TƯ DUY PHẢN BIỆN

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
TƯ DUY PHẢN BIỆN by Mind Map: TƯ DUY PHẢN BIỆN

1. Các dạng ngụy biện

1.1. Ngụy biện tương hợp

1.1.1. Ngẫu nhiên

1.1.2. Dựa vào sự kém cỏi

1.1.3. Đen - Trắng

1.1.4. Khái quát vội vã

1.1.5. Diễn đạt mập mờ

1.1.6. Dẫn sai quyền lực

1.1.7. Nhân quả sai

1.2. Ngụy biện không tương hợp

1.2.1. Tấn công cá nhân

1.2.2. Tấn công vào động cơ

1.2.3. Dựa vào uy tín cá nhân

1.2.4. Hai sai thành đúng

1.2.5. Dựa vào sức mạnh

1.2.6. Dựa vào tình cảm

1.2.7. Dựa vào đám đông

1.2.8. Bù nhìn

1.2.9. Cá trích đỏ (Đánh tráo luận đề)

1.2.10. Luận luận phức hợp

1.2.11. Lập luận vòng quanh

2. Đối tượng phản biện và công cụ hỗ trợ phản biện

2.1. Đối tượng phản biện

2.1.1. Phản biện để xác định đúng vấn đề cần giải quyết

2.1.2. Phản biện trên mục đích, mục tiêu, kết quả và hoạt động của tôi hay người khác

2.1.3. Phản biện trên ý tưởng và tính khả thi

2.1.4. Phản biện trên thực trạng của vấn đề, của sự việc, của thông tin

2.1.5. Phản biện trên mối tương quan của sự việc, của vấn đề với các yếu tố khác trong bối cảnh chung

2.2. Công cụ trợ giúp phản biện: Phản biện trên “mục tiêu, kết quả và hoạt động” của tôi hay nhóm, của người khác

2.2.1. Phản biện bằng công cụ Khung logic (Logical framework)

2.2.1.1. Giúp chúng ta tư duy logic tốt hơn

2.2.1.2. Thường có 1 mục đích và có vài mục tiêu, một vài/ nhiều kết quả, nhiều hoạt động

2.2.1.3. Mục tiêu phải SMART

2.2.1.3.1. S: specific - cụ thể

2.2.1.3.2. M: measurable - có thể đo lường được

2.2.1.3.3. A: achievable - có thể đạt được

2.2.1.3.4. R: realistic - thực tế

2.2.1.3.5. T: time-bound - trong khoảng thời gian nhất định

2.2.1.4. Các hoạt động đem lại kết quả cụ thể và giúp đạt được mục tiêu, mục đích cuối cùng

2.2.2. Phản biện dựa trên 5 thành tố REFEI

2.2.2.1. Tính liên quan (Relevance)

2.2.2.2. Tính hiệu quả (Effectiveness)

2.2.2.3. Tính bền vững (Sustainability)

2.2.2.4. Tính hiệu năng (Efficiency)

2.2.2.5. Tính tác động (Impact)

2.2.3. Phản biện bằng công cụ Sáu chiếc nón tư duy

2.2.3.1. Tư duy theo chiếc mũ màu trắng (nhìn sự kiện, sự việc, vấn đề khách quan và công tâm)

2.2.3.2. Tư duy theo chiếc mũ màu vàng (tích cực, lạc quan)

2.2.3.3. Tư duy theo chiếc mũ màu đen (tiêu cực, bi quan)

2.2.3.4. Tư duy theo chiếc mũ màu đỏ (cảm xúc, cảm tính)

2.2.3.5. Tư duy theo chiếc mũ màu xanh lá (tìm ý tưởng cho vấn đề, tìm giải quyết, tìm cách phát huy)

2.2.3.6. Tư duy theo chiếc mũ màu xanh dương (nhìn tổng quan)

2.3. Công cụ trợ giúp phản biện: Phản biện trên ý tưởng và tính khả thi, tính liên kết

2.3.1. Dùng sơ đồ tư duy (Mind map) giúp tìm ý tưởng, ý kiến để phản biện

2.3.2. Phản biện bằng Tư duy đa chiều (Different dimensions)

2.3.2.1. What: Chuyện gì? Mặt tốt – Mặt xấu: Tích cực – Tiêu cực: Lợi ích – Thiệt hại của sự việc?

2.3.2.2. Who: Người gây ra – người bị ảnh hưởng/ tác động?, Người khác có làm như vậy không? Người khác ứng xử như thế nào? Ai được hưởng lợi?

2.3.2.3. Where? Ở đâu?

2.3.2.4. When: Khi nào? Bao lâu? Dài hạn – Ngắn hạn.

2.3.2.5. Why: Nguyên nhân -> Kết quả (Nguyên nhân cốt lỗi là gì – tại sao? Hậu quả của nó là gì?

2.3.2.6. How: Như thế nào? Vậy là hợp lý hay vô lý? Bền vững – Không bền vững?

3. Nhập môn tư duy phản biện

3.1. Tư duy là gì

3.1.1. là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó ta chưa biết

3.2. Phản biện là gì

3.2.1. là huy động vốn tri thức, kinh nghiệm và năng lực lập luận, biện bác của mình để chỉ ra những điểm (đúng) sai /(hợp lý) bất hợp lý / (khả thi) bất khả thi / (khả dụng) bất khả dụng,… của đối tượng, vấn đề được đem ra tra vấn.

