhà nước trong sạch hoạt động có hiệu quả

6.1. Xây dựng đôi ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài

6.2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước

6.3. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng