Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Handout 26Skills by Mind Map: Handout 26Skills

1. 19. Giao tiếp và tương tác xã hội

1.1. Mục tiêu

1.1.1. Những khó khăn khi không có kỹ năng Giao tiếp và tương tác xã hội

1.1.2. Ảnh hưởng của kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội trong cuộc sống

1.1.3. Những giải pháp rèn luyện hoặc cách cải thiện kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội

1.2. Định nghĩa

1.2.1. Kỹ năng giao tiếp là khả năng chúng ta thể hiện bản thân và khiến người khác hiểu thông điệp mà mình muốn truyền tải. Người khởi nghiệp cần kỹ năng giao tiếp tốt cùng với các kỹ năng khác. Ví dụ, để giải thích những lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của anh ấy và thuyết phục người khác mua nó. Người khởi nghiệp cũng cần mạng lưới quan hệ cần phát triển các mối quan hệ xã hội. Anh ấy phải củng cố các mối quan hệ hiện có và tạo ra những mối quan hệ mới để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình và học hỏi từ những người khác.

1.3. Hoạt động hiện có

1.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: TRUTH OR DARE HÌNH THỨC: 6 nhóm THỜI LƯỢNG: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Phần này trainer sẽ chuẩn bị: - Trainer sẽ chuẩn bị web random. - 2 mẩu giấy trắng và viết "Truth" hoặc "Dare" tương ứng mỗi mẩu. YÊU CẦU: Đại diện mỗi nhóm sẽ chọn mẩu giấy: - Nếu bốc trúng "Truth": Từng thành viên sẽ kể về thích gì và sợ gì cho mọi người biết. - Nếu bốc trúng "Dare": Học viên sẽ truyền tải cho mọi người một thông điệp thông qua một bức tranh vẽ nhanh hoặc chuẩn bị một bài hát và nói về thông điệp đó cho mọi người biết. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: - Trainer sẽ random ngẫu nhiên. - Khi random trúng số nhóm nào, trainer sẽ đưa 2 tờ lên cho đại diện nhóm chọn và thực hiện thử thách hoặc nói về sự thật. DEBREF: Với hoạt động này, các em sẽ biết cách tương tác với mọi người trong nhóm, cũng như giao tiếp với mọi người bằng cách tuyên truyền từ những thông điệp. FUNWORK: Sau khi thực hiện hoạt động này, học viên học có thể áp dụng cách truyền tải thông tin thông qua cách vẽ tranh hoặc bài hát để tuyên truyền

1.3.2. Trận chiến âm thanh Số lượng người tham gia: 4 đội, mỗi đội 5 – 7 người Dụng cụ: mỗi bạn 1 headphone Cách thức chơi: mỗi đội xếp thành hàng dọc và đeo headphone có bật nhạc âm lượng đủ to để bạn không nghe được bên ngoài. Mỗi đội cử 1 bạn để xem câu đối hoặc một câu thành ngữ bất kỳ của chương trình và truyền lần lượt cho đồng đội từ người đầu đến người cuối. Đội nào trả lời được nhiều đáp án hơn trong thời gian quy định sẽ chiến thắng.

1.4. Tools

1.5. Áp dụng

1.5.1. - Những khó khăn trong giao tiếp của tôi là - Ảnh hưởng của giao tiếp đến học tập và cuộc sống của tôi - Nguyên nhân dẫn dến những khó khăn đó - Một số giải pháp để tôi có thể cải thiện là

1.6. Câu chuyện

1.6.1. -

1.6.1.1. Khi còn trẻ, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett từng rất sợ phát biểu trước đám đông. Tuy nhiên, ông nhận ra mình sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì nếu không trau dồi kỹ năng giao tiếp của mình cho thật vững vàng. Vì thế, khi đang học thạc sĩ tại trường Columbia, vị tỷ phú này quyết định sẽ tham gia khóa học diễn thuyết trước công chúng Dale Carnegie Dù vậy, Warren Buffett vẫn sợ hãi tới mức không dám đi. Phải mất vài tháng, sau khi lại nhìn thấy tờ rơi quảng cáo của khóa học, ông mới hạ quyết tâm thử sức. Lần này, nhà đầu tư tài ba này đã không bỏ giữa chừng, thậm chí còn trả tiền trước để động viên bản thân đi học. Những kỹ năng mà ông học được đã giúp ông chuyển từ sự vụng về sang tự tin, giúp ông thành công trong lĩnh vực kinh doanh về sau. Nếu có dịp được tham quan văn phòng của Warren Buffett, bạn sẽ không bao giờ thấy ông treo bằng đại học hay bằng thạc sĩ trên tường như nhiều người khác. Thứ sẽ đập ngay vào mắt bạn là chứng chỉ hoàn thành khóa học Dale Carnegie. Bởi lẽ, ông cho rằng, nhờ tự tin hơn vào kỹ năng giao tiếp của mình, ông mới có thể thành công như ngày hôm nay. Thông điệp: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngay từ bây giờ nếu không thể giao tiếp và nói chuyện với người khác, không thể vượt qua cái tôi, các em đang bỏ lỡ tiềm năng của chính mình.

2. 14. Làm điều không mong muốn

2.1. Mục tiêu

2.1.1. Giải thích được tại sao chúng ta cần làm những điều mà bản thân không mong muốn?

2.1.2. Biết được mối liên hệ giữa làm điều không mong muốn có liên quan gì đến khởi nghiệp

2.1.3. Làm cách nào để có thể thực hiện những điều mà bản thân không thích làm?

2.2. Định nghĩa

2.2.1. Động lực bản thân rất quan trọng vì người khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn trên đường đi, nhưng chỉ vì có khát khao thành công, có thể tìm mọi cách để vượt qua những trở ngại đó. Do vậy, người khởi nghiệp thường không cần ai đó nói nhắc nhở phải làm gì, vì họ có thể thúc đẩy ý tưởng của riêng mình và hành động để hoàn thành nó vì anh ta muốn thành công và thích những gì mà mình làm. Một người khi khởi nghiệp làm được những điều mà anh ta không muốn hay chưa từng làm trước đó, anh ta có sự can đảm và không ngại ngần.

2.2.2. Tại thời điểm có nhiều thay đổi đang diễn ra, cả chủ doanh nghiệp và nhân viên đều cần phải năng động và thỉnh thoảng tự "tái tạo" lại chính mình. Có nhiều ngành công nghiệp phải chịu những biến đổi đáng kể, điều này làm cho các doanh nghiệp trở nên không còn phù hợp trừ khi họ tự điều chỉnh theo những thay đổi và môi trường đang thay đổi. Sự thích nghi này đòi hỏi sự hiểu biết về thực tế, khả năng lập kế hoạch, thực hiện và hành động thực tế.

2.3. Hoạt động hiện có

2.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: BẠN SẼ LÀM GÌ NẾU CÓ THÊM 3 GIỜ NỮA? HÌNH THỨC: cá nhân THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Giấy A4, bút YÊU CẦU: Viết những điều các em có thể làm nếu có thêm 3 giờ mỗi ngày. Mỗi bạn sẽ có 1 tờ giấy A4, 1 bút. Sau đó, viết những điều mà mỗi cá nhân có thể làm nếu được thêm 3 giờ đồng hồ mỗi ngày. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Khi học viên viết xong, trainer sẽ thu thập và cùng nhau thảo luận về nguyên nhân vè tìm cách thúc đẩy tự giác làm. DEBREF: Những điều mà học viên viết ra, đều là những điều mà các em không cần ai nhắc nhở nhưng vẫn thực hiện được, và hoạt động này là tiền đề tìm nguyên nhân và tìm cách thúc đẩy các em có thể tự giác làm mọi thứ dù là không thích.

2.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: TÁI CHẾ ĐA NĂNG HÌNH THỨC: ghép đôi THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Giấy báo, ống hút YÊU CẦU: Các em sẽ vò những tờ giấy báo có dạng hình cầu. Mỗi học viên sẽ nhận được một ống hút, và gộp thành một đôi, các em cần thổi bóng và đưa nó đến cuối sân và trở lại. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ đi ra sân bóng rổ hoặc hành lang, đưa cho mỗi 2-3 học viên một tờ báo và yêu cầu các em vò nó thành quả bóng nhỏ nhất có thể. DEBREF: Hoạt động này thể hiện mong muốn bên trong của các em để tiếp tục làm những gì các em yêu thích. Nếu thời gian vẫn còn, có thể đi thêm một vòng nữa.

2.4. Áp dụng

2.4.1. - Điều tôi không muốn làm là - Tại sao tôi không muốn làm điều đó - Một suy nghĩ chín chán về điều tôi không muốn làm có tốt không - Giải pháp hoặc một suy nghĩ tích cực về điều mà tôi không muốn làm

2.5. Câu chuyện

2.5.1. Aaron Rasmussen mê chơi game, người mẹ đã bắt anh phải ghép thời gian chơi game trên máy tính với thời gian học các kỹ năng như đánh máy hoặc lập trình. Bây giờ, anh ấy là một CTO. Anh ấy cũng là một gia sư toán ở trường tiểu học, và mẹ anh ấy đã khuyên anh ấy nên tìm ra ba cách khác nhau để giải thích điều tương tự cho những học sinh đang gặp khó khăn. Anh ấy vẫn làm điều này khi cố gắng truyền đạt ý tưởng. Với tư cách là người đồng sáng lập một công ty giáo dục, anh thừa nhận rằng “mọi người đều học khác nhau”. Để có thể hạn chế thời gian chơi game của Rasmussen, người mẹ đã hướng anh đến con đường lập trình và trở thành một người thành công với công ty của mình có tên MasterClass. Thông điệp: Ba mẹ nên khuyến khích con làm điều không mong muốn, nó có thể giúp các con bổ sung nhiều kiến thức, và tạo ra thành công.

3. 15. Khả năng đối diện với thất bại

3.1. Mục tiêu

3.1.1. Hiểu được tại sao nên cần có Khả năng đối diện với thất bại

3.1.2. Khả năng đối diện với thất bại quan trọng như thế nào khi làm tiền đề cho khởi nghiệp

3.1.3. Giải pháp cải thiện khả năng đối diện với thất bại

3.2. Định nghĩa

3.2.1. Một trong những đặc điểm của doanh nhân là dũng khí dám làm và không sợ thất bại. Là một doanh nhân có nghĩa là có thể thực hiện ước mơ mà không sợ thất bại. Suy cho cùng, nếu chúng ta nghe theo sợ hãi, không cố gắng, không dám, rồi sẽ không thành công. Mọi doanh nhân đều gặp những thất bại trong việc thực hiện "mục đích lớn". Một trong những điểm khác biệt giữa một doanh nhân thất bại và một doanh nhân thành công là họ sẵn sàng tiếp tục đối mặt với những thất bại và không bỏ cuộc hay tuyệt vọng.

3.2.2. Thất bại là một chuỗi những bài học mà mọi đứa trẻ phải trải qua. Trẻ học và hoàn thiện sau nhiều lần thất bại. Thất bại là yếu tố của sự phát triển. Một người khởi nghiệp không phải lúc nào cũng thành công. Đôi khi gặp thất bại, nhưng anh không từ bỏ. Anh ấy tiếp tục tiến về phía trước và rút ra bài học cho bản thân mình.

3.3. Hoạt động hiện có

3.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: KHÔNG NGẠI THẤT BẠI HÌNH THỨC: Nhóm 5-6 bạn THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Một vật bất kỳ, có thể là cuốn sổ chẳng hạn. YÊU CẦU: Di chuyển bàn tay đang cầm tay bạn mình theo hướng của cuốn sách và những bạn khác cũng sẽ di chuyển cùng hướng và học sinh cuối cùng trong hàng chạm vào cuốn sách. CGỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Một nhóm gồm 5-6 học viên, các em sẽ đứng thành một hàng và các em nắm lấy tay nhau. Tiếp theo tất cả các em đều nhắm mắt trừ người đầu tiên. Trainer sẽ đưa cho bạn gần cuối đang nhắm mắt cầm cuốn sách. Các học viên mở mắt nhìn thấy cuốn sách ở đâu thì nên di chuyển bàn tay đang cầm tay bạn mình theo hướng của cuốn sách, và người bạn di chuyển bàn tay khác cùng hướng. Cứ như vậy cho đến khi người được cho là chạm vào vật đó và di chuyển bàn tay theo những gì người khác di chuyển. Sau đó người đầu tiên lại di chuyển bàn tay của mình và cứ thế cho đến khi người sau chạm vào cuốn sách. DEBREF: Số lượng người tham gia hoạt động này càng lớn thì cơ hội thành công càng nhỏ. Do đó, có khả năng những người tham gia sẽ gặp thất bại hoặc khó khăn và cần đối diện những thất bại đó để đưa rút ra kinh nghiệm.

3.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: CẢM GIÁC THẤT BẠI HÌNH THỨC: chia cả lớp làm 5 nhóm THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Bộ đồ chơi rút gỗ YÊU CẦU: Hãy trở thành tòa gỗ cao nhất so với các nhóm còn lại nhưng không được để đổ quá 3 lần. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ quan sát và theo dõi và sau khi tìm được đội có tòa gỗ cao nhất hãy yêu cầu nhóm chiến thắng chia sẻ về chiến lược mà cả nhóm đã giành được chiến thắng. DEBREF: Sau nhiều lần làm đổ, các em sẽ bàn với nhau biện pháp đễ cho tòa gỗ được giữ thăng bằng và được cao lên. Điều này giúp các bạn có thể kiên cường đối diện với thất bại nhiều lần làm đổ nhưng vẫn có cách cải thiện chúng.

3.4. Áp dụng

3.4.1. - Điều tồi tệ gì đang xảy ra với tôi? - Lý do tôi không chấp nhận điều tồi tệ đó - Một góc nhìn khác về vấn đề tồi tệ đó bằng sự tử tế (Có nên chấp nhận hay xem đó là động lực để cải thiện): - Điều gì khuyến khích tôi tiếp tục đối diện với thất bại? - Làm thế nào để tôi nhìn nhận và dám đối diện với thất bại đó?

3.5. Câu chuyện

3.5.1. Outbrain được thành lập bởi Yaron Galai và Ori Lahav, cả hai đều là sĩ quan trong Hải quân Israel. Đó là một nền tảng quảng cáo web hiển thị các hộp liên kết đến các trang trong các trang web. Outbrain hiển thị các liên kết đến các trang của các trang ngoài nội dung được tài trợ, tạo ra doanh thu từ các trang sau. Ít ai biết được đằng sau sự thành công của Yaron Galai – CEO kiêm nhà sáng lập của Outbrain là một người mẹ luôn tin tưởng con kể cả khi những thất bại làm vị CEO chùn bước. Quá trình trưởng thành, Yaron đã đặt học hành sau việc lập trình Commodore 64 hay chơi bóng đá. Khi mẹ của anh bị gọi lên gặp thầy hiệu trưởng để nói chuyện về một vài lần thi trượt của Galai, bà ấy giải thích rằng những đam mê của con trai bà ấy là quan trọng nhất với bà. Chính sự tin tưởng, ủng hộ và hỗ trợ hết mình của người mẹ đã giúp Yaron không ngừng tiến về phía trước và đạt được thành công như hiện tại. Bây giờ, Yaron Galai không để sự sợ hãi thất bại (hay những buổi gặp gỡ làm ăn căng thẳng) chen ngang vào đam mê của anh ấy. Thông điệp: Thất bại sẽ là một động cơ tuyệt vời nếu các em biết đối diện đúng cách.

4. 16. Quyết đoán và kiên định

4.1. Mục tiêu

4.1.1. Tìm hiểu mức độ về tính Quyết đoán và kiên định của bản thân

4.1.2. Làm thế nào để phát triển kỹ năng quyết đoán và kiên định

4.1.3. Kỹ năng này cần thiết như thế nào đối với một nhà khởi nghiệp?

4.2. Định nghĩa

4.2.1. Một trong những lý do phổ biến nhất khiến doanh nhân thất bại và đóng cửa doanh nghiệp là thiếu quyết đoán và kiên định. Những người không quyết đoán và kiên định cho đến khi thành công có xu hướng nhảy từ ý tưởng này sang ý tưởng khác khi gặp khó khăn. Nếu bạn không cố gắng vượt qua những trở ngại, không một ý tưởng nào của bạn sẽ có cơ hội phát triển thành một điều gì đó thành công. Ngược lại, các doanh nhân thành công nói về những khó khăn mà họ phải đối mặt. Đôi khi với sự sáng tạo tuyệt vời .

4.2.2. Quyết đoán là khả năng đưa ra quyết định một cách kịp thời, dứt khoát. Cụ thể hơn, đó là khả năng đưa ra quyết định dựa trên sự phân tích một cách đầy đủ, rõ ràng về vấn đề, đồng thời nắm bắt được xu hướng diễn biến và kết quả đạt được, với sự tự tin và tinh thần trách nhiệm của người đưa ra quyết định. Sự quyết đoán luôn chứa đựng trong đó sự tự tin, hiểu biết với thái độ dứt khoát, quả quyết và nghiêm túc. Một người khởi nghiệp tiếp tục cố gắng nhiều lần cho đến khi đạt được thành công. Nhưng nếu anh ta thấy rằng anh ta không thành công theo một cách nào đó thì anh ta sẽ thử một cách khác, chỉ bằng cách này mới có thể cải thiện và tăng cơ hội thành công.

4.3. Hoạt động hiện có

4.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: KHÔNG RỜI XA NHAU HÌNH THỨC: chia làm 4 đội THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: giấy trắng, bút lông hoặc bút màu nổi dễ nhìn, keo hai mặt. YÊU CẦU: Vẽ dấu chân lên giấy, xếp chúng thành 1 hàng, và cùng nhau nhảy tiến lên trước mà vẫn là một nhóm. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer phát giấy trắng cho các bạn, yêu cầu các học viên cởi giày và vẽ 2 bàn chân lên tờ giấy đó tùy hướng và kéo các tờ giấy lại với nhau nằm trên một trang dọc. Nên giữ chúng không bị trọt bằng cách dán keo xuống để cố định. Tiếp theo, các học viên đứng sẵn vào một hàng đã đặt các trang thành một hàng và nhảy lên đôi chân phía trước, miễn sao các em vẫn đứng trong hàng vào đúng chiều chân đã xếp trước đó. Do đó, các em hãy luu ý xác định đúng chiều của đôi bàn chân trước mình để không bị trượt ngã và nên nhảy cùng nhau. DEBREF: Từ hoạt động này, các em tìm được quyết tâm thành công bằng cách là một đội đoàn kết để có thể hoàn thành thử thách này với kết quả tốt nhất.