3.3. Tư duy phản biện là gì

3.3.1. Khái niệm: là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác nhau

3.3.2. Mục tiêu: Làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề

3.4. Lợi ích của Tư duy phản biện

3.4.1. Giúp chúng ta thu nạp kiến thức

3.4.2. Giúp tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết

3.4.3. Giúp củng cố các lập luận

3.4.4. Nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề

3.5. Rào cản

3.5.1. Thành kiến sâu sắc

3.5.2. Thành kiến quy kết

3.5.3. Tin vào những bình luận

3.5.4. Mơ hồ

3.5.5. Mặc nhiên thừa nhận quyền lực

3.5.6. Tổng quát hóa từ một vài quan sát

3.5.7. Sự tảng lờ hay thất bại trong việc thừa nhận

3.5.8. Sự ngẫu nhiên (luật của những con số lớn)

4. Lý thuyết lập luận

4.1. Các quy luật của Tư duy

4.1.1. Đồng nhất

4.1.1.1. Yêu cầu 1: Một từ chỉ được dùng trong suy luận với một nghĩa duy nhất, một khái niệm, một tư tưởng… không được thay đổi nội dung.

4.1.1.2. Yêu cầu 2: Những từ ngữ khác nhau có cùng nội dung, những tư tưởng tương đương về mặt logic, có cùng giá trị chân lý, phải được đồng nhất với nhau trong quá trình suy luận

4.1.1.3. Yêu cầu 3: Phạm vi ứng dụng phải được cụ thể hóa.

4.1.2. Phi mâu thuẫn

4.1.2.1. Yêu cầu 1: Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn trực tiếp.

4.1.2.2. Yêu cầu 2: Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn gián tiếp.

4.1.3. Loại trừ cái thứ 3

4.1.3.1. Yêu cầu 1: Phải ghi nhận hoặc là đúng, hoặc là sai một trong hai tư tưởng trái ngược nhau.

4.1.3.2. Yêu cầu 2: Phải thể hiện rõ giá trị logic của một tư tưởng khi trình bày về tư tưởng ấy.

4.1.4. Lý do đầy đủ

4.1.4.1. Yêu cầu 1: Chỉ được sử dụng các sự kiện có thật và có quan hệ nhân quả với sự kiện đang được xem xét làm căn cứ cho việc lý giải vấn đề.

4.1.4.2. Yêu cầu 2: Chỉ được sử dụng các tư tưởng mà tính đúng đã được khoa học chứng minh hay thực tế kiểm nghiệm là đúng

4.2. Suy luận

4.2.1. Tiền đề là một hay vài phán đoán cho sẵn có liên hệ logic với nhau để từ đó rút ra một phán đoán mới làm kết luận.

4.2.2. Kết luận là phán đoán mới được rút ra một cách hợp lôgích từ các tiền đề có liên hệ với nhau.

4.2.3. Cơ sở logic là các quy tắc mà suy luận dựa vào để rút ra kết luận đúng từ tiền đề xác thực cho sẵn

4.3. Chứng minh và bác bỏ

4.3.1. Chứng minh

4.3.1.1. Khái niệm: là cách thức tổ chức các luận cứ theo những quy tắc và quy luật logic nhằm xác lập mối liên hệ tất yếu giữa luận cứ và luận đề.

4.3.1.2. Phân loại chứng minh

4.3.1.2.1. Chứng minh trực tiếp

4.3.1.2.2. Chứng minh gián tiếp

4.3.2. Bác bỏ

4.3.2.1. Khái niệm: là thao tác logic dựa vào các luận cứ chân thực và các qui tắc, qui luật lôgíc để vạch ra tính chất giả dối của một luận đề nào đó.

4.3.2.2. Các hình thức của bác bỏ

4.3.2.2.1. Bác bỏ luận đề

4.3.2.2.2. Bác bỏ luận cứ

4.3.2.2.3. Bác bỏ luận chứng

4.4. Suy luận diễn dịch và quy nạp

4.4.1. Suy luận quy nạp

4.4.1.1. Quy nạp hoàn toàn

4.4.1.2. Quy nạp không hoàn toàn

4.4.2. Suy luận diễn dịch

4.4.2.1. Suy luận diễn dịch trực tiếp

4.4.2.1.1. SLDD trực tiếp với tiền đề là PĐ đơn

4.4.2.1.2. SLDDTT với tiền đề là PĐ phức

4.4.2.2. Suy luận diễn dịch gián tiếp

4.4.2.2.1. TĐL có các tiền đề là PĐ đơn

4.4.2.2.2. TĐL có tiền đề là PĐ phức