4.3.2. (BỔ SUNG) TÊN HOẠT ĐỘNG: KHÔNG BỎ CUỘC HÌNH THỨC: nhóm 4 bạn THỜI LƯỢNG: 15 Phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Trainer chuẩn bị: 1 video có một cô bé cố gắng leo lên yên con ngựa, 1 tờ giấy A4, bút chì YÊU CẦU: Từ video đó, các em hãy thảo luận: Các em nghĩ gì về cô bé đó? Mỗi nhóm sẽ phải viết 4 vấn đề, tương ứng 4 bạn của mỗi nhóm. Mỗi bạn hãy viết vào giấy 1 sự việc hoặc một vấn đề tâm đắc nhất mà em đã cố gắng rất nhiều lần để đạt được. Có thể trả lời theo mẫu sẵn sau đây: - Vấn đề mà tôi cố gắng nhiều lần là: - Tôi đã thực hiện bao nhiêu lần mới có thể thành công? - Những lúc tôi không thực hiện được, tôi đã có những ý định bỏ cuộc không? - Có tác động nào khiến tôi nỗ lực để đạt được mục tiêu đó không? Nếu có hãy kể tác động đó là gì? - Một bài học sau khi tôi đạt được mục tiêu đó: GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ cho các bạn xem 1 video có một cô bé cố gắng leo lên yên ngựa, sau rất nhiều lần cô bé đã thành công, hãy cho các bạn thảo luận về video này. Tiếp theo, học viên được trainer phát mỗi nhóm 1 tờ giấy A4 có kẻ sẵn chia làm 4 phần dành cho 4 thành viên của mỗi nhóm và viết điều thành công mà các em đã cố gắng nhiều lần để đạt được. Cuối cùng, trainer sẽ thu thập lại và bốc ngẫu nhiên một nhóm và nói về các vấn đề đó và thảo luận với các bạn khác về vấn đề đó (Có thể dành cho mỗi bạn trong nhóm đó một lời khen). DEBREF: Khi các học viên thực hiện hoạt động này, các bạn có thể nhớ lại những sự việc đã qua và kể cho nhau nghe. Từ đó, các bạn có thể lan tỏa sự quyết đoán và kiên định của mỗi cá nhân cho mọi người và khi làm bất cứ điều gì cũng luôn chắc chắn và thực hiện cho đến khi đạt được kết quả đã đề ra.

4.4. Áp dụng

4.4.1. - Các biểu hiện chưa quyết đoán và kiên định của tôi là - Tác hại khi tôi chưa có tính quyết đoán và kiên định - Nguyên nhân - Giải pháp cải thiện

4.5. Câu chuyện

4.5.1. Steve Jobs - cựu điều hành Apple phần lớn đều kiên định và quyết đoán từ những ý tưởng từng bị nhận xét là quái dị về thiết kế về Iphone hay quan điểm làm việc “khác người” như: không làm nô lệ cho nhóm khách hàng mục tiêu, làm việc cảm tính nhưng yêu cầu cao về sáng tạo và không bao giờ nói đến phương châm tối đa hóa lợi nhuận và cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, mọi sự sáng tạo công nghệ, dù được mệnh danh là có cái đầu sáng tạo hoàn hảo trong lịch sử, song những quyết định “quá ngây thơ” của một thời của Jobs đã khiến nhà cựu điều hành này thất bại tơi bời đến mức từng bị hất cẳng khỏi Apple. Chiến lược “rước giặc về bộ máy lãnh đạo” - CEO Google chêm chệ ngồi trong hàng ghé lãnh đạo của Apple suốt 3 năm từ 2006 - 2009 để Android dọa đến tính mạng của hệ điều hành Apple và sau đó phải gánh một vố đau đớn là bị chính thức hất cẳng bởi chính quân át chủ bài mà mình chiêu mộ hay quyết định hậm hực bán 22% cổ phần Apple. Đó là những lần quyết đoán sai thời điểm và khiên Jobs gần như lâm vào bước đường cùng. Nhưng chính những lần thất bại ấy làm nền tảng để Jobs khẳng định tên tuổi của mình ở một chân trời mới và trở thành nguồn cảm hứng thôi thúc hành động “tạo nên sự khác biệt ở những người trẻ khởi nghiệp”. Thông điệp: Biết quyết đoán và kiên định, nó giúp các biết cách ứng xử trước nhiều tình huống và thời điểm khác nhau, là hành trang tuyệt vời để giúp trẻ vào đời.

5. 17.Tập trung cao

5.1. Mục tiêu

5.1.1. Phân biệt giữa tập trung và không chăm chỉ hoặc không thông minh

5.1.2. Tầm quan trọng của kỹ năng tập trung cao

5.1.3. Cách rèn luyện để có kỹ năng tập trung cao

5.2. Định nghĩa

5.2.1. Chưa tìm ra ĐN của cô Galit

5.2.2. Kỹ năng tập trung được hiểu là một trạng thái, trong đó toàn bộ sự chú ý chỉ tập trung vào một thứ duy nhất và không để ý đến mọi thứ khác. Người thành công biết lắng nghe mọi thứ xung quanh sẽ tăng cơ hội thành công hơn, anh ta nhận được nhiều lời khuyến nghị, nghe phản hồi và học hỏi từ những người khác và do đó anh ta luôn luôn cải thiện mọi thứ cho đến khi đạt được thành công.

5.3. Hoạt động hiện có

5.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: BẠN NHÌN THẤY ĐIỀU GÌ? HÌNH THỨC: THỜI LƯỢNG: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Trainer chuẩn bị một hình ảnh có thể tưởng tượng nhìn ở nhiều góc độ YÊU CẦU: Nhìn vào hình ảnh và phát biểu về những gì thấy được. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Traner sẽ đưa ra một hình ảnh có thể nhìn thấy nhiều hơn một góc. Sau đó, yêu cầu các học viên của mình hãy phát biểu về những gì các em thấy được từ hình ảnh đó. DEBREF: Những gì các em thấy từ hình ảnh của hoạt động này sẽ giúp các em hiểu rằng, mỗi người sẽ có cách nhìn nhận một vấn đề đa chiều, đa hướng. Do đó, các em cần có sự tập trung chú ý lắng nghe để hiểu rõ vấn đề đó ở nhiều góc cạnh, ngay cả khi mình luôn cho ý kiến của mình mới là đúng.

5.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: LẮNG NGHE ĐIỀU THÚ VỊ HÌNH THỨC: THỜI LƯỢNG: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: 2 xô màu khác nhau, 2 xấp giấy ghi chú có màu tương ứng với 2 xô, bút. YÊU CẦU: Viết những điều khám phá được và cách cải thiện, sau đó lắng nghe về những điều đó với mọi người. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ cho các học viên đặt hai cái xô lên bàn và dán một tờ giấy ghi chú màu khác nhau trên mỗi cái xô, những tờ giấy ghi chú này sẽ đợc trao cho học viên - mỗi học viên sẽ nhận được hai tờ giấy ghi chú, mỗi màu một tờ. Tiếp theo, trainer sẽ yêu cầu mỗi học viên viết nặc danh trên một tờ giấy ghi chú một điều mà mình đã khám phá được và trên tờ thứ hai sẽ viết về điều mình nên cải thiện trong lớp hoặc trong trường Mỗi học viên sẽ bỏ các mẩu giấy đó vào thùng theo màu của tời giấy đó. Sau đó trainer sẽ trộn các mẩu giấy từng thùng và bốc ngãu nhiên 1 số mẩu để viết lên bảng mỗi bên: tự tích cực và cải thiện. Điều đó sẽ giúp các bạn thấy được những khám phá hoặc những cách cải thiện tích cực từ nhiều suy nghĩ khác nhau. DEBREF: Các học viên sẽ cùng nhau nghĩ về những điều tích cực trong lớp học và cách chúng ta có thể làm những điều chúng ta cần phải cải thiện. Và đặc biệt ở hoạt động này, chủ yếu muốn nhấn mạnh cho các em biết rằng mình cần phải biết chú ý lắng nghe người khác.

5.4. Tools

5.5. Áp dụng

5.5.1. - Vấn đề không tập trung của tôi là - Những tác động khiến tôi không tập trung - Nguyên nhân chủ yếu làm tôi không tập trung - Một giải pháp giúp tập trung cao

5.6. Câu chuyện

5.6.1. Lúc 10 tuổi, Benjamin Franklin rời trường học để trở thành thực tập sinh tại công ty của cha mình. Đến tuổi thiếu niên, ông không hề thể hiện bất cứ một tài năng hay năng khiếu đặc biệt nào ngoại trừ niềm đam mê với sách. Nửa thế kỷ kể từ khi Franklin qua đời, ông là một trong những chính trị gia, nhà phát minh nổi tiếng nhất nước Mỹ, đồng thời cũng là một doanh nhân thành công và tác giả của rất nhiều đầu sách được hàng triệu độc giả biết đến. Xuyên suốt quãng đời trưởng thành của Benjamin Franklin, ông tập trung và kiên trì với việc dành một giờ mỗi ngày cho quá trình học tập có chủ đích (Deliberate learning). Thời gian học của Franklin bao gồm: Dậy sớm để đọc và viết. Thiết lập mục tiêu tăng trưởng cá nhân (chẳng hạn như một danh sách các đức tính tốt cần rèn luyện) và theo dõi kết quả. Thành lập một câu lạc bộ dành cho những người thợ thủ công và thương nhân có cùng một khao khát như ông là cải thiện chính bản thân mình và giúp đỡ cộng đồng. Biến ý tưởng thành thử nghiệm. Những câu hỏi chiêm nghiệm (refection) vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần Franklin tập trung dành thời gian trong một ngày bận rộn của mình để thực hiện quy tắc 5 giờ và dành ít nhất một giờ học tập thì ông đều không làm được nhiều việc trong những ngày đó. Tuy nhiên, trong dài hạn thì đó là khoản đầu tư tuyệt vời nhất mà ông đã thực hiện. Quy tắc 5 giờ của Franklin đã cho thấy một ý tưởng đơn giản rằng theo thời gian, những người thông minh nhất và thành công nhất đều là những người học tập không ngừng, tập trung và có chủ đích. Thông điệp: Kỹ năng tập trung cao là chìa khóa của sự thành công. Khả năng tập trung của các em phụ thuộc vào sự rèn luyện và kiên trì có chủ đích.

6. 18. Ý thức phát hiện sự thay đổi xung quanh

6.1. Mục tiêu

6.1.1. Những tác hại khi không có Ý thức phát hiện sự thay đổi xung quanh

6.1.2. Ý thức phát hiện sự thay đổi xung quanh ảnh hưởng thế nào đến tư duy của một người khởi nghiệp

6.1.3. Cách cải thiện và có Ý thức phát hiện sự thay đổi xung quanh hơn

6.2. Định nghĩa

6.2.1. Cơ hội luôn ở quanh chúng ta, nhưng có những người biết cách xác định chúng và biết phải làm gì với chúng nhưng những người khác thì lại không. Một đứa trẻ có kỹ năng ý thức phát hiện sự thay đổi xung quanh biết lắng nghe mọi thứ xung quanh sẽ tăng cơ hội thành công hơn. Bên cạnh đó, trẻ nhận được nhiều lời khuyến nghị, nghe phản hồi và học hỏi từ những người khác, giúp trẻ trẻ có thể cải thiện mọi thứ cho đến khi đạt được thành công.

6.3. Hoạt động hiện có

6.3.1. Hoạt động 1: TÊN HOẠT ĐỘNG: HÀNH ĐỘNG Ý NGHĨA. HÌNH THỨC: nhóm 3 bạn THỜI LƯỢNG: 15-20 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Trainer chuẩn bị một video tại một công viên dành cho chó YÊU CẦU: Có một vấn đề là nhiều người thấy ồn từ công viên, khiến họ phiền nhiễu, các học viên cần đưa ra những ý tưởng khác nhau để giải quyết vấn đề đó. có một vấn đề là nhiều người thấy ồn từ công viên, khiến họ phiền nhiễu, các học viên cần đưa ra những ý tưởng khác nhau để giải quyết vấn đề đó. Học viên cần thảo luận và đưa ra những ý tưởng giải quyết được các vấn đề trong video từ trainer trình chiếu (Ví dụ: Cơ hội làm người giữ chó, thu gom khi chó đi đại tiện,...) GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer giới thiệu cho học viên một video về những gì thực hiện trong công viên dành cho chó. Tiếp theo, trainer sẽ hỏi các học viên thấy gì trong video và có thấy bất kỳ nhu cầu hoặc vấn đề nào có thể biến thành cơ hội khởi nghiệp không. Sau đó, các em sẽ thảo luận và đưa ra những gì thấy được. (Ví dụ: Cơ hội làm người giữ chó, thu gom khi chó đi đại tiện,...) Khi các em đã đưa ra ý tưởng của mình, trainer sẽ trình bày một bài đăng trên Facebook thể hiện nhu cầu và các vấn đề đã thảo luận. Khi học viên đã đưa ra được các ý tưởng, trainer và các em sẽ cũng thảo luận xem giải pháp đó đã đủ tốt hay chưa, hoặc có cần cải thiện không. DEBREF: Tại hoạt động này, các em cần phải biết cách quan sát và suy luận những giải pháp cho các vấn đề thường có tại công viên dành cho chó. Điều đó giúp các em tư duy, suy nghĩ và tăng khả năng quan sát.

6.3.2. Hoạt động 2: TÊN HOẠT ĐỘNG: LẪN VÀO HÌNH THỨC: nhóm 5 bạn ngẫu nhiên THỜI LƯỢNG: 5 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Không cần dụng cụ. YÊU CẦU: Thực hiện theo lời hô của trainer GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ yêu cầu các bạn đứng thành một đám đông và cho đến khi trainer nói to: "Nhóm gồm 5 bạn" Các bạn sẽ phải nhập nhóm bất kỳ theo số lượng mà trainer đã nói. Những học viên bị thừa sẽ phải nhảy lò cò cho đến những lần hô tiếp theo của trainer. DEBREF: Với hoạt động này hầu hết sẽ cần đến sự nhận thức và hoạt động nhanh chóng của các em.

6.3.3. Hoạt động 3: TÊN HOẠT ĐỘNG: LÃNG QUÊN HÌNH THỨC: THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Không có dụng cụ YÊU CẦU: Các em sẽ thảo luận về những câu hỏi mà trainer đặt ra sau khi được trainer cho xem 1 video ví dụ ngược lại về nhận thức môi trường. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ trình bày cho các học viên một ví dụ ngược lại về nhận thức môi trường. Đoạn video cho thấy một anh chàng thường xuyên đắm chìm trong điện thoại và không thai gia vào những gì đang xảy ra xung quanh. Hỏi các học viên xem các em nghĩ anh ta đang mất gì? Các em có thấy mình trong hình ảnh đó không? Chúng ta có thể làm gì để tránh bản thân mình giống như anh ấy? DEBREF: Sau hoạt động này, các bạn sẽ biết tôn trọng không làm việc riêng khi họp bạn bè, gặp bạn bè hoặc thậm chí khi nói chuyện với mọi người.

6.4. Tools

6.4.1. 4 bước để có ý thức hơn: RROG Realize: Nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân Reflect: Suy ngẫm về hành động của mình thiếu sự tập trung Observe: tập trung quan sát các sự vật, sự việc và mọi người xung quanh Get feedback: Nhận những phản hồi để biết cách cải thiện

6.5. Áp dụng

6.5.1. Kẻ bảng điền khung RROG: - 2 cột: điểm mạnh; điểm yếu - Một hành động thiếu tập trung: - Nếu tập trung, tôi phát hiện: - Một giải pháp hoặc cách rèn luyện để có được ý thức phát hiện sự thay dổi xung quanh:

6.6. Câu chuyện

6.6.1. Khi Obama trở thành tổng thống, hàng xóm của ông thậm chí còn hạnh phúc hơn cả ông. Bởi lẽ người hàng xóm tự nhiên có thể bán "căn nhà cạnh nhà Tổng thống" với giá 3 triệu đôla. Tuy nhiên, ông ta lại không vui được bao lâu. Bởi lẽ mặc dù có nhiều người rất quan tâm đến ngôi nhà của ông, nhưng cũng không ai dám mua nó. Thì ra mọi người đều lo lắng rằng họ sẽ sống dưới sự giám sát chặt chẽ và không có sự riêng tư nào cả. Người hàng xóm không có lựa chọn nào khác ngoài việc bán ngôi nhà cho một chàng trai trẻ tên Daniel với mức giá 1,4 triệu đô la. Người chủ mới Daniel đã biến ngôi nhà thành trường mẫu giáo, và nơi đây được biết đến là trường mẫu giáo an toàn nhất ở Hoa Kỳ, nó đã thu hút vô số người giàu gửi con đến học tại đây. Không chỉ vậy, Daniel còn bán đấu giá một bức tường bên ngoài, bởi lẽ quảng cáo trên bức tường đó sẽ thường xuyên đc quay lên tivi. Daniel đã kiếm được bộn tiền từ việc này. Thông điệp: Cơ hội xung quanh mỗi người là vô cùng nhiều nhưng mỗi người lại nhận thức khác nhau và có cách khai thác và sử dụng cơ hội đó khác nhau, và do vậy kết quả mang lại cũng khác nhau. Ý thức và phát hiện sự thay đổi xung quanh sẽ giúp các em biết nắm bắt đúng cơ hội từ đó đạt được những thành tựu vô cùng đột phá!

7. 20. Tư duy phản biện

7.1. Mục tiêu

7.1.1. Sự cần thiết của kỹ năng Tư duy phản biện

7.1.2. Những khó khăn khi không có tư duy phản biện

7.1.3. Giải pháp cải thiện kỹ năng Tư duy phản biện

7.2. Định nghĩa

7.2.1. Để một doanh nhân thành công, cần phải có một tư duy phản biện, không chấp nhận những điều hiển nhiên và đúng đắn. Do vậy, khi phát triển tư duy phản biện , trước tiên chúng ta phải tin vào bản thân, vào khả năng phán đoán của mình và có sự tự tin. Vì tư duy phản biện đóng một vai trò thiết yếu trong việc đặt câu hỏi và tìm kiếm giải pháp. Nếu không có một giải pháp đủ tốt, thì dự án tiếp theo có thể được hình thành.

7.2.2. Người khởi nghiệp không chấp nhận mọi thứ như hiện tại, anh ta xem xét, hỏi và đặt ra câu hỏi - điều đó giúp anh ta nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo ở tất cả các giai đoạn khởi nghiệp. Chính vì vậy, tư duy phản biện có nghĩa là trước khi đưa ra quyết định hay lập luận nào, đều cần xem xét ý kiến, dữ liệu, kết luận, khuyến nghị và hành vi mà không xem chúng chỉ là những điều hiển nhiên.

7.3. Hoạt động hiện có

7.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ DỤNG CỤ YÊU CẦU GỢI Ý HOẠT ĐỘNG

7.4. Tools

7.4.1. Break question down: Analysis data: Data collection Insights Recommendation

7.5. Áp dụng

7.5.1. - Vấn đề mà tôi muốn tranh luận là - Khó khăn khi tôi tranh luận - Nguyên nhân khiến tôi cảm thấy tư duy phản biện là điều khó khăn - Một gợi ý về cách cải thiện tư duy phản biện

7.6. Câu chuyện

7.6.1. RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN theo THOMAS EDISON. Có lẽ các ba mẹ sẽ không quên một câu chuyện về nhà sáng chế tài ba lỗi lạc trong lịch sử, đó là Thomas Edison. Ông đã thất bại 2000 lần trước khi chế tạo ra chiếc bóng đèn điện. Khi được hỏi, ông đã nói rằng mình đã tìm ra 2000 cách khác nhau để tạo ra chiếc bóng đèn. Bằng cách nào mà 1999 lần trước Edison biết rằng đây chưa thực sự là chiếc bóng đèn sáng nhất, bởi vì không tồn tại chiếc bóng đèn tốt nhất, sáng nhất. Để phát minh ra bóng đèn dây tóc, ông đã thử nghiệm tới 2000 LẦN. Ông đã thử nghiệm 2000 cách làm khác nhau, cho tới khi có được chiếc bóng đèn dây tóc sáng nhất, cho dù bị điếc trong lúc thử nghiệm. Tại sao Thomas Edison có thể làm được như vậy? Nếu chỉ có quyết tâm không bao giờ từ bỏ thì có đủ không? Câu trả lời là KHÔNG! Vì ông là người có một tư duy phản biện và chính kiến bền bỉ. Ông có thể suy nghĩ và đưa ra các giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Cũng như trong các cuộc tranh luận, khi có cái nhìn đa chiều bạn không bị gò bó mà khai phá nhiều điều mới mẻ và tìm ra giải pháp tốt nhất. Hãy học cách tư duy và suy nghĩ như Thomas Edison. Hãy tự mình bứt phá giới hạn tư duy để giải phóng suy nghĩ và định kiến lối mòn, tìm ra nhiều điều mới mẻ. Thông điệp: Khi được đào tạo về tư duy phản biện sớm, nó chính là chiếc chìa khóa giúp các em khẳng định tài năng, kinh nghiệm của bản thân, mở ra cánh cửa tương lai và con đường sự nghiệp

8. 21. Tập trung vào tầm nhìn và mục tiêu

8.1. Mục tiêu

8.1.1. Sự cần thiết của kỹ năng Tập trung vào tầm nhìn và mục tiêu

8.1.2. Thuận lợi và khó khăn khi có được kỹ năng Tập trung vào tầm nhìn và mục tiêu

8.1.3. Cách rèn luyện/áp dụng

8.2. Định nghĩa

8.2.1. Xác định tầm nhìn là rất quan trọng cho sự thành công của một dự án kinh doanh bởi vì tầm nhìn đóng vai trò như ngọn hải đăng chỉ đường cho các doanh nhân và đối tác của họ đi đúng hướng, họ nên đi đâu và điều gì sẽ được coi là thành công. Các doanh nhân, những người làm việc để thực hiện một ý tưởng cho một dự án kinh doanh, nhận được rất nhiều lời khuyên từ những người xung quanh và bắt gặp nhiều khả năng và cơ hội khác nhau. Những yếu tố này có thể khiến các doanh nhân mất tập trung khỏi mục tiêu và khiến họ chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, và cuối cùng, không đạt được dù chỉ một mục tiêu có ý nghĩa. Do đó tầm quan trọng của tầm nhìn: lựa chọn cùng một lời khuyên, cơ hội và con đường dẫn đến việc hiện thực hóa tầm nhìn mà không đi chệch hướng dẫn đến thành công.

8.2.2. Người khởi nghiệp đặt ra các mục tiêu cho bản thân và làm việc để hiện thực hóa chúng. Đặt mục tiêu giúp người khởi nghiệp tập trung và tiến về phía trước, thay vì phân tán vô số hoạt động có thể khiến anh ta mất tập trung ra khỏi mục tiêu.

8.3. Hoạt động hiện có

8.3.1. Hoạt động 1: TÊN HOẠT ĐỘNG: BẠN NHỚ ĐƯỢC GÌ? HÌNH THỨC: chia lớp thành 4 nhóm THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: 20 que diêm, giấy in các hình học cố định YÊU CẦU: Tạo ra một hình dạng giống nhau nhưng mỗi lần các bạn chỉ có thể cử một bạn đến bàn của trainer để xem hình dạng đó, quay lại nhóm và nói với các thành viên của nhóm mình phải làm gì.Cho đến khi cuối cùng tạo ra các hình dạng đó. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ lấy 20 que diêm và tạo ra một số hình dạng trên bàn của mình, không để học viên nhìn thấy nó. DEBREF: Hoạt động này giúp các em đưa ra kết luận về khả năng tập trung nhớ các hình dạng và xếp được chúng theo những gì nhớ được. Bên cạnh đó làm việc nhóm cũng giúp các học viên lắng nghe nhau nhiều hơn.

8.3.2. Hoạt động 2: (HĐ Bổ sung) TÊN HOẠT ĐỘNG: TAM SAO THẤT BẢN HÌNH THỨC: nhóm 5 người THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: tai nghe nhạc, máy phát nhạc, trainer chuẩn bị sẵn các từ hoặc cụm từ miêu tả cụ thể về một sự vật, sự việc YÊU CẦU: Mỗi người trong đội đeo tai nghe được bật nhạc ở mức to nhất. Người đứng đầu có nhiệm vụ nghe 1 câu hoặc 1 từ của trainer và truyền cho người ở sau. Nguofi cuối cùng là người trả lời những gì mình nghe được Đội trả lời đúng và nhiều nhất sẽ chiến thắng. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ cho học viên đeo tai nghe và bật nhạc max volume và đọc từ hoặc câu đã chuẩn bị trước đó cho bạn đứng đầu. DEBREF: vận dụng khả năng tập trung xác định được mục tiêu để trả lời đúng nhất.

8.4. Tools

8.4.1. Bước 1: Write it down - Viết ra những vấn đề chưa tập trung Bước 2: Make it specific - Xác định mục tiêu cụ thể Bước 3: Consider Pros and Cons - Cân nhắc Thuận lợi và Khó khăn Bước 4: Define small steps by asking the Three W's - Xác định các bước nhỏ bằng cách hỏi 3W (Who, What, When). Bước 5: Monitor Progress - Theo dõi tiến độ.

8.5. Áp dụng

8.5.1. - Vấn đề mà tôi đang muốn đặt mục tiêu - Thuận lợi - Khó khăn - Các bước nhỏ gồm: + Có cần ai giúp đỡ không? + Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu? + Mục tiêu sẽ được thực hiện khi nào? - Theo dõi tiến độ bằng cách hoàn thành bước nào hoặc mục tiêu nào nên đánh dấu tích.

8.6. Câu chuyện

8.6.1. Bill Gates là tỷ phú giàu nhất thế giới trong nhiều năm liền, ông chủ của tập đoàn Microsoft và là người góp vốn chính cho tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới Bill & Melinda Gates. Danh sách những tỷ phú thế giới được tạp chí Forbes liên tục cập nhật và Bill Gates vẫn đang giữ vị trí quán quân. Đằng sau những sự thành công của ông là niềm tin và việc luôn ủng hộ những điều con làm của chính cha đẻ của ông. Trước khi vào đại học, ông William và vợ đã đồng ý cho con đi làm thêm. Đó là một chương trình về năng lượng mà ở đó, Bill Gates và Paul Allen làm code cho hệ thống quản lý điện tử. Ông đã nói chuyện với hiệu trưởng trường và mọi người đều ủng hộ ‘cậu bé’ khi dám thực hiện niềm đam mê, những lợi thế của mình. Khi được hỏi về quyết định bỏ học đại học Harvard của con trai, như bao bậc cha mẹ khác, ông William thú nhận đã thật sự lo lắng. Nhưng bằng sự thấu hiểu và sẻ chia, cha mẹ của Bill Gates đã tin tưởng cùng con thực hiện những mục tiêu đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh máy tính. "Bill đã có những ý tưởng riêng và vạch ra mục tiêu rõ ràng. Bỏ học giữa chừng không phải những gì vợ chồng tôi muốn, nhưng chúng tôi đã quyết định tin vào thứ Bill làm" - cha tỷ phú chia sẻ. Thông điệp: Với hành trang đầu tiên của các em là niềm tin của ba mẹ cùng khả năng tập trung vào mục tiêu và tầm nhìn sẽ giúp các em có cơ hội thay đổi cả thế giới.

9. 22. Ưu tiên và làm điều quan trọng

9.1. Mục tiêu

9.1.1. Tìm hiểu tại sao nên có kỹ năng Ưu tiên và làm điều quan trọng

9.1.2. Mang đến những thói quen lành mạnh, biết cách sắp xếp và ưu tiên

9.1.3. Biết cách cải thiện để có được kỹ năng Ưu tiên và làm điều quan trọng

9.2. Định nghĩa

9.2.1. Một doanh nhân biết những gì là quan trọng và tập trung vào những điều quan trọng để đạt được những thành tựu trong khoảng thời gian hợp lý. Trong khởi nghiệp, thời gian là thứ vô cùng quan trọng, bởi vì trong khi bạn suy nghĩ, lập kế hoạch và thúc đẩy dự án của mình, thế giới vẫn không ngừng quay và nếu bạn không hành động nhanh chóng thì ai đó có thể đã đi trước bạn. Do đó, điều quan trọng là tập trung vào những điều quan trọng và nhanh chóng đạt được thành tích. Để tập trung, bạn cần đặt ra mục tiêu, và sau đó bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để phân biệt sự khác biệt giữa những điều quan trọng - những điều thúc đẩy bạn hướng tới mục tiêu và những điều không đáng kể - những điều không đẩy bạn về phía mục tiêu.

9.3. Hoạt động hiện có

9.3.1. Hoạt động 1: TÊN HOẠT ĐỘNG: MỤC TIÊU CUỐI NĂM HÌNH THỨC: cá nhân THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: giấy A4, màu vẽ, bút chì YÊU CẦU: Mỗi học viên sẽ xác định một mục tiêu mà mình đặt ra cho bản thân vào cuối năm nay. Sau đó, học viên sẽ viết về cách các em dự định đạt được mục tiêu đó. Cuối cùng, các em sẽ viết thêm những gì mà mình nghĩ rằng có thể làm chính mình mất tập trung để đạt được mục tiêu. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer yêu cầu các bạn sẽ tự xác định cho mình một mục tiêu vào năm nay và viết những điều có thể làm mình mất tập trung để đạt được mục tiêu đó. Sau đó, trainer sẽ thu lại tất cả các mục tiêu của các bạn và cho các bạn thảo luận, bổ sung thêm những điều bạn có thể mất tập trung là gì. DEBREF:

9.3.2. Hoạt động 2: TÊN HOẠT ĐỘNG: MỘT DỰ ÁN HÌNH THỨC: chia 4 nhóm THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Một cái bảng hoặc giấy A2, bút màu YÊU CẦU: Hãy vẽ một mindmap về một dự án, chúng ta sẽ xác định mục đích của dự án và nhận biết điều gì có thể làm mất tập trung? Và làm thế nào để đối phó với những vấn dề phiền nhiễu này? GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ cho các học viên vẽ mindmap để hình dung ra dự án. Tiếp theo là sẽ cho các bạn cùng nhau thảo luận về dự án theo yêu cầu. DEBREF:

9.4. Tools

9.4.1. -

9.5. Áp dụng

9.5.1. -

9.6. Câu chuyện

9.6.1. “Câu chuyện Western Digital” Năm 2011, Thái Lan trải qua một trận lụt lịch sử, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân và hàng ngàn doanh nghiệp tại quốc gia này. Trong bối cảnh đó, Western Digital, một tập đoàn công nghệ cao với 38.000 nhân viên, cũng bị tổn hại nặng nề và được dự đoán cần đến 1 tỷ USD và mất ít nhất là 7 tháng để khôi phục, thậm chí không có khả năng phục hồi... Trái ngược hoàn toàn với dự đoán của các chuyên gia, Western Digital đã hồi sinh nhanh chóng chỉ sau 46 ngày, với chi phí 200 triệu USD - thấp hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu. Một năm sau đó, doanh nghiệp này vươn lên vị trí số 1 trong ngành với mức lợi nhuận lên tới 30% doanh thu. Câu hỏi được đặt ra là: "Điều gì đã khiến đội ngũ Western Digital vượt qua khủng hoảng một cách ngoạn mục, đồng thời tái sinh và làm nên điều kỳ diệu đó?" Lãnh đạo và nhân viên của Tập đoàn này đã tự hào chia sẻ về sức mạnh văn hóa mà họ có được nhờ cài đặt thành công Nền văn hóa "7 Thói quen hiệu quả" trong đó bao gồm cả thói quen "Ưu tiên và làm điều quan trọng" của FranklinCovey trong toàn tổ chức Thông điệp: Khi biết lựa chọn ưu tiên và làm điều quan trọng, học viên sẽ có những thói quen lành mạnh bởi sự sắp xếp hợp lý của và dẫn dắt các em đến những kết quả vượt mong đợi.

10. 24. Biến khó khăn thành cơ hội

10.1. Mục tiêu

10.1.1. Ví dụ về những khó khăn mà những người khởi nghiệp gặp phải

10.1.2. Yêu cầu trẻ đưa ra những đề nghị đối phó với những khó khăn đó

10.1.3. Làm thế nào những người khởi nghiệp có thể biến khó khăn thành cơ hội?

10.2. Định nghĩa

10.2.1. Doanh nhân thường là người sẵn sàng đương đầu với khó khăn; khó khăn không làm họ nhụt chí. Ngược lại, họ xem khó khăn là cơ hội. Khó khăn là một loại rào cản gia nhập, và càng nhiều trở ngại càng cao, thì càng ít người cạnh tranh trong cùng một thị trường ngách. Và đây là cơ hội cho một doanh nhân sẵn sàng đối phó với những rào cản gia nhập đó.

10.2.2. Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Khó khăn không chỉ ở người lớn, mà ngay cả trẻ cũng sẽ gặp phải. Các em gặp những khó khăn mà trước đây chưa từng biết, thì dù là cơ hội nằm trong khó khăn cũng khó nhìn nhận được. Vì vậy cần biết cách giải quyết, xử lý tình huống và biến khó khăn thành cơ hội của mình.

10.3. Hoạt động hiện có

10.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: HÌNH THỨC: QUẢ BÓNG MA THUẬT THỜI LƯỢNG: 20 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: 1 quả bóng nhựa YÊU CẦU: Các học viên sẽ đứng thành một vòng tròn và ném bóng xung quanh, mỗi học viên nhân bóng phải chỉ ra điều gì đó họ muốn thay đổi và cải thiện trong bất kỳ lĩnh vực nào. Sau khi đã có ít nhất 10 câu về những điều học viên muốn thay đổi hoặc cải thiện, học viên sẽ trở lại chỗ ngồi của mình và yêu cầu mọi người biểu quyết cho hai câu được ủng hộ nhất. Sau đó, các em sẽ chia thành nhóm 5 bạn theo lựa chọn biểu quyết và giải thích về những điều các em muốn thay đổi/ cải thiện. Khi học viên xác định được những điều trên, học viên cần nghĩ ra 3 cách khác nhau để cải thiện/ thay đổi điều đó. Cuối cùng, các em sẽ trở lại chỗ ngồi và thảo luận về các ý tưởng và phương pháp để giải quyết những khó khăn của họ. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ viết tất cả những gì học viên nói lên bảng. Sau khi biểu quyết và lựa chọn được 2 điều được chọn nhiều nhất, trainer sẽ yêu cầu học sinh chia thành các nhóm 5 theo lựa chọn phát biểu. DEBREF: Khi thực hiện được hoạt động này, giúp cho các em có thể nêu ra được những điều mà mình muốn cải thiện và cùng nhau đưa ra những biểu quyết về các phương pháp để cải thiện/thay đổi chúng. Bên cạnh đó, nó còn có thể được giải quyết và thậm chí có thể biến thành cơ hội cho các em.

10.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: AI SẼ LÀ MỘT CẶP? HÌNH THỨC: theo cặp THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Giấy ghi chú màu đỏ và màu xanh lá, bút YÊU CẦU: Các học viên sẽ được phát phiếu. Một số phiếu ghi khó khăn/vấn đề/nhu cầu (được viết vào giấy màu đỏ) và một số khác sẽ là dự án bằng văn bản để giải quyết những khó khăn/vấn đề/nhu cầu (màu xanh lá cây). Tiếp theo, các học viên sẽ đi xung quanh lớp và tìm một phiếu phù hợp với phiếu (có thể theo cặp). GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Giảng viên sẽ phát các phiếu và kiểm tra xem ai là người tìm được phiếu ghép cặp để hỗ trợ cho phù hợp. DEBREF: Trò chơi này giúp học viên có thể kết nối khó khăn và cơ hội.

10.4. Tools

10.4.1. -

10.5. Áp dụng

10.5.1. -

10.6. Câu chuyện

10.6.1. Khi 12 tuổi, Adam bị coi là một đứa trẻ lười biếng, ngu dốt, gần như chậm tiến và không có hy vọng. Trước khi vào trường tiểu học, cậu bé ghét việc đọc sách, chỉ thích chơi game và xem TV. Do không chịu học, hàng loạt điểm F càng khiến cậu bé thấy ghét giáo viên, ghét việc học, và thậm chí là căm ghét trường học. Khi đang học lớp 3, cậu bé bị đuổi khỏi trường và phải chuyển đến học ở một nơi khác. Vào cấp 2, cậu bị 6 ngôi trường từ chối, và cuối cùng phải vào học ở những trường tệ nhất. Thậm chí giáo viên toán từng mời mẹ Adam tới và hỏi bà: “Tại sao Adam Khoo, một học sinh trung học cơ sở năm thứ nhất lại không thể làm nổi toán lớp 4?”. Ở tuổi 12, Adam Khoo được gửi tới tham gia chương trình Super-Teen Programme (Thiếu niên siêu đẳng). Trong chương trình Adam được dạy rằng: “Điều duy nhất kìm hãm chúng ta là những niềm tin sai lầm và thái độ tiêu cực”. Điều này đã tác động mạnh tới Adam Khoo kích hoạt tiềm năng trí tuệ và khơi gợi tư duy logic của Adam rất nhiều. Khi tốt nghiệp trung học, Adam đã đứng ở vị trí số một với bảng điểm toàn A trong kỳ thi 6 môn cuối cấp. Cuối cùng, anh được nhận vào trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Trong mỗi năm học đại học, Adam đều là nhà vô địch nên được đưa vào chương trình Phát triển tài năng NUS. Chương trình dành cho Top 10 sinh viên được coi là thiên tài. Giờ đây Adam Khoo là một trong 25 triệu phú dưới 40 tuổi của Singapore và sở hữu tập đoàn mang tên anh (Adam Khoo Learning Technologies Group). Đây là tập đoàn chuyên tổ chức khóa đào tạo và hội thảo cho các công ty đa quốc gia và cá nhân khắp châu Á. Anh cũng là tác giả của 9 quyển sách bán chạy nhất tại Singapore và trong khu vực. Thông điệp: Khi học viên học được kỹ năng biến khó khăn thành cơ hội, nó là tiền đề giúp các em tự tin, tích cực hơn trong cuộc sống và dám thử thách bản thân mình ở nhiều lĩnh vực hơn nữa.

11. 23. Xử lý tình huống bất ngờ

11.1. Mục tiêu

11.1.1. Tại sao kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ đóng vai trò quan trọng?

11.1.2. Lợi ích khi phát triển tốt kỹ năng Xử lý tình huống bất ngờ

11.1.3. Làm cách nào để có được kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ?

11.2. Định nghĩa

11.2.1. Khi trẻ nhận ra một ý tưởng, trẻ hầu như sẽ luôn phải giải quyết với những điều mới mà mình chưa bao giờ xử lý trước đây. Một đứa trẻ có kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ sẽ cần phải tìm ra những cách mới để xử lý các tình huống đó.

11.3. Hoạt động hiện có

11.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: NGÔI NHÀ KIÊNG CỐ HÌNH THỨC: nhóm 5 học viên THỜI LƯỢNG: 20 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: 1 đống báo giấy, ống hút, băng keo. YÊU CẦU: Nhiệm vụ của các nhóm sẽ là xây dựng một ngôi nhà bằng giấy báo trong thời gian giới hạn. Nó phải đủ rộng và vững chãi cho cả nhóm ngồi được. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ theo dõi và tìm được ngôi nhà kiêng cố, đủ rộng cho cả nhóm. DEBREF:

11.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: TÒA THÁP CAO NHẤT HÌNH THỨC: Chia 4 nhóm THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Giấy A4, ghim kẹp giấy, 1 ly nhựa có đựng nước YÊU CẦU: Hãy xây dựng một tòa tháp cao nhất đến mức có thể và đặt được một ly với một ít nước trong đó. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trước khi cho học viên bắt đầu nhiện vụ: Trainer hãy hỏi: - Đây có phải là một trải nghiệm mới đối với các em? - Có ai đã làm điều đó trước đây chưa? - Nếu đã từng làm, các em có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình và giải thích cho những bạn còn lại trong lớp về phương pháp tốt nhất dể đạt được điều đó? Sau khi kết thúc nhiệm vụ, trainer sẽ kiểm tra các học viên như: - Bước dễ nhất là gì? - Bước khó nhất là gì? - Các em làm việc một đội như thế nào? - Các em đã làm đúng điều gì? - Các em đã làm điều gì sai? - Những bài học nào các em rút ra được từ hoạt động này? DEBREF:

11.3.3. TÊN HOẠT ĐỘNG: BỨC TRANH BÍ ẨN HÌNH THỨC: Cá nhân THỜI LƯỢNG: 25 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Giấy vẽ A4, bút chì, chì màu YÊU CẦU: Treainer gọi ngẫu nhiên 3 bạn sẽ vẽ một bức tranh đơn giản: một ngôi nhà, một bông hoa, một con bướm, một đứa trẻ, một chiếc ô tô,... GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ treo 3 bức tranh lên và yêu cầu các học viên còn lại cầm một dụng cụ viết trong tay mà các em không quen dùng và sao chép ba hình minh họa từ bảng và ở bên cạnh để viết ra tên của chúng. Sau đó, hãy thảo luận với các học viên: - Các em đã thực hiện thành công chưa? - Có dễ/ khó không? - Các em có gặp khó khăn gì? - Có thể cải thiện kỹ năng này hay không? DEBREF:

11.4. Áp dụng

11.4.1. -

11.5. Câu chuyện

11.5.1. Jeff Bezos, người đứng đầu “đế chế” Amazon, trên Twitter, vị tỷ phú thường xuyên dành lời ca ngợi đến mẹ mình, gọi bà là người "đưa ông tới thành công ngày hôm nay". Vào năm 1964, Jeff được sinh ra ở Albuquerque, New Mexico. Mẹ của Jeff Bezos khi ấy mới 17 tuổi, còn cha đẻ của ông là Jorgensen, 18 tuổi. Bố mẹ của tỷ phú Amazon là bạn trung học với nhau. Cả hai đặt tên con trai đầu lòng là Jeff Jorgensen. Không lâu sau đó, cặp đôi tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài được 17 tháng. Cha đẻ của tỷ phú Jeff là một người cha vô tâm, thường xuyên trong tình trạng say xỉn và về nhà rất muộn. Sau khi ly hôn, Jacklyn trở thành bà mẹ đơn thân khi tuổi đời còn quá trẻ, cậu con trai mới được 17 tháng tuổi. Sinh con khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Ban giám hiệu ban đầu nói với Jacklyn rằng cô sẽ không được phép học hết cấp ba. "Điều đó không có ý nghĩa gì với tôi. Tôi không nhượng bộ, và nhất định không chịu lùi bước. Cuối cùng, trường học cũng đã đồng ý, cho phép tôi quay lại trường, nhưng kèm theo nhiều điều kiện", Jacklyn nói trong lễ tốt nghiệp. Đó là những điều kiện vô cùng khắc nghiệt với một bà mẹ trẻ. "Thứ nhất, tôi phải đến và rời trường trong vòng năm phút kể từ khi tiếng chuông bắt đầu và kết thúc. Điều kiện thứ hai, tôi không thể nói chuyện với các sinh viên khác. Điều kiện thứ ba, tôi không thể ăn trưa trong căn tin. Điều kiện thứ tư, tôi sẽ không được phép đi ngang qua sân khấu cùng với các bạn cùng lớp để lấy bằng tốt nghiệp", bà kể. Tuy nhiên, Jacklyn vẫn tuân thủ, kiên trì và tốt nghiệp cấp 3. Ly dị với Ted Jorgensen vào thời điểm Bezos được 17 tháng, Jacklyn đã tìm việc làm thư ký (bà đã tham gia các lớp thư ký vào buổi chiều), với mức thù lao 190 USD mỗi tháng. Jacklyn sau đó đã có được căn hộ của riêng mình cùng với con trai, nhưng vì kinh tế có hạn, bà đã không có đủ tiền để mua một chiếc điện thoại. Vì muốn nói chuyện với con gái hàng ngày, cha bà đã lắp đặt cho bà một chiếc bộ đàm và nhắc bà chú ý nghe mỗi ngày vào lúc 7 giờ sáng. "Đó là cách chúng tôi có thể ở trong một căn hộ bởi vì tôi không phải trả tiền điện thoại", bà Jacklyn nói tiếp. Quyết tâm tiếp tục việc học của mình, Jacklyn đăng ký vào lớp học ban đêm và chọn các lớp học mà giáo sư sẽ cho phép học viên mang trẻ sơ sinh đến lớp. Bà xuất hiện ở lớp học với một đứa trẻ sơ sinh và hai túi đồ. Một đựng những cuốn sách cùng đầy đủ các loại tã, chai lọ và túi thứ hai sẽ có những món đồ khiến Jeff quan tâm trong vài phút. Chính tại một trong những lớp học đó, Jacklyn đã gặp người chồng tương lai của mình, Mike Bezos, một người tị nạn Cuba. 3 năm sau đó, bà tái hôn với Mike. Người mẹ trẻ Jacklyn muốn đổi họ của con trai thành Bezos, theo họ của cha dượng. Quyết định này được ông Mike và cả người chồng trước đồng ý. Kể từ đó, bé trai Jeff Jorgensen chính thức đổi sang tên Jeff Bezos - một cái tên nhiều năm sau sẽ gây chấn động làng công nghệ và hiện đang phủ sóng khắp các mặt báo. Lúc này gia đình trẻ phải chuyển nhà theo công việc của Mike, giấc mơ tốt nghiệp đại học của Jacklyn đã bị trì hoãn trong nhiều năm. Khi Jacklyn gửi con đi học đại học, bà đã cảm thấy ghen tị với con mình. Vì vậy cuối cùng, Jacklyn quyết định quay trở lại trường đại học. Hơn hai thập kỷ sau khi học xong trung học, Jacklyn đã tốt nghiệp đại học. "Khi tốt nghiệp đại học ở tuổi 40, tôi chưa bao giờ tự hào hơn về bản thân mình", bà Jacklyn xúc động nói. Có thể thấy, bà Jacklyn là một tấm gương về nghị lực phi thường, dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào bà cũng tìm cách khắc phục và vươn lên, quyết tâm theo đuổi những gì mình lựa chọn. Thông điệp: Khi học viên phát triển kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ cũng là lúc các em tự xây dựng cho bản thân một nghị lực phi thường để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.

12. 25. Khát khao học và phát triển

12.1. Mục tiêu

12.1.1. Tìm hiểu và khám phá những điều chưa biết

12.1.2. Thích ứng và bắt kịp với mọi sự thay đổi

12.1.3. Cải thiện kỹ năng đã có và phát triển những kỹ năng mới

12.2. Định nghĩa

12.2.1. Người khởi nghiệp đòi hỏi phải có một quá trình học tập liên tục. Kiến thức mà người khởi nghiệp có được mang lại cho anh ta nhiều lợi thế để thành công. Cơ hội thành công của người khởi nghiệp tăng lên đáng kể khi anh trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình dấn thân vào. Chuyên môn của anh ấy có thể sánh được với các đối thủ của mình.

12.3. Hoạt động hiện có

12.3.1. Hoạt động 1: TÊN HOẠT ĐỘNG: THẺ BÀI KÌ DIỆU HÌNH THỨC: THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Trainer chuẩn bị sẵn tầm 15 thẻ tương ứng với 15 chủ đề khác nhau. YÊU CẦU: Mỗi học viên sẽ viết hai điều mà mình biết về chủ đề này và hai câu hỏi khiến mình quan tâm. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ phát thẻ ngẫu nhiên cho các học viên. Mỗi nhóm sẽ kết hợp cùng nhau và viết những gì các em biết về chủ đề đã lựa chọn và những gì các em muốn biết về nó. DEBREF: Hoạt động này, khuyến khích các em đặt câu hỏi nghiên cứu và theo các này các em sẽ muốn tìm hiểu thêm về chủ đề này.

12.3.2. Hoạt động 2: TÊN HOẠT ĐỘNG: THỔI GIẤY HÌNH THỨC: 4 đội THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: giấy nhỏ nhẹ dễ bay YÊU CẦU: Các thành viên trong đội đứng theo thức tự được sắp xếp theo hàng dọc. Từ người chơi đầu truyền lần lượt tờ giấy cho đến người cuối cùng để về đích bằng cách thổi giấy và không được chạm tay vào giấy. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer sẽ cho người chơi đầu sẽ thổi tờ giấy bay trên không, tiếp tục người thứ 2 cũng phải thổi tờ giấy đó bay liên tục và hướng giấy về phía rổ đặt ở đích. Cứ thế tiếp tục người thứ 3 đến người cuối cùng, làm sao tờ giấy đó vào rổ mà không được chạm đất. Trong quá trình di chuyển giấy, học viên có thể dùng các bộ phận trên cơ thể để giữ giấy. Đội về trước sẽ chiến thắng. DEBREF: Hoạt động này vui nhộn và độc đáo khiến các em có thể khát khao chinh phục để đạt được chiến thắng.

12.4. Tools

12.4.1. -

12.5. Áp dụng

12.5.1. -

12.6. Câu chuyện

12.6.1. Có rất ít người nghĩ ra một ý tưởng chưa từng nảy ra trong đầu của bất kỳ ai trước đây. Mark Zuckerberg có một trong những bộ óc sáng tạo đó. Trước khi có sự xuất hiện của Facebook, mọi người chưa bao giờ kết nối với nhau nhiều đến như vậy. Điều khiến chúng ta mê mẩn hơn nữa là Mark không phải là một người đàn ông từng trải hay già dặn mà anh đã là tỷ phú trẻ nhất hành tinh. Mark Zuckerberg được sinh ra trong một gia đình trí thức người Mỹ gốc Do Thái, cha anh là nha sĩ và mẹ anh là bác sĩ tâm lý. Từ khi còn nhỏ, Mark đã thích lập trình. Chính cha anh là người đã dạy anh Lập trình Atari BASIC. Mark Zuckerberg đã tạo ra messenger với sự trợ giúp của Atari BASIC và Mark đặt tên cho messenger đó là ZuckNet. Ứng dụng này đã giúp kết nối mọi máy tính, các tin nhắn có thể được chuyển từ nhà đến phòng khám nha khoa. Điều này đã giúp cha anh rất nhiều khi anh cài đặt messenger trên máy tính trong văn phòng của cha. Bằng cách này, ông có thể nhận được thông báo từ lễ tân tại phòng khám nha khoa của mình. Mark không dừng lại ở đây vì anh ấy còn phát triển các trò chơi và công cụ giao tiếp để giải trí. Để ý đến sở thích và khả năng của con trai mình, cha của Mark thậm chí còn thuê một gia sư máy tính từng dạy Mark một số bài học riêng. Mark Zuckerberg đã làm việc tại một trong những tập đoàn CNTT hàng đầu trong khi từ chối những lời mời hàng trăm và hàng nghìn đô la khác nhau. Mark sau đó nhận được một tấm bằng kinh điển với điểm số rất tốt. Đúng là sau facebook rất nhiều mạng xã hội khác ra đời nhưng Mark vẫn giữ cho mình vị trí hàng đầu vì anh luôn không ngừng học hỏi phát triển và đổi mới. Thông điệp: Phát triển bản thân là một quá trình liên tục bắt đầu từ khi còn nhỏ và chủ yếu được định hình bởi cha mẹ, giáo viên và môi trường xung quanh.

13. 26. Nói trước đám đông

13.1. Mục tiêu

13.1.1. Tầm quan trọng của kỹ năng Nói trước đám đông

13.1.2. Ảnh hưởng của khả năng giao tiếp có tác động đến sự nghiệp và cuộc sống sau này

13.1.3. Cải thiện sức mạnh thuyết phục và sự tự tin khi giao tiếp

13.2. Định nghĩa

13.2.1. Một người khởi nghiệp nói về dự án của mình trước nhiều đối tượng và cơ hội khác nhau, anh ta nên biết cách nói trước chuyện trước đám đông.

13.3. Hoạt động hiện có

13.3.1. Hoạt động 1: TÊN HOẠT ĐỘNG: SHARK TANK HÌNH THỨC: cá nhân THỜI LƯỢNG: 25 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Không YÊU CẦU: Các học viên sẽ đứng trước lớp và kể về gia đình cũng như sở thích của mình. Bên cạnh đó, chủ yếu là kể về một ý tưởng mà mình có nghĩ đến một dự án. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ cho các học viên xem 1 video từ chương trình truyền hình Shark Tank. Trainer sẽ cho học viên đứng trước lớp và trình bày ý tưởng của mình trước các nhà đầu tư. Trainer sẽ kiểm tra xem liệu có những đứa trẻ có ý tưởng nhưng vì một số lí do, không muốn trình bày nó hay không. Cùng tìm hiểu tại sao. (Nếu lý do là vì các em không cảm thấy thoải mái khi đứng trước đám đông, trainer sẽ giải thích rằng khi càng thực hành đứng trước đám đông, các em sẽ cảm thấy điều đó thật dễ dàng). Tiếp theo, trainer sẽ cho các em thảo luận: - Đứng trước lớp có dễ dàng hơn trong khi có bạn bè đứng cạnh mình? - Tại sao nó điều đó làm cho việc đứng trước lớp dễ dàng hơn? DEBREF: Sau hoạt động này, các em sẽ gỡ rối 1 phần nào đó về

13.3.2. Hoạt động 2: TÊN HOẠT ĐỘNG: HÌNH THỨC: THỜI LƯỢNG: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: YÊU CẦU: GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: DEBREF:

13.4. Tools

13.4.1. -

13.5. Áp dụng

13.5.1. -

13.6. Câu chuyện

13.6.1. “Chúng ta sẽ tham dự cuộc chiến với tất cả sức mạnh của chúng ta và với tất cả sức mạnh mà Chúa đã ban cho chúng ta, và phát động chiến tranh chống lại một chế độ độc tài kinh khiếp chưa từng có gì sánh bằng trong toàn danh sách tội ác tối tăm và đáng than khóc của con người”. Với đôi bàn tay dang rộng, cặp kính cương nghị và giọng nói trầm ấm, Churchill đã thốt lên lời tuyên bố chắc nịch như thế trong buổi họp nội các của Chính Phủ Anh ngày 28/05/1940. Khi ấy, cả Vương Quốc Anh đang hoảng loạn khi hay tin nước Bỉ đầu hàng Đức Quốc Xã, tình cảnh Châu u như ngàn cân treo sợi tóc bởi nhiều quốc gia đã bị Hitler xâm chiếm hoặc đang trên bờ vực sụp đổ. Bài phát biểu của Churchill như là liều thuốc vực dậy tinh thần của Xứ sở sương mù, và chỉ trong vài ngày sau đó, một chính phủ mới được thành lập với khí thế sôi sục sẵn sàng đương đầu với kẻ thủ ác ở bên kia bờ biển. Bài thuyết trình của vị Thủ tướng nước Anh cũng từ đó mà trở thành bài diễn thuyết gây chấn động nhất thế kỷ 20. Phần đông mọi người đều cho rằng Winston Churchill là một trong những diễn giả có tài hùng biện thiên phú vĩ đại nhất. Tuy nhiên Boris Johnson, Thị trưởng thành phố London đồng thời là tác giả cuốn sách The Churchill Factor, lại không nghĩ vậy. Ông cho rằng Churchill không hẳn bẩm sinh đã có tài diễn thuyết. Khi lần đầu tiên thuyết trình, Churchill cũng như nhiều người trong chúng ta, ông “đông cứng” trước Viện Thứ Dân và chỉ lắp bắp được vài từ trước khi trở về chỗ ngồi. Thế nhưng ông không bao giờ để thất bại ấy khiến mình sợ hãi khi phải nói trước đám đông một lần nào nữa. Thay vào đó ông dành nhiều năm để rèn luyện với các bài diễn thuyết. Chau chuốt từng câu văn, thu gọn và tạo nên sức mạnh cho từng lời nói mà mình sử dụng. Kết quả là khi ở tuổi 65 với vai trò là Thủ Tướng, ông đã trở thành một nhà hùng biện bậc thầy. Boris Johnson nhận định: “Bí quyết để trở thành một diễn giả xuất sắc của Churchill là chuẩn bị kỹ lưỡng. Không phải ông ấy bẩm sinh đã diễn thuyết hay như vậy”. Thông điệp: Khi học viên có được kỹ năng nói trước đám đông, các em sẽ tự tin bày tỏ suy nghĩ, những quan điểm, cảm xúc và ý kiến của bản thân, giúp các em tự chủ động hơn trong cuộc sống.

14. 1. Tư duy tích cực

14.1. Mục tiêu

14.1.1. Hiểu được sự khác nhau giữa tư duy tích cực so với tư duy tiêu cực?

14.1.2. Vai trò quan trọng của tư duy tích cực

14.1.3. Cách rèn luyện của tư duy tích cực

14.2. Định nghĩa

14.2.1. Suy nghĩ của chúng ta liên quan nhiều đến ý định đạt được thành tựu. Những suy nghĩ tích cực thúc đẩy chúng ta đạt được kết quả cao, thành công và khuyến khích chúng ta bắt đầu, trong khi những suy nghĩ tiêu cực khiến chúng ta chán nản và kìm hãm sự tiến bộ của chúng ta. Do đó, giáo dục đối với sự tích cực là hết sức quan trọng.

14.2.2. Tư duy tích cực tập trung vào các cơ hội trong mọi tình huống, và tư duy tiêu cực chỉ nhìn thấy ở đó đầy khó khăn và vấn đề. Tư duy tích cực là : - Nhìn mọi vật theo chiều hướng tốt - Có khả năng tìm ra cái tốt trong cái xấu - Hướng mọi suy nghĩ, nhận định theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

14.3. Hoạt động hiệu có

14.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: TỪ ĐIỂN TÍCH CỰC HÌNH THỨC: Nhóm 4 THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: 4 tờ giấy, (cuốn sổ nhỏ (có thể trang trí tùy ý thích), bút.) YÊU CẦU: Mỗi nhóm HÃY viết ra một danh sách các từ thể hiện tư duy tích cực Trong thời gian 10p. Mỗi người 1 trang. Trang trí thành cuốn từ điển (Trang trí trang của bạn để ghép vào cuốn từ điển chung) Chụp hình 4 trang của nhóm, post vào trello..... Bầu chọn cuốn từ điển nhiều từ và trang trí đẹp nhất. VÍ DỤ/DEMO: như: có, yêu, tin rằng..., vui, hạnh phúc, thành công, tuyệt, tuyệt vời, khuyến khích, khả năng,...) GỢI Ý HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO TRAINER: Để khuyến khích học viên nghĩ về những từ có ý nghĩa tích cực, trainer yêu cầu các em chia sẻ những điều tốt đẹp mà các em đã thấy hoặc xảy ra với bản thân mình. Sau khi các em chia sẻ kinh nghiệm, hãy hỏi tình huống đó khiến các em cảm thấy ra sao - ở đây các từ các em sử dụng có thể được thêm vào danh sách. DEBRIEF: Giúp học viên tăng vốn từ tích cực và quen việc sử dụng từ tích cực FUNWORK/CHALLENGES: (Đem áp dụng/chia sẻ/lan toả giá trị vào thực tế) Hãy sử dụng những từ trong từ điển tích cực để viết thành 1 bài post trên facebook/blog/nhật ký và chia sẻ lại với cả lớp/giáo viên vào hôm sau.

14.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: BIỂU TƯỢNG HẠNH PHÚC: HÌNH THỨC: nhóm 4 THỜI LƯỢNG: 13 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: giấy A4 có in sẵn các biểu tượng cảm xúc hạnh phúc, kéo. YÊU CẦU: 3 phút: mỗi bạn nhận biết, chọn biểu tượng cảm xúc của bản thân và cho biết lý do chọn biểu tượng đó. 10 phút: Chia sẻ trong nhóm lý do tại sao bạn chọn biểu tưởng đó. Mỗi bạn có 2 phút chia sẻ Lắng nghe và tìm điểm chung với người bạn trong nhóm DEMO/VÍ DỤ: GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Học viên được trainer phát 1 tờ giấy trên đó có in sẵn các biểu tượng cảm xúc hạnh phúc, dùng kéo để cắt rời các biểu tượng ấy và chọn biểu tượng phù hợp với mình. DEBRIEF: Các biểu tượng cảm xúc hạnh phúc giúp học viên nhận diện được cảm xúc hiện có của mình và xem xét trạng thái tích cực của bản thân như thế nào. FUNWORK: (Đem áp dụng/chia sẻ/lan toả giá trị vào thực tế) Chia sẻ với một người bạn thân/instargram/facebook biểu tượng hạnh phúc của bạn

14.3.3. * CHALLENGE: TÊN HOẠT ĐỘNG: CLIP VUI VẺ: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: 1 thiết bị điện tử có thể quay video kèm âm thanh YÊU CẦU: Quay một video nói về tư duy tích cực Video sẽ được chia sẻ ở buổi học tiếp theo GỢI Ý HOẠT ĐỘNG CHO HỌC VIÊN: Học viên có thể nhờ bạn bè hoặc người thân quay giúp, cũng có thể tự quay và suy nghĩ về những điều tích cực làm bản thân thấy vui, hạnh phúc và nói về chúng. DEBRIEF: Khi ghi hình lại và nghe lại những gì có trong clip để cảm nhận những tích cực từ chính bản thân mình và tự hào về những điều tích cực đó.

14.4. Tools

14.4.1. 5 chữ R để học viên phát triển tư duy tích cực: 1. Recognize: Nhận biết những suy nghĩ tiêu cực của bản thân - Ghi ra giấy 2. Replace: Thay các suy nghĩ tiêu cực bằng từ ngữ tích cực. 3. Remind: Tự nhắc nhở bản thân mình lợi tích của suy nghĩ tích cực và hậu quả của suy nghĩ tiêu cực 4. Reward: Tự thưởng cho bản thân theo những cách lành mạnh khi đã tích cực trở lại 5. Reach out: Kết nối những thành viên gia đình, người quen, bạn bè có tư duy tích cực

14.5. Áp dụng

14.5.1. Cho học viên điền vào khung 5R: Những suy nghĩ tiêu cực của tôi là: Từ ngữ tích cực của tôi là: Lợi ích của những suy nghĩ tích cực: Hậu quả của việc suy nghĩ tiêu cực: Một phần thưởng cho bản thân khi có được suy nghĩ tích cực:

14.6. Câu chuyện

14.6.1. Một ngày đẹp trời vào những năm 1854, khi Thomas Edison 7 tuổi, trên tay cầm lá thư của thầy giáo chủ nhiệm. Cậu háo hức đưa cho mẹ, bà Nancy Elliott. “Mẹ ơi, thầy bảo con đưa mẹ cái này!” Bà Nancy mở ra đọc. Bỗng nước mắt bà giàn giụa khiến cậu bé Thomas đứng ngẩn người kinh ngạc. “Thầy viết gì thế mẹ?” Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư. “Con trai của ông bà là một thiên tài! Vì ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình”. Nhiều năm sau, Thomas trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại. Một ngày khi Thomas xem lại các kỷ vật của gia đình, cậu vô tình nhìn thấy một tờ giấy gập nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Edison tò mò mở ra đọc, thì nhận ra bức thư của thầy giáo năm nào. Trên đó viết: “Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí (tâm thần). Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa”. Thomas đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư ấy. Về sau, cậu viết trong nhật ký: “Thomas Alva Edison là đứa trẻ rối trí, mà nhờ có một người mẹ anh hùng, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ”. Thông điệp: Tư duy tích cực sẽ ảnh hưởng cả cuộc đời của các em.

15. 2. Chấp nhận rủi ro

15.1. Mục tiêu

15.1.1. Hiểu được như thế nào kỹ năng chấp nhận rủi ro

15.1.2. Hiểu được vai trò của kỹ năng chấp nhận rủi ro

15.1.3. Biết cách rèn luyện kỹ năng chấp nhận rủi ro

15.2. Định nghĩa

15.2.1. Chúng ta có thể thấy mình buộc phải chấp nhận rủi ro, ngay cả khi chúng ta đã thành công trong việc tránh chúng cả đời. Do đó, việc chấp nhận rủi ro khi bắt đầu một công việc kinh doanh mới ngày càng trở nên phức tạp. Cơ hội mà nhà kinh doanh chấp nhận là rủi ro có tính toán. Để bắt đầu và chủ động cần phải biết chấp nhận rủi ro. Khi bắt đầu kinh doanh, khả năng phân tích rủi ro và đánh giá xác suất thành công so với cơ hội thất bại là vô cùng quan trọng.

15.2.2. Rủi ro là một phần cơ bản của cuộc sống. Khi trẻ cố gắng làm điều gì đó mới, mà con chưa từng làm trước đó, con sẽ gặp rủi ro. Rủi ro luôn đi kèm với triển vọng thành công, vì vậy, một người có kỹ năng chấp nhận rủi ro sẽ nghĩ: "Cơ hội thành công của tôi là bao nhiêu so với nguy cơ thất bại", sau đó mới quyết định có nên tiếp tục cố gắng thực hiện ý tưởng hay không.

15.3. Hoạt động hiện có

15.3.1. Chia sẻ về CLIP VUI VẺ đã được giao về nhà: HÌNH THỨC: CÁ NHÂN (ngẫu nhiên gọi 3 bạn tùy ý) THỜI LƯỢNG: 15 phút - YÊU CẦU: Mỗi học viên hãy chia sẻ với nhau về niềm tự hào của những điều tích cực mà các em đã được học ở buổi học trước đó cho mọi người. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG CHO TRAINER: Trainer sẽ random 3 bạn và mỗi bạn sẽ theo thứ tự chia sẻ về clip mình đã thu thập được ở buổi học trước cho mọi người nghe. - DEBRIEF: Điều này giúp các em có nhiều niềm tin và nguồn năng lượng tích cực hơn trong cuộc sống.

15.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: TRUYỀN DĨA HÌNH THỨC: Chia thành 5-6 nhóm THỜI LƯỢNG: 20 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Mỗi bạn chuẩn bị 1 dĩa nhựa. YÊU CẦU: Thảo luận, để camera ra xa và di chuyển dĩa bằng cách đi ngang qua trái hoặc qua phải 5 bước và ngược lại. Nhưng lưu ý, không để tay chạm vào hoặc rơi dĩa. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG CHO TRAINER: Trainer sẽ tạo cho mỗi nhóm 1 phòng để các bạn thảo luận trong vòng 5 phút. Sau đó, lần lượt mỗi thành viên của nhóm sẽ lấy một dĩa, để dĩa trên đầu của mình và bước mà không được chạm tay vào dĩa hoặc để rơi dĩa. DEBRIEF: Với hoạt động này, học viên sẽ được học hỏi từ bạn bè cách lập kế hoạch, khoan dung với những người đánh rơi đĩa, đồng thời thể hiện sự sáng tạo cách để không làm rơi dĩa trong quá trình di chuyển.

15.4. Tools

15.4.1. R: Recognize calculated risk I: Impact: Xác định những lợi ích và tác hại của rủi ro có thể đem lại S: Solution: Tìm giải pháp cho các rủi ro có thể lường trước K: Keep going: Tiếp tục thực hiện sau khi đã tính toán rủi ro A: Accept: Chấp nhận những rủi ro bất ngờ xảy đến ngoài dự kiến

15.5. Áp dụng

15.5.1. Kẻ bảng chừa khoảng trống điền vào R: các rủi ro có thể lường trước I: tác động của rủi ro (lợi ích và tác hại) S: giải pháp K: những hành động theo sau A: tôi chấp nhận những rủi ro bất ngờ

15.6. Câu chuyện

15.6.1. Đằng sau những thành công của Michelle Obama là cách dạy con của ba mẹ bà, chính điều là một trong những nhân tố quyết định dẫn đến thành công của phu nhân cựu Tổng thống Mỹ. Khi Michelle đang học tiểu học, cô bị một bạn nam trong lớp đánh, Michelle đã sợ hãi khóc suốt buổi học hôm đó. Sau khi mẹ cô biết chuyện, bà đã lập tức chạy đến trường. Bà nói với con gái: "Cậu bé này đánh con không phải là do con, mà do tính cách thích bắt nạt người khác của cậu ấy. Con phải cho cậu ta biết mình mạnh mẽ như thế nào". Những lời nói của mẹ đã khiến Michelle học được cách vươn lên. Cô không còn sợ bị bắt nạt trong trường học nữa, mà sẵn sàng tự bảo vệ mình trước những kẻ mạnh hơn. Mặc dù cha mẹ của Michelle rất coi trọng con cái nhưng khi chúng có những vấn đề cá nhân, họ không can thiệp quá sâu mà để các con có cơ hội trải nghiệm, chấp nhận rủi ro và tự học cách giải quyết vấn đề một cách độc lập. "Bởi vì bố mẹ tôi cho rằng, trẻ em lớn lên từng ngày và không thể là trẻ em cả đời", cựu đệ nhất phu nhân Mỹ nói. Mỗi khi vui chơi quá đà và về nhà lúc nửa đêm, thay vì trừng phạt con như nhiều phụ huynh khác, cha mẹ Michelle dành thời gian nói chuyện với con và thảo luận thời gian nào về nhà hợp lý nhất. "Bố mẹ chỉ đưa gợi ý, con hãy làm theo những gì mà con thấy đúng và đủ", người mẹ nói. Thông điệp: Biết chấp nhận rủi ro, các em sẽ sẵn sàng đối mặt sự thất bại với một tâm trí tự tin và tràn đầy năng lượng.

16. 3. Học từ sai lầm

16.1. Mục tiêu

16.1.1. Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng học từ sai lầm

16.1.2. Kiểm tra và tìm lỗi sai từng mắc phải

16.1.3. Cách rèn luyện kỹ năng học từ sai lầm

16.2. Định nghĩa

16.2.1. Tất cả chúng ta đều đã trải qua những thất bại và thành công trong cuộc đời. Cách chúng ta phản ứng với thất bại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng đối mặt với chúng, vượt qua chúng và thành công. Phủ nhận những thất bại hoặc những sai lầm sẽ không giúp chúng ta thành công.

16.2.2. "Sai lầm" không đồng nghĩa với "thất bại". Thất bại là kết quả của một hành động sai, trong khi sai lầm thường là một hành động sai. Vì thế nếu phạm sai lầm con có thể học hỏi từ nó và SỬA CHỮA nó. Nỗi sợ sai thường rất nguy hại, nhưng khoa học nhận thức chỉ ra rằng lỗi lầm là một phần trong hệ thống học tập cơ bản.

16.3. Hoạt động hiện có

16.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: Đoán từ HÌNH THỨC: Chia theo cặp THỜI LƯỢNG: 20p CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Trainer sẽ chuẩn bị từ, cụm từ viết trên các giấy sticker. (VD: Muốn (trên 1 tờ giấy sticker), hạt tiêu (trên một tờ khác), cứ thế tiếp tục các cặp từ khác như: dao-nĩa, vớ-giày,...). YÊU CẦU: Mỗi cặp sẽ có 2 phút để hoàn thành nhiệm vụ. Lần lượt từng học viên sẽ dán một tờ có một từ lên lưng mình, và bây giờ các em nên quay lại và hỏi những câu hỏi khác câu trả lời khác mà câu trả lời chỉ là "có" hoặc "không" cho đến khi các em hiểu từ nào được viết trên lưng. Sau đó, các học viên cần tìm kiếm bạn có trên lưng từ được kết nối với từ của mình. Mục tiêu là mọi người sẽ sắp xếp theo cặp, tuân theo các điều khoản. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG CHO TRAINER: Trainer sẽ nghĩ ra một số cặp từ theo số lượng học viên trong lớp và viết những cặp từ đó trên các giấy sticker, mõi từ trên 1 tờ riêng. DEBREF: Hoạt động này giúp các em biết được thêm một số sai lầm, sửa chữa và cải thiện cho đến khi các em có thể hiểu câu trả lời đúng và giúp đỡ lẫn nhau, ngay cả khi mỗi em cố gắng đạt được mục tiêu của riêng mình. FUNWORK: Các em có thẻ hỏi hoặc trao đổi với các học viên khác về hoạt động này để hiểu mọi người cách làm thế nào để tìm ra cặp tương ứng như vậy.

16.3.2. HOẠT ĐỘNG 2: HỌC TỪ SAI LẦM HÌNH THỨC: cá nhân và nhóm (cá nhân làm trước, sau đó chia sẻ trong nhóm 4/5 tuỳ sỉ số lớp THỜI LƯỢNG: 20 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Không cần dụng cụ YÊU CẦU: Mỗi học viên có 2 phút kể lại một sai lầm mà mình đã trải qua trong cuộc đời mình (Gợi ý cho học viên hoặc bốc thăm các chủ đề: gia đình, cuộc sống, bạn bè, học tập, Thể thao, Vui chơi,....) theo flow: 1. Sai lầm xảy ra khi nào ? 2. Điều gì đã xảy ra, có những ai liên quan ? 3. Thử thách là gì ? Sai lầm là gì ? Kết quả ? 4. Bài học rút ra từ sai lầm 5. Thông điệp muốn chia sẻ với người nghe. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG CHO TRAINER: Trainer sẽ là người làm mẫu đầu tiên. Sau đó, lần lượt đến các em. Khi các em đã biết được lỗi sai của mình, trainer sẽ yêu cầu các bạn suy nghĩ bài học mà mình rút ra từ sai lầm đó là gì. DEBREF: Sau khi hoạt động này diễn ra, các em có thể hiểu được sai lầm là bình thường khi làm điều mới hoặc thử thách, quan trọng là biết nhận ra bài học. Từ đó, có bài học cho riêng mình để cải thiện không mắc lại sai lầm đó và có thể chia sẻ cho người khác để hạn chế sai giống mình. FUNWORK: Các em về nhà hỏi bố mẹ hoặc những người xung quanh về 1 sai lầm của họ, và hỏi họ sau sai lầm đó thì sẽ có bài học thế nào. Điều này giúp các em biết được sẽ có nhiều sai lầm khác nhau thì sẽ có những bài học ra sao để có nhiều kinh nghiệm hơn. Chia sẻ lại với lớp vào buổi học sau.

16.3.3. TÊN HOẠT ĐỘNG: EFK SHERLOCK HÌNH THỨC: cá nhân; THỜI GIAN: 15p CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: không cần dụng cụ YÊU CẦU: - Mỗi học viên chỉ được đặt câu hỏi có/không? - Trainer chỉ được trả lời có/không cho đến khi học viên tìm được đáp án cuối cùng. ĐỀ BÀI: Trong phòng khách có một xác chết không mặc quần áo. Xung quanh xác chết là những mảnh kính vụn. Cách xác chết 1m là một quả bóng chày. Xác chết tên là Elsa. Hung thủ là ai? GỢI Ý CHO TRAINER: - Trainer gợi ý xác chết không phải con người

16.4. Tools

16.4.1. 4A1R: Accept: Chấp nhận mình đã mắc sai lầm Access: Nhìn sai lầm theo cách khác Analyze: Phân tích sai lầm và rút ra bài học Apply: Áp dụng vào bài học rút được vào thực tế Reflect: Xem lại tiến trình áp dụng

16.5. Áp dụng vào thực tế

16.5.1. - Nhớ lại một sai lầm đã qua - Sai lầm đó thì có bài học/ kinh nghiệm gì? - Phân tích sai lầm đó theo 1 cách khách quan để hiểu rõ hơn: Bước 1: Tôi đã cố gắng làm điều gì? Bước 2: Sai lầm nằm ở đâu? Bước 3: Sai lầm xảy ra khi nào? Bước 4: Tại sao sai lầm lại xảy ra? - Cách cải thiện hoặc cách sửa chữa cho sai lầm: - Xem xét và trả lời câu hỏi "Mình đã làm được gì để cải thiện sai lầm đó chưa?":

16.6. Câu chuyện

16.6.1. Khi Disneyland khánh thành vào năm 1995, nó là một thảm họa. Dù nơi này dự đoán sẽ có 15000 khách, nhưng thật ra số khách lên đến gấp đôi bởi vì có hàng ngàn vé giả. Các du khách bị quật tơi bời trong những hàng dài, những trò chơi bị hư hỏng, và thiếu hụt đồ ăn. Tệ hại hơn nữa, một con hổ và một con báo thoát khỏi rạp xiếc, khiến cho trẻ em và phụ huynh một phen khiếp sợ trên trục đường chính của công viên. Ngày đó đã được đặt là “Ngày Chủ nhật đen tối” bởi nhân viên của Walt Disney. Ông quyết định đương đầu, “Nếu bạn làm việc lớn, bạn sẽ phải mắc sai lầm lớn” – ông nói với báo chí. Với Disney, sự sáng tạo và sai lầm luôn đi đôi với nhau. Là một người sáng lập công ty mà trong đó, sự sáng tạo kì ảo trở thành giá trị cốt lõi, ông khuyến khích đội ngũ kỹ sư, nhà thiết kế, và nhà cơ khí – mà bạn được biết dưới tên gọi Những nhà tưởng tượng – phải nghĩ sâu rộng và sẵn sàng phá vỡ mọi thứ. “Tôi không nhớ đã từng có ai bị sa thải chỉ vì họ nghĩ ra một ý nghĩ ngu ngốc hay mắc một sai lầm,” Van Arsdale France, một trong những nhân viên đầu tiên của Disney cho biết. Thông điệp: Sai lầm - nếu được nhìn nhận đúng và biết cách học hỏi - chính là động lực then chốt để các em tiến lên và đạt đến thành công.

17. 4. Xác định cơ hội

17.1. Mục tiêu

17.1.1. Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng xác định cơ hội

17.1.2. Cách nhận biết cơ hội

17.1.3. Bài học rút ra và cách rèn luyện

17.2. Định nghĩa

17.2.1. Một trong những công cụ quan trọng nhất mà một doanh nhân có là khả năng lắng nghe khách hàng và môi trường. Khả năng đó cho phép nhà kinh doanh xác định các nhu cầu và cơ hội để cải thiện hoặc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới mà khách hàng cần và mong muốn.

17.2.2. Cơ hội là những gì trẻ có thể nắm bắt được nhằm làm thay đổi cuộc sống chúng theo chiều hướng tốt hơn. Gọi là cơ hội nghĩa là con “có thể” nắm bắt được nó, chứ không phải là “chắc chắn” nắm bắt được nó, chính vì vậy đòi hỏi con phải học cách xác định cơ hội và nỗ lực vượt lên chính mình. Nắm bắt cơ hội là khả năng quan sát,, tập trung nhận biết và hành động kịp thời để nắm bắt được cơ hội..

17.3. Hoạt động hiện có

17.3.1. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: 4-6 vòng hula hoop sao cho tương ứng với mỗi nhóm 6 bạn/ vòng

17.3.2. Hoạt động 1: TÊN HOẠT ĐỘNG: AI KHÔNG BỐI RỐI HÌNH THỨC: Nhóm 6 bạn THỜI LƯỢNG: 10 phút YÊU CẦU: Lắng nghe hiệu lệnh của trainer để có thể tìm cách thực hiện đúng và không bị loại. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG TRAINER: Trainer nói "Trên cạn" tất cả phải nhảy ra ngoài vòng. Trainer nói "Trên biển" tất cả sẽ phải nhảy vào vòng. Trainer nói "Trên khong" tất cả sẽ nhảy lên. Khi các học viên bối rối, rời khỏi trò chơi và xem bạn bè của mình tiếp tục chơi, cho đến khi còn 1 học viên chính là người không bối rối. Hoạt động 2: * MỘT HOẠT ĐỘNG KHÁC TƯƠNG TỰ: DỤNG CỤ: Lấy đủ số ghế với số lượng học viên có mặt, lưu ý nhớ cất đi 1 cái để thực hiện hoạt động phù hợp hơn. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Khi trainer mở một bài nhạc, bấm dừng: các bạn sẽ phải xác định chỗ ngồi cho mình, lúc này sẽ có một bạn không có ghế ngồi và bị loại. Tiếp tục mở nhạc và cất thêm 1 chiếc ghế nữa. Cho đến khi chỉ còn 1 chiếc ghế và 2 học viên và học viên cuối cùng ngồi được chiếc ghế đó là người không bối rối và chiến thắng trò chơi này. DEBREF: Với hoạt động này, mỗi cá nhân học viên sẽ xác định được khẩu lệnh chính xác mà không bỡ ngỡ, bối rối để trở thành người ở lại cuối cùng và giành lấy chiến thắng. FUNWORK: Sau khi chơi hoạt động này, các em sẽ tăng khả năng nghe và tập trung nhiều để không bị bối rối. Từ đó ghi nhớ và xác định được một số yêu cầu như yêu cầu của giáo viên trao cho các em hoặc yêu cầu từ bố mẹ nhờ các em làm điều gì đó.

17.3.2.1. ONLINE: TÊN HOẠT ĐỘNG: AI KHÔNG BỐI RỐI! HÌNH THỨC: Cá nhân THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Tìm một cái ghế đẩu. YÊU CẦU: Lắng nghe hiệu lệnh của trainer để có thể tìm cách thực hiện đúng và không bị loại. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Khi trainer nói "Trên cạn", tất cả các em phải bước lên ghế, khi trainer nói "Trên biển", các em phải bước xuống, và khi trainer nói "Trên không" thì các em phải giữ yên trạng thái của mình đang đứng. Khi các học viên bối rối, rời khỏi trò chơi và cho đến khi chỉ còn lại 1 học viên là người không bối rối.

17.3.3. Hoạt động 3: TÊN HOẠT ĐỘNG: TRUYỀN ĐIỆN HÌNH THỨC: 5-6 bạn một nhóm THỜI LƯỢNG: 15 phút YÊU CẦU: Mỗi đội sẽ có cái vòng, đặt nó xuống sàn và đứng xung quanh nó. Cả nhóm sẽ chỉ được dùng 1 ngón tay hoặc chân để nâng chiếc vòng đó lên. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer đưa ra yêu cầu của hoạt động và quan sát đội nào vi phạm, đội đó sẽ phải dừng lại. DEBREF: Ở hoạt động này, học viên sẽ có được tinh thần đồng đội, cùng nhau xác định và tìm cơ hội giữ thăng bằng cho vật bằng một ngón tay. Điều đó làm cho các em có nhiều sáng kiến giải quyết vấn đề một cách sáng tạo để đi đến cơ hội là đội chiến thắng. FUNWORK: Từ hoạt động này, khi bố mẹ hoặc bất kì ai giao cho các em một nhiệm vụ, điều đầu tiên các em cần xem xét nhiệm vụ đó sẽ được bắt đầu từng bước như thế nào để hoàn thành một cách hiệu quả.

17.3.3.1. ONLINE: TÊN HOẠT ĐỘNG: CÙNG NHAU NÂNG LÊN! HÌNH THỨC: Chia 5-6 bạn một nhóm THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Một cây bút chì dài hoặc một cây thước kẻ dài tầm 20cm YÊU CẦU: Mỗi thành viên của một đội giữ thăng bằng cây bút hoặc cây thước trong vòng 15 giây và lần lượt đến các thành viên khác trong nhóm và chỉ đặt vật lên một ngón tay. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG CHO TRAINER: Trainer sẽ quan sát và không cho các đội vượt quá 3 phút/ đội.

17.4. Tools

17.4.1. 5 BƯỚC XÁC ĐINH CƠ HỘI: vẽ circle connect Bước 1: Luôn cập nhật thông tin về sự phát triển trong lĩnh vực mình yêu thích Bước 2: Quan sát những vấn đề xung quanh và tìm kiếm cơ hội Bước 3: Nắm bắt cơ hội và tạo giá trị Bước 4: Tạo thói quen học tập Bước 5: Thiết lập mối quan hệ

17.5. Áp dụng

17.5.1. - Vấn đề mà tôi nhận thấy: - Cơ hội của tôi là: - Giá trị tôi sẽ tạo ra: - Kết quả thực tế: - Bài học rút ra:

17.6. Câu chuyện

17.6.1. Suzanne Blake sinh ra và lớn lên tại thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ. Tuổi thơ của bà là những tháng ngày phải sống với người cha nghiện rượu, thường xuyên đánh đập con cái. Vì nhà nghèo, Suzanne phải bươn chải kiếm sống từ nhỏ. Từ cuộc đời mình, Suzanne rút ra được nhiều kinh nghiệm và đúc kết thành những bài học quý báu để nuôi dạy con cái. Sau khi kết hôn, Suzanne sinh được 7 người con và 4 trong số đó là CEO nổi tiếng. Ba người còn lại - Darcy, Brady và Mark không phải CEO nhưng cũng tài giỏi không kém. Chia sẻ trên tạp chí Forbes, cậu út Brock Blake cho biết cả 7 anh chị em đều được mẹ dạy cho các bài học đắt giá trong đó có bài học về xác định cơ hội. Bà Suzanne không cho con mọi thứ nhưng lại tạo cơ hội và dạy con phải nắm bắt nó ngay khi có thể. Suzanne thường trả lương mỗi lần Brett (con trai thứ 2) gấp quần áo và nếu như cậu sao nhãng công việc sẽ bị trừ lương. Lúc còn học mẫu giáo, bà đã đầu tư cho Brett "dự án kinh doanh" đầu tiên với những đứa trẻ hàng xóm. Năm Brett vào lớp 1, bà tìm cho cậu công việc giao báo vào mỗi sáng Chủ nhật ở Saint Paul, Minnesota. Khi Brett học lớp 6, bà giới thiệu cậu vào làm nhân viên ở cửa hàng tạp hóa nhỏ gần nhà. Rồi dần dần là những cơ hội giá trị hơn như người cắt cỏ thuê, giám thị trường học. Suzanne cho rằng công việc không phải sự lựa chọn mà là cơ hội để dạy các con học cách kiếm tiền, học các kỹ năng mềm, kỹ năng phục vụ. Thông điệp: Ở kỹ năng xác định được cơ hội có thể giúp học viên biết nắm bắt cơ hội và tạo ra những thành công trong tương lai.

18. 5. Tin tưởng bản thân

18.1. Mục tiêu

18.1.1. Biết được tầm quan trọng của kỹ năng tin tưởng bản thân

18.1.2. Có niềm tin vào bản thân và thúc đẩy bản thân hoàn thiện hơn

18.1.3. Biết được cách rèn luyện kỹ năng tin tưởng bản thân

18.2. Định nghĩa

18.2.1. Tin tưởng bản thân là động lực để vượt qua một quá trình. Động lực thường không đơn giản, nó bắt nguồn từ động lực bên trong và những tham vọng của bản thân. Động lực như vậy là một trong những đặc điểm của doanh nhân.

18.2.2. Tin tưởng vào bản thân là niềm tin vào khả năng của bản thân và tin rằng mình có thể làm được. Người có kỹ năng tin tưởng vào bản thân là người hiểu rõ năng lực của bản thân, sở trường, sở đoản của mình.

18.3. Hoạt động hiện có

18.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: CHIẾN BINH YOGA HÌNH THỨC: Cá nhân THỜI LƯỢNG: 5-7 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Không cần đến dụng cụ YÊU CẦU: Đặt camera ra xa có thể thấy cả người. Đứng ở tư thế chiến binh yoga trong 30 giây. Những bạn đứng được đến giây thứ 30 sẽ vào vòng tiếp theo là đứng 10 giây. Người đứng được cuối cùng sẽ chiến thắng. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer sẽ hướng dẫn kiểu đứng chiến binh yoga và các học viên sẽ làm theo. Các em sẽ giữ ở tư thế đó trong vòng 30 giây, nếu thành công, trainer sẽ cho tiếp tục 30 giây nữa, sau đó trainer sẽ tiếp tục cho học viên thêm 10 giây mỗi lần đứng tiếp theo. DEBREF: Hoạt động này sẽ giúp các học viên biết cảm giác về khả năng thành công trong nhiệm vụ được tăng dần mức độ. FUNWORK:

18.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: TIN VÀO CHÍNH MÌNH HÌNH THỨC: Trainer có thể chia theo nhóm THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Mỗi bạn 1 tờ giấy A4, thước kẻ, 1 bút lông hoặc bút màu nổi bật YÊU CẦU Dành 5-7 phút để kẻ 1 bảng chữ cái mà trainer gợi ý sẵn, tìm từ và đánh dấu GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer sẽ cho các học viên tìm các từ trên trang và yêu cầu học viên đánh dấu chúng bằng một vòng tròn lớn. Điều này có thể được thực hiện theo các nhóm. DEBREF: Chỉ với hoạt động nhỏ này sẽ giúp học viên cảm thấy rằng mình có khả năng thành công, ngay cả khi nó hơi khó khăn và cần sự giúp đỡ. Cuối cùng, các em đều có thể tìm thấy các từ. FUNWORK: Khi một ai đó giao nhiệm vụ cho học viên, các em có thể thấy khó nhưng bình tĩnh và tìm gỡ từng nút thắc khó khăn đó để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ.

18.3.3. TÊN HOẠT ĐỘNG: MÌNH SẼ LÀM ĐƯỢC HÌNH THỨC: Cá nhân THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Mỗi bạn 1 tờ giấy, 1 bút YÊU CẦU: Các em sẽ viết những điều mà trong cuộc sống cảm thấy khó khăn, muốn giỏi hoặc muốn phát triển nhưng chưa làm được. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG CHO TRAINER: Trainer sẽ random 5-7 bạn để chọn ngẫu nhiên và thảo luận với các bạn trong lớp để đưa ra cách xử lý phù hợp. DEBREF: Ở hoạt động này sẽ giúp các em có được những ý tưởng từ mọi người và đó như lời động viên, khích lệ vào bản thân, vào tài năng của bản thân để phát triển tốt hơn. FUNWORK: Các em có thể áp dụng hoạt động này ở nhà bằng cách chia sẻ những khó khăn, những điều mà các em muốn nhưng chưa phát triển được và xin ý kiến từ những người xung quanh.

18.4. Tools

18.4.1. CÁCH ĐỂ TRỞ NÊN TỰ TIN- CÔNG THỨC REEAN Recognize: Nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân Experience: Cho phép bản thân trải nghiệm Epress: Tự bộc lộ chính mình Adjust: Thích nghi và chấp nhận thử thách Notice: Quan sát, nhìn nhận và thúc đẩy hoàn thiện bản thân

18.5. Áp dụng

18.5.1. - Điểm mạnh của tôi là - điểm yếu của tôi là - 3 trải nghiệm mới tôi sẽ tham gia là - Một câu để mô tả về bản thân tôi là - 3 thử thách tôi sẽ chấp nhận là - Các hành động tôi sẽ làm để hoàn thiện bản thân là

18.6. Câu chuyện

18.6.1. “Mỗi người con gái đều cần được bố mẹ dạy về cách yêu thương bản thân mình trước khi muốn giỏi giang hay làm bất kỳ điều gì lớn lao nào khác” - Michelle Obama Trong cuộc trò chuyện tại đại học Oxford, khi được hỏi bí quyết nào để nuôi dạy hai cô con gái trở thành những người thành công và tự tin như bây giờ, Bà Michelle đã chia sẻ câu chuyện của chính mình và đó cũng là một trong những bài học đắt giá mà bà đã áp dụng để nuôi dạy hai cô gái nhỏ ở nhà. Khi còn nhỏ, tôi là cô bé luôn muốn được điểm A+, luôn muốn làm mọi thứ tốt nhất có thể. Và khi sống trong một cộng đồng những người không quá coi trọng việc học hành, nhất là việc con gái được học hành, tôi vấp phải rất nhiều điều tiếng. Nhưng lẽ dĩ nhiên, tôi luôn cố gắng để những điều đó không bao giờ ảnh hưởng tiêu cực đến mình. Có một lần tôi bày tỏ nguyện vọng muốn theo học tại Princeton (trường đại học thuộc khối Ivy League danh giá) tôi đã nhận được nghi ngờ rằng ngôi trường đó hoàn toàn vượt giá tầm với. Đó là lúc tôi nhận ra được một điều ảnh hưởng sâu sắc đến bản thân và các nuôi dạy con hiện tại đó là: Đừng bao giờ tin vào mọi điều mà người khác nói về mình. Mà hãy tin vào ước mơ và sự cố gắng của chính mình. Chính nhờ bài học đó, Michelle Obama đã tốt nghiệp Viện Đại học Princeton, không dừng lại ở đó bà còn tốt nghiệp Đại học Luật thuộc Viện Đại học Harvard và gặp ông Obama tại đây. Thông điệp: Kỹ năng tin vào bản thân chính là tiền đề cho những thành công sau này của học viên.

19. 6. Chịu trách nhiệm

19.1. Mục tiêu

19.1.1. Hiểu được chịu trách nhiệm là gì

19.1.2. Tầm quan trọng của kỹ năng chịu trách nhiệm

19.1.3. Cách thực hành & rèn luyện kỹ năng chịu trách nhiệm

19.2. Định nghĩa

19.2.1. Người biết chịu trách nhiệm là người hoàn thành bổn phận của mình trong gia đình, trường học và cộng đồng. Họ ý thức trách nhiệm trước những hành động của mình. Vì vậy, khi phạm lỗi, họ thừa nhận, xin lỗi và cố gắng sửa đổi… Còn người không có trách nhiệm thường không nhận lỗi mỗi khi làm sai.

19.2.2. Sai lầm thường đi cùng con đường khởi nghiệp thành công. Nhận ra sai lầm và chịu trách nhiệm giúp người doanh nhân rút ra bài học và đi đến thành công. Khi học cách chịu trách nhiệm về những gì đã làm trong cuộc sống của mình, chúng ta có thể sửa chữa và cải thiện tình hình hiện tại.

19.3. Hoạt động hiện có

19.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: GÀ MẸ BẢO VỆ CON (Đổi thành hđ cái cớ) HÌNH THỨC: chỉ cần 1 nhóm đóng vai (nhóm này tầm 4-5 bạn) THỜI LƯỢNG: 7 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Không cần dụng cụ YÊU CẦU: Đóng vai và thảo luận về trách nhiệm của mẹ gà đối với các con theo hình ảnh hoạt video trainer đưa ra và các bạn khác sẽ phải thảo luận về chúng. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ chuẩn bị hình ảnh hoặc video về gà mẹ đang bảo vệ gà con khỏi mưa cho học viên xem và cho các học viên đóng vai trong tình huống DEBREF: Hoạt động này giúp các em hiểu rằng ngay cả động vật cũng có trách nhiệm. Đo đó, kỹ năng này hết sức quan trọng đối với người khởi nghiệp, nó giúp người khởi nghiệp biết chịu trách nhiệm cho hành động, kết quả của mình và sẽ giúp cả thiện, tiến bộ hơn. FUNWORK: Các em có thể quan sát xem các loại động vật xung quanh về trách nhiệm của chúng với bầy đàn ra sao.

19.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: CƠ THỂ CẦN NƯỚC (Đẩy lên thảo luận) HÌNH THỨC: Mỗi nhóm 3 bạn THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ Trainer sẽ chuẩn bị công cụ ghi chú có thể vẽ cho các bạn thảo luận YÊU CẦU Đề xuất ý tưởng cho các sáng kiến xã hội về khuyến khích trách nhiệm cá nhân như Uống đủ nước là tốt cho sức khỏe bằng cách vẽ hoặc trang trí bức tranh. Có thể phân chia 1 bạn vẽ khéo, và các bạn còn lại của nhóm cho ý kiến hoặc thêm sửa. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer yêu cầu các em vẽ một bức tranh về việc nhắc nhở uống đủ nước là điều cần thiết vì nó tốt cho sức khỏe. DEBREF: Với hoạt động này khiến cho các em ý thức được chúng ta có cả khả năng khuyến khích trách nhiệm cá nhân của học sinh ở các khía cạnh khác nhau (sức khỏe, vệ sinh, an toàn, môi trường, tình bạn,...) FUNWORK: Các em có thể biến đổi bằng cách vẽ trên giấy và dán chúng ở nơi nào cả nhà dễ thấy nhất để nhắc nhở mọi người không quên uống nước.

19.4. Tools

19.4.1. CÔNG THỨC 4S RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHỊU TRÁCH NHIỆM Stop Making Excuses & Blaming Others: Dẹp bỏ những 'cái cớ' & Ngưng đổ lỗi cho người khác Be Self Accountable: Tự chịu trách nhiệm cho hành động/việc mình gây ra Set Goals: đặt mục tiêu để chịu trách nhiệm với tương lai của mình See Challenges Instead Of Problems: nhìn nhận các vấn đề là thử thách để phát triển bản thân

19.5. Áp dụng

19.5.1. PHÂN TÍCH MỘT SAI LẦM/VẤN ĐỀ CỦA BẢN THÂN - Sai lầm/vấn đề của tôi là - Lý do tôi mắc phải sai lầm/vấn đề này - Lý do liên quan đến cá nhân tôi - Bài học tôi học được từ sai lầm/vấn đề này

19.6. Câu chuyện

19.6.1. Câu chuyện cho cha mẹ

19.6.2. Câu chuyện cho học viên

19.6.2.1. Câu chuyện

19.6.2.2. Phân tích

20. 7. Làm việc nhóm

20.1. Mục tiêu

20.1.1. Hiểu được sự cần thiết của kỹ năng làm việc nhóm

20.1.2. Những lợi thế và bất lợi khi làm việc nhóm

20.1.3. Công cụ phát triển kỹ năng làm việc nhóm

20.2. Định nghĩa

20.2.1. Chưa tìm đc raw của cô Galit

20.2.2. Làm việc nhóm cũng là một trong những cách giúp con người làm việc, học tập chủ động hơn và có kết quả hơn. Sự hợp tác trong công việc, học tập và nghiên cứu là một trong những phương pháp tốt nhất để đi đến thành công. Cái ta tưởng là khó thì đối với những người khác lại rất dễ dàng, cái ta thiếu thì người khác lại dư…Vì vậy, làm việc nhóm là sự cộng hưởng tốt nhất cho mọi người.

20.3. Hoạt động hiện có

20.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: DỄ MÀ KHÓ HÌNH THỨC: chia nhóm 5-6 bạn THỜI LƯỢNG: 7 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ Không cần dụng cụ YÊU CẦU Yêu cầu học viên ngồi thành một vòng tròn trên sàn nhà, lưng quay về phía trong vòng tròn, mỗi học viên sẽ phải bắt chéo tay với bạn bên cạnh. Sau đó, học viên sẽ giữ tư thế đó và đứng dậy. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer yêu cầu các học viên ngồi thành vòng tròn trên sàn nhà, lưng quay về phía vòng tròn, mỗi học viên sẽ bắt chéo tay với bạn bên cạnh. Sau đó, các bạn sẽ đứng dậy, trainer sẽ chia đôi vòng tròn, tiếp theo là chia thành đôi lần nữa. Cho đến khi còn từng cặp. DEBREF: Ở hoạt động này cho thấy, các học viên sẽ phải làm sao ăn ý với nhau dù chỉ thành cặp, các bạn vẫn bắt chéo tay nhau và đứng dậy được mà không bị té. FUNWORK: Các em có thể nhận ra rằng, mình có khả năng phụ giúp ba mẹ hoặc học nhóm một cách ăn ý với bạn vè.

20.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: TÌM ĐIỂM KHÁC NHAU HÌNH THỨC: 5 phút THỜI LƯỢNG: chia làm 4 nhóm CHUẨN BỊ DỤNG CỤ Trainer chuẩn 2 ảnh có 1 số điểm khác nhau YÊU CẦU Các bạn sẽ cùng nhau thảo luận với các bạn trong nhóm và tìm được điểm khác nhau ở cách hình ảnh mà trainer đưa ra GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer sẽ chia các học viên thành các nhóm tương ứng. Các em tìm ra điểm khác nhau theo đề của trainer đưa ra. DEBREF: Trong hoạt động này, các bạn cùng nhau hợp tác, chia việc để tìm điểm khác nhau một cách bao quát hơn. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng rèn luyện tính nhạy bén, sự tỉ mỉ, tinh mắt cũng như phát triển trí não. FUNWORK: Sau hoạt động này, khi các bạn cần hợp tác làm việc nhóm như học nhóm, cùng mẹ làm việc nhà,.... Các bạn sẽ có những quan sát tỉ mỉ hơn, biết lắng nghe ý kiến nhiều hơn.

20.4. Tools

20.4.1. CÔNG THỨC CẢI THIỆN KỸ NĂNG TEAMWORK - KEBAB Know your team goal: Nắm rõ mục tiêu của team Establish team rules: Thiết lập quy định của team Bring enthusiasm: Đem đến sự nhiệt tình Accept full responsibility for your role: Chịu trách nhiệm với vai trò của mình trong team Be positive: Tích cực và nỗ lực để đạt mục tiêu chung

20.5. Áp dụng

20.5.1. - Mục tiêu của nhóm tôi là - Quy định của nhóm tôi là - Trách nhiệm/vai trò của tôi trong nhóm là - Những điều tôi có thể đóng góp để đạt mục tiêu chung là

20.6. Câu chuyện

20.6.1. Marvel's The Avengers, với sự góp mặt của Iron Man, Captain America, Hulk, Thor, Spiderman, Black Widow, Falcon, Hawkeye, Vision, Scarlet Witch, Ant-Man, Nebula và Rocket không chỉ truyền cảm hứng cho những người hâm mộ truyện tranh. Có một bài học lớn về làm việc nhóm mà ba mẹ có thể không chú ý đến. Không chỉ là làm việc theo nhóm - mà còn là giá trị của chính các đội. Bài học của Avengers là "một đội tốt hơn một người". Nó là khác nhau phổ biến từ một đội so với một người. Khi tập hợp thành một đội thì hoàn toàn có thể giành chiến thắng và tạo ra điều kì diệu. Điều khó khăn là khiến năm cá nhân đó gạt cái tôi của họ sang một bên, tin tưởng lẫn nhau và hoạt động như một đội. Captain America và Iron Man có một cái nhìn khá khác nhau về thế giới và việc thỏa hiệp không hề dễ dàng. Nhưng họ tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau bất chấp những bất đồng, và họ có thể thấy giá trị mà đối phương mang lại. Từ bỏ bản ngã là thứ cho phép bạn trở thành một phần của tổng thể lớn hơn tổng các phần của nó. Thông điệp: Rèn luyện tốt kỹ năng làm việc nhóm để quá trình thực hiện nhiệm vụ của các em trở nên thuận lợi hơn, và quan trọng nhất là làm việc nhóm sẽ là chìa khóa giúp nhiệm vụ nhóm thành công.

21. 8. Tư duy sáng tạo

21.1. Mục Tiêu

21.1.1. Hiểu được tư duy sáng tạo là như thế nào

21.1.2. Tầm quan trọng và những cơ hội khi phát triển kỹ năng Tư duy sáng tạo

21.1.3. Mối liên hệ giữa sáng tạo và khởi nghiệp

21.2. Định nghĩa

21.2.1. Sáng tạo là cơ sở cho tinh thần kinh doanh. Suy nghĩ về một ý tưởng dự án thường bắt nguồn từ sự sáng tạo, nhưng sự sáng tạo cũng cần thiết trong quá trình hiện thực hóa dự án, phát triển, tiếp thị, đối phó với khó khăn và hơn thế nữa. Tư duy sáng tạo là một kỹ năng có thể học được và việc trau dồi khả năng sáng tạo có thể diễn ra khi các em đi học.

21.2.2. Sáng tạo là suy nghĩ theo những cách khác nhau hơn so với bình thường. Tư duy sáng tạo giúp nghĩ ra những ý tưởng mới mà chưa ai từng nghĩ đến. Người có tư duy sáng tạo là người có trí tưởng tượng phong phú, vốn kiến thức sâu rộng, thông minh, thích tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thích những điều mới mẻ.

21.3. Hoạt động hiện có

21.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: THOẢ CHÍ SÁNG TẠO HÌNH THỨC: cá nhân THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ Tập vẽ bao gồm có giấy vẽ cỡ A4, màu vẽ, bút chì, tẩy. YÊU CẦU Từ nét có thẳng trên giấy, vẽ thành bức vẽ hoàn chỉnh GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Mỗi học viên sẽ được trainer yêu cầu hoàn thành hai bản vẽ tùy ý thích. Sau đó, trainer sẽ cho các bạn vẽ và xem cách tư duy sáng tạo giúp học viên hoàn thành các bản vẽ khác nhau thế nào. DEBREF: Ở hoạt động này sẽ giúp các bạn nhìn nhận những ý tưởng của mình, và được hướng dẫn lại để trở thành một ý tưởng sáng tạo hơn. FUNWORK: Sau hoạt động này, khi các em làm bất cứ việc gì cũng có thể phát hiện ra được những cơ hội có thể tư duy sáng tạo để nó độc đáo.

21.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: TÌM KIẾM CÔNG DỤNG (dùng vật dụng xung quanh có sẵn nói về 1 chủ đề có sẵn, giới hạn cách sd, ứng dụng, trao đổi) HÌNH THỨC: 4 nhóm THỜI LƯỢNG: 5 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ Một cái nĩa YÊU CẦU Nêu nhiều ý tưởng về mục đích sử dụng nĩa khác nhau. Trừ mục đích dùng để ăn. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer sau khi phát cho các học viên 1 cái nĩa, bây giờ yêu cầu các bạn hãy nêu một số ý tưởng về mục đích sử dụng nĩa khác nhau có thể sử dụng cùng một vật dụng khác. Điều kiện các bạn không sử dụng như cách thông thường. DEBREF: Hoạt động "Cái nĩa kì diều", sẽ khuyến khích và giúp học viên sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo của mình suy nghĩ được nhiều cách sử dụng nĩa đặt biệt, lạ hơn. FUNWORK: Các em sẽ có 1 cách nhìn các về những đồ vật xung quanh mình có nhiều chức năng hơn thông thường.

21.3.3. TÊN HOẠT ĐỘNG: PHÁT MINH SẢN PHẨM HÌNH THỨC: Cá nhân THỜI LƯỢNG: 7 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ Trainer sẽ chuẩn bị một số đồ vật (có thể là sách, ghế, thước, bút, kệ, ...) YÊU CẦU Phát minh ra một sản phẩm mới từ 2 đồ vật GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer sắp xếp các đồ vật vào 1 góc. Cho các học viên quay thành 2 vòng tròn, bên trong và bên ngoài, và nền, trainer sẽ vỗ tay hoặc phát nhạc. Khi trainer dừng, 1 bạn từ vòng tròn bên ngoài và 1 bạn từ vòng tròn bên trong trở thành 1 đội. Tiếp theo mỗi người lấy một vật và cùng nhau phát minh ra ý tưởng sản phẩm mới từ hai vật đó. DEBREF: Nhờ hoạt động này, các bạn có thể hợp sức với nhau tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề tạo ra một sản phẩm mới, kích thích não bộ suy nghĩ và tưởng tượng phong phú. FUNWORK: Thời gian rãnh, các em có thể thu dọn những vật dụng không dùng được nữa hoặc không dùng tới và nghĩ ra công dụng hoặc lắp ghép thành một sản phẩm khác để sử dụng tiếp.

21.4. Tools

21.4.1. 5 bước để học viên có tư duy sáng tạo hơn (CREATE): Cultivate: Tự tìm nguồn cảm hứng và trau dồi bằng cách trải nghiệm các công việc sáng tạo Realize: Nhận ra được các trải nghiệm mới để có nhiều ý tưởng mới Embrace: Đón nhận các trải nghiệm, các thử thách mới Allow: Cho phép não bộ nghĩ đến những ý tưởng mới, có pha phần điên rồ Take advantage of: Tận dụng những giới hạn của sự sáng tạo. Excercise: Luyện tập/ rèn luyện

21.5. Áp dụng

21.5.1. - Một vấn đề tôi cần nó sáng tạo hơn: - Nó thể cho tôi một ý tưởng sáng tạo như thế nào: - Thử thách ở ý tưởng này là: - Một ý tưởng mới lạ hoặc một suy nghĩ điên rồ: - Thời gian thích hợp để giải tỏa căng thẳng:

21.6. Câu chuyện

21.6.1. Năm lên 8, Madison nảy ra ý tưởng làm những đôi dép xỏ ngón trang trí bằng hình sinh vật biển và gắn đèn nhấp nháy. Ba của cô bé – Dan Robinson – một nhà thiết kế áo phông đã ủng hộ con gái bằng cách giúp biến những bức vẽ của cô thành sản phẩm mẫu. Điều này đã tạo niềm tin giúp Madison dũng cảm theo đuổi mục tiêu lớn của mình. Và tới năm 2013, Madison Robinson đã khiến cả thế giới chú ý khi trở thành tỷ phú tự thân ở tuổi 15. Hơn 30 cửa hàng đã liên hệ với cha con Robinson ngay khi nhìn thấy những đôi dép độc đáo này tại một hội chợ thương mại. Năm 2011, công ty của Madison ra đời với cái tên "Fish Flop". Thương hiệu này nhanh chóng trở nên nổi tiếng, đặc biệt là với trẻ em. Bởi Madison không chỉ bán mũ, áo phông mà còn viết sách cho trẻ em và cả ý tưởng về một trò chơi online dưới thủy cung. Website fishflops.com của Maddie cũng được thiết kế trên tông màu xanh biển, những sản phẩm đều được in hình các con vật ngộ nghĩnh như cá voi, rùa biển, bạch tuộc... Theo Forbes, Madison là một cô bé táo bạo, tài năng và có thể lọt top 400 tỷ phú trong tương lai. Mỗi đôi dép xỏ ngón có giá 25 USD. Trong hai năm kể từ khi thành lập công ty, Madison đã bán được hơn 60.000 đôi với doanh thu bán lẻ 1,2 triệu USD. Theo bố cô, đây chưa phải là toàn bộ doanh thu của công ty, do họ còn bán buôn nữa. Madison cũng ký hợp đồng với hai đại gia bán lẻ thời trang là Macy's và Nordstrom. Macy's thậm chí còn đề nghị Madison thiết kế dòng sản phẩm cho người lớn. Madison cho biết việc kinh doanh đã giúp cô trau dồi nhiều kỹ năng sống. Không chỉ tự thiết kế, đổ màu trên máy tính, Madison còn phải học cách đóng gói hàng vận chuyển, giám sát kho, đặt giá, marketing trên mạng xã hội, theo dõi doanh thu và quản lý gian hàng trong hội chợ thương mại. Cô còn từng viết thư tay để tiếp cận các nhà bán lẻ, sau đó thuyết phục họ bằng những mẫu thiết kế khả thi của mình. Thông điệp: Những ý tưởng dù có chút kỳ lạ hay những mục tiêu có vẻ quá lớn so với độ tuổi, nhưng là việc vô cùng cần thiết để nuôi dưỡng tư duy sáng tạo ở tuổi teen của các em.

22. 9. Khoan dung với người khác

22.1. Mục tiêu

22.1.1. Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng khoan dung của người khác

22.1.2. Kỹ năng khoan dung với người khác ảnh hưởng đến nhu cầu và cơ hội cho các dự án

22.1.3. Cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng khoan dung với người khác

22.2. Định nghĩa

22.2.1. Giáo dục lòng khoan dung bắt nguồn từ việc hiểu rằng sự khác biệt giữa mọi người luôn tồn tại và tất cả họ đều có một vị trí trong thế giới của chúng ta. Công nhận sự khác biệt và nhu cầu của người khác là nguồn xác định ý tưởng cho các phát minh và giải quyết vấn đề. Giáo dục lòng khoan dung nảy sinh từ sự khiêm tốn. Điều đó có nghĩa là lòng khoan dung dễ dàng được thể hiện thông qua hành vi thiếu lịch sự và không có cảm giác vượt trội hơn đối phương.

22.2.2. Khoan dung là chấp nhận và nhường nhịn. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa sai lầm. Khi chúng ta khoan dung, điều đó có nghĩa là chúng ta chấp nhận những người khác mình. Chúng ta cư xử tốt với họ và có thể tìm hiểu họ kỹ hơn, và nghiên cứu nhu cầu của họ. Và có lẽ, chúng ta sẽ có ý tưởng cho các dự án có thể hỗ trợ họ.

22.3. Hoạt động hiện có

22.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: TÌM TÂM ĐIỂM HÌNH THỨC: 6 nhóm THỜI LƯỢNG: 7phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ không cần dụng cụ YÊU CẦU Nhắm mắt và mỗi học viên đưa ngón tay vào giữa vòng tròn sao cho chạm vào nhau GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer sẽ chia học viên thành 6 nhóm và đứng thành vòng tròn, nhắm mắt lại. Lúc này, các em sẽ vươn mình ra và chạm vào ngón tay vào giữa vòng tròn, để tất cá các ngón tay của các thành viên trong vòng tròn chạm vào cùng một thời điểm. DEBREF: Hoạt động giúp các em cảm nhận được sự đoàn kết của người mù FUNWORK:

22.4. Tools

22.4.1. 5 bước để bạn có thể bạn có thể gặt hái được (reap(e)): Source: 5 Ways to Practice Tolerance on International Day for Tolerance — The BeeHive R: Reflection + Response: dành thời gian suy ngẫm về điều gì đó trong lòng đang cảm thấy không thoải mái và để hiểu tại sao. E: Empathize: Đặt mình vào vị trí của người khác và cố gắng hiểu tại sao họ có thể cảm thấy, suy nghĩ hoặc hành động theo cách của họ. A: Accept: Học cách chấp nhận những gì khó khăn, cho dù đó là cảm xúc, kinh nghiệm của chính mình hay của người khác. P: Perspective: tự nhắc nhở bản thân rằng không có con người nào là hoàn hảo E: Embrace: đón nhận những ý tưởng mới, những cảm xúc thử thách, phần cảm xúc bên trong mà bạn luôn giấu kín

22.5. Áp dụng

22.5.1. - Điều bạn cảm thấy không thoải mái hoặc chưa tha thứ cho một ai đó - Lý do là gì? - Một hành động phù hợp hơn - Tôi chấp nhận những gì khó khăn - Tự nhủ rằng không ai là hoàn hảo - Lời nhắc nhở hoặc hành động để bản thân để khoan dung hơn:

22.6. Câu chuyện

22.6.1. Ziad Ahmed là một học sinh người Mỹ gốc Bangladesh. Khi còn là một đứa trẻ Ahmed đã phát hiện ra mình bị lọt vào danh sách theo dõi của TSA (Cơ quan Anh ninh Vận tải Hoa Kỳ) vì cái tên nguồn gốc Trung Đông. Khi lớn lên, Ahmed nhận ra rằng rất nhiều người đã phán xét không công bằng về cậu chỉ vì cậu theo đạo Hồi và màu da của cậu. Nhằm đối phó với những định kiến xấu trên, Ahmed đã tạo ra một tổ chức có tên Redefy. Nhiệm vụ của tổ chức này là "mạnh dạn thách thức định kiến" và "mở rộng vòng tay khoan dung và đồng cảm". Cậu bé còn được Trường đại học Stanford danh tiếng của Mỹ nhận vào học nhờ một mẫu đơn ấn tượng. Với câu hỏi “Điều gì quan trọng với bạn và tại sao”, thay vì trình bày bài luận như nhiều học sinh trung học khác, Ahmed chỉ viết đúng một câu #BlackLivesMatter (tạm dịch: Người da màu đáng được sống) và lặp lại 100 lần. Thông điệp: Sự khoan dung là nền tảng của hạnh phúc.

23. 10. Mong muốn tạo ra sự thay đổi

23.1. Mục tiêu

23.1.1. Hiểu được tại sao nên có kỹ năng Mong muốn tạo ra sự thay đổi

23.1.2. Mối liên hệ từ sự thay đổi với một sáng kiến hoặc một dự án thành công

23.1.3. Cách rèn luyện kỹ năng Mong muốn tạo ra sự thay đổi

23.2. Định nghĩa

23.2.1. Khi một doanh nhân muốn thay đổi một tình huống nhất định, họ sẽ gặp phải sự phản đối từ môi trường. Sau khi mọi người đã quen với điều gì đó, rất khó để chấp nhận những thay đổi, ngay cả khi đó là những thay đổi có lợi cho họ hoặc cho môi trường. Sự thay đổi càng cực đoan thì những lời chỉ trích, nghi ngờ và phản đối sẽ càng mạnh mẽ hơn. Do đó, những người tạo ra những thay đổi đáng kể trong thế giới của chúng ta là những người được thúc đẩy bởi một tầm nhìn , những người tin tưởng vào bản thân và khả năng tạo ra sự thay đổi và quyết tâm thực hiện.

23.2.2. Mong muốn thay đổi thúc đẩy chúng ta hành động, thúc đẩy và vượt qua khó khăn. Người thành công là người muốn thay đổi một tình hình hiện tại, tìm kiếm các giải pháp và cách để thay đổi mà có thể trở thành một sáng kiến hoặc một dự án. Đôi khi, thành công bắt đầu với mong muốn thay đổi một tình hình hiện tại và tìm kiếm ý tưởng cho các giải pháp mới.

23.3. Hoạt động hiện có

23.3.1. ĐƯA TỪ KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO XUỐNG: TÊN HOẠT ĐỘNG: NHỮNG ĐÁM MÂY THAY ĐỔI THẾ NÀO? HÌNH THỨC: Cá nhân THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Trainer có thể chuẩn bị 1 video về sự thay đổi hình thù của các đám mây hoặc cho các em theo dõi điều đó trực tiếp ở thực tế YÊU CẦU Các em có thể tìm sự thay đổi ở những đám mây trên trời GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer sẽ yêu cầu các bạn ra ngoài trời và cùng nhau nhìn những đám mây và hỏi các bạn học viên về những hình mà các bạn thấy được để biết được. Tiếp theo trainer sẽ giải thích những đám mây cũng có thể thay đổi thành những hình ảnh đẹp mà các em nhìn thấy. DEBREF: Hoạt động ngoài trời này giúp các em giải phóng trí tưởng tượng. FUNWORK: Với hoạt động này, các em sẽ nhìn nhận mọi thứ xung quanh đều có thể thay đổi tốt đẹp và giúp hình thành động lực thay đổi theo hướng phát triển càng tốt hơn.

23.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: MONG MUỐN THAY ĐỔI HÌNH THỨC: 5-6 nhóm THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Mỗi nhóm nhận được những note đã chia sẵn từng nhóm trên ghi chú tương tác YÊU CẦU Mỗi bạn viết 3 điều mà bản thân các em mong muốn thay đổi và cùng thảo luận với các bạn khác về hành động để đưa đến sự thay đổi đó. Những điều mà các em mong muốn thay đổi, có thể là ở nhà, ở trường hoặc bất cứ đâu để cuộc sống xung quanh trở nên tốt đẹp hơn. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Trainer chia cả lớp thành các nhóm. Sau đó, các bạn sẽ được trainer tạo phòng cho thảo luận và ghi chú lại. Mỗi bạn nên viết 4 điều, và trainer sẽ lập danh sách và thảo luận về các ý tưởng đó. Cuối cùng, trainer sẽ lấy 1 điều bất kỳ trong danh sách đó và hỏi các bạn còn lại, liệu khi gặp các trường hợp như vậy, các em có thể làm gì đó khác hay không. DEBREF: Nếu các em thực sự quan tâm đến sự thay đổi để nhiều thứ xung quanh trở nên tốt đẹp từ hoạt động này, thì chắc chắn đây sẽ là danh sách gợi ý cho các bạn thực hiện. FUNWORK: Các em có thể áp dụng hoạt động này để theo dõi những thói quen hằng ngày mà bản thân làm có được thay đổi hiệu quả và tốt hơn không.

23.4. Tools

23.4.1. Sử dụng 5 bước (ALTER) thay đổi sau: A: Accept: chấp nhận thay đổi để tìm cách tiếp tục và hướng về tương lai một cách tích cực L: List of life goals: Tạo một danh sách các thói quen mong muốn thay đổi T: Try to put change: cố gắng thay đổi quan điểm bằng cách hành động E: Embrace: Nắm bắt cảm xúc về sự thay đổi R: Reframe: Điều chỉnh lại những thói quen chưa thực hiện được

23.5. Áp dụng

23.5.1. - Hãy luôn tin rằng, thay đổi là để gạt bỏ những điều tội tệ trong quá khứ và tìm cách tiếp tục để về tương lai theo hướng tích cực hơn. - Một điều bản thân mong muốn cần thay đổi - Hành động sẽ làm để thay đổi - Thái độ khi gặp những thay đổi đó - Những thiếu sót cần điều chỉnh:

23.6. Câu chuyện

23.6.1. Langley Steinert sở hữu công ty có tên là CarGurus ( trước đây được biết đến là TripAdvisor). Với cương vị là một giáo viên tiếng Anh, mẹ của Steinert có triết lý rằng điểm số không quan trọng bằng nỗ lực đằng sau chúng. Cô đảm bảo với con trai rằng nếu con dựa vào động lực bên ngoài hoặc bận tâm đến thành công của người khác, con sẽ không thể tập trung vào nỗ lực cần thiết để đạt được thành công của mình. Từ đó, Steinert đã nhờ triết lý này của mẹ, anh đã nỗ lực thành công để sở hữu CarGurus - một trang web mua sắm và nghiên cứu ô tô có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts như hiện nay. Thông điệp: Mong muốn tạo ra sự thay đổi như một tiền đề cho học viên khi học được nhiều thứ hơn và sự thay đổi đó sẽ ra được thành công cho các em.

24. 11. Ra quyết định và thực hiện

24.1. Mục tiêu

24.1.1. Tìm hiểu về những ý tưởng của bản thân và biết thực hiện nó

24.1.2. Tầm quan trọng của kỹ năng Ra quyết định và thực hiện

24.1.3. Cải thiện những cản trở phát triển ý tưởng và thực hiện được những ý tưởng đó.

24.2. Định nghĩa

24.2.1. Người có kỹ năng ra quyết định và thực hiện là một người hành động. Đó là người định hướng khách quan. Để đạt được điều gì đó họ đưa ra quyết định và làm việc để đạt được mục tiêu. Thay vì động não và lên kế hoạch trước vô tận, họ đưa ra quyết định và bắt đầu hành động. Sau đó, dần dần họ sẽ thực hiện những thay đổi và cải tiến trong quá trình thực hiện.

24.3. Hoạt động hiện có

24.3.1. TÊN HOẠT ĐỘNG: Ý TƯỞNG CỦA BẠN LÀ GÌ? HÌNH THỨC: Cá nhân THỜI LƯỢNG: 10-15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Một cuốn sổ nhỏ, bút YÊU CẦU: Đưa ra một ý tưởng để thực hiện GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer yêu cầu các học viên chuẩn bị một cuốn sổ để ghi chú lại những ý tưởng của mình mong muốn thực hiện. Sau đó, trainer để bất kì học viên nào tự do chia sẻ những ý tưởng đó cho cả lớp cùng biết. DEBREF: Mục tiêu ở hoạt động này mong muốn và cho phép các em tự do thể hiện và mở ra một bầu trời cởi mở. FUNWORK:

24.3.2. TÊN HOẠT ĐỘNG: NẮP CHAI ĐA NĂNG HÌNH THỨC: 4 nhóm THỜI LƯỢNG: 15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Nhiều nắp chai có nhiều màu sắc, keo dán, giấy A4, bút chì, bút màu, tẩy. YÊU CẦU: Tạo ra một bức tranh từ nắp chai GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Đầu tiên, trainer sẽ yêu cầu các học viên phân loại màu sắc của nắp chai trong vòng 2 phút. Tiếp theo, các em sẽ đưa ra những ý tưởng của một bức tranh từ nắp chai và thực hiện nó. Tùy thuộc vào số lượng nắp chai mà học viên thu thập được, các học viên sẽ được trainer yêu cầu đầu tiên là vẽ một bức tranh trên giấy vẽ A4. Sau đó, từ bản vẽ sẽ dùng nắp chai để đính dán thành một bức tranh từ màu sắc của chúng. DEBREF: Với hoạt động này, mong muốn khi các em làm việc nhóm, lập kế hoạch và thực hiện hành động sẽ mang lại cho học viên cảm giác rằng các em cũng biết thực hiện ý tưởng của mình. FUNWORK:

24.4. Tools

24.4.1. QDQT: Q: Quan sát: thu thập thông tin từ nhiều nguồn D: Định hướng: phân tích thông tin đã tìm được bằng cách đưa ra các bước cho quyết định đó Q: Quy trình: xác định lại quá trình sẽ thực hiện T: Tuân thủ với các bước đã đề ra để thực hiện đúng đắn

24.5. Áp dụng

24.5.1. - Một quyết định đúng đắn sẽ làm là: - Các bước của quyết định đó: (Ví dụ, nếu bạn đã quyết định đi nghỉ, bạn cần thực hiện các bước cụ thể để kỳ nghỉ diễn ra. Bao gồm lập ngân sách và tiết kiệm tiền cho chuyến đi của mình, nói chuyện với bất kỳ ai sẽ đi nghỉ cùng bạn, xác định ngày đi nghỉ, tìm hiểu chi tiết về phương tiện đi lại và khách sạn cũng như thời gian biểu khi mỗi mục này cần được hoàn thành.) - Xác định lại quá trình sẽ thực hiện thông qua những câu hỏi: + Mình có hài lòng với kết quả không? + Mình có thể làm điều gì tốt hơn? + Có điều gì mình sẽ làm khác đi không? + Mình học được gì từ điều này?

24.6. Câu chuyện

24.6.1. Maye Musk, người mẹ "siêu anh hùng" cực kỳ sành điệu đứng đằng sau sự thành công của tỷ phú thiên tài Elon Musk. Bà luôn đối xử với các con ngay khi còn bé như những người lớn đáng tin cậy. Hành trình nuôi dạy 3 con thành công của người mẹ đơn thân khiến nhiều người hâm mộ, nể phục. Chẳng ai còn lạ gì với cái tên Elon Musk, một nhà phát minh, doanh nhân và tỷ phú người Nam Phi. Elon được biết đến với tư cách người sáng lập SpaceX; đồng sáng lập Tesla Motors và PayPal. Tháng 1/2021 nhà sáng lập hãng xe điện Tesla, đã “vượt mặt” CEO Amazon Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản lên đến 188,5 tỷ USD. Ít ai biết rằng người gieo nền tảng đầu tiên cho những thành công vang dội của Elon chính là người mẹ Maye Musk với phương pháp giáo dục con đáng học hỏi. Ngoài tỷ phú nổi tiếng thế giới, hai người con khác của bà là đạo diễn phim Tosca Musk và chủ nhà hàng doanh nhân Kimbal Musk. Khi lớn lên, các con bà được dạy tự chịu trách nhiệm về tương lai của chính mình thông qua việc tự đưa ra các quyết định. Tosca tự chọn trường trung học. Tất cả các con bà đều nộp đơn vào các trường đại học mà họ lựa chọn và tự hoàn thành các đơn xin học bổng và khoản vay sinh viên. Khi Elon 12 tuổi, anh rất thích máy tính. Dù gia đình không dư dả nhưng Mayne đã tìm đủ cách mua một chiếc máy tính cho con. Elon bắt đầu tự học lập trình và thiết kế một trò chơi. Maye khuyến khích con trai gửi trò chơi này cho một tạp chí máy tính toàn cầu và nhận được phần thưởng 500 USD. Khi trưởng thành, Elon bỏ Đại học Stanford, từ bỏ bằng tiến sĩ và đến thung lũng Silicon để thành lập công ty. Maye không những không trách móc mà luôn tin tưởng khả năng sáng tạo của con trai mình. Bà đã dùng số tiền tiết kiệm 10.000 USD để hỗ trợ việc kinh doanh của con. Mỗi khi Elon thay đổi công việc, anh lại ở trong một lĩnh vực hoàn toàn mới và không ít lần đối mặt với phá sản nhưng bà Maye không bao giờ trách móc mà ủng hộ mọi quyết định của Elon. Thông điệp: Hãy tập kỹ năng tự ra quyết định mọi thứ và chúng ta bất ngờ bởi những thay đổi của bản thân trong tương lai

25. 12. Đàm phán

25.1. Mục tiêu

25.1.1. Biết được thế nào là Đàm phán

25.1.2. Vai trò của đàm phán không chỉ quan trọng trong kinh doanh, nó còn quan trọng trong cuộc sống

25.1.3. Những cách cải thiện kỹ năng Đàm phán

25.2. Định nghĩa

25.2.1. Không tìm thấy ĐN của cô Galit

25.2.2. Người khởi nghiệp thường thương lượng với người khác thường xuyên vì anh ta có nguồn lực hạn chế và anh ta cố gắng thành công với chính nguồn lực đó. Trong các cuộc đàm phán, chúng ta cố gắng thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng đến người khác để chấp nhận vị trí của chúng ta. Việc đàm phán thường bắt nguồn từ mong muốn của hai bên để trao đổi mọi thứ.Đó là một quá trình “cho và nhận” dẫn đến một thỏa hiệp trong đó mỗi bên nhượng bộ vì lợi ích của tất cả mọi người tham gia.

25.3. Hoạt động hiện có

25.3.1. Hoạt động 1: TÊN HOẠT ĐỘNG: QUẢ CAM CỦA AI? HÌNH THỨC: THỜI LƯỢNG: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: 1 quả cam. YÊU CẦU: Tìm cách chia quả cam theo yêu cầu mong muốn của hai bên. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ đưa một quả cam, khi trainer cho trường hợp: Bố tôi muốn quả cam để ép/vắt nó, nhưng mẹ tôi lại muốn quả cam để lấy vỏ làm mứt. Sau đó, trainer sẽ yêu cầu các học viên đưa ra giải pháp để giúp cả hai người đều có được quả cam như mong muốn. DEBREF: Với hoạt động trên, giúp các em hiểu được đàm phán sẽ phải cho cả hai bên cùng có lợi nhưng không bị mất cân bằng một trong hai. Ngoài ra, giúp các em suy nghĩ các giải pháp vấn đề, để các em nhạy bén, biết xử lý tình huống tốt hơn mà không bỡ ngỡ trong tương lai. FUNWORK:

25.3.2. Hoạt động 2: (Hoạt động bổ sung) TÊN HOẠT ĐỘNG: ĐÀM PHÁN MUA NGỰA HÌNH THỨC: THỜI LƯỢNG: CHUÂN BỊ DỤNG CỤ: 1 video cho học viên xem về cuộc đàm phán mua ngựa: Đàm phán trong phim 'true grit'-2010 YÊU CẦU: GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: DEBREF:

25.4. Tools

25.4.1. 4 cách để học viên deal thành công: D: Determined: xác định vấn đề đang thảo luận chính xác để chuẩn bị kỹ lưỡng. E: Establish: Thiết lập những ưu tiên mà bản thân mong muốn là gì. A: Ask: Cần có mục tiêu trong cuộc thảo luận, bằng cách tự đưa ra một đề xuất của riêng mình L: Lead: Dùng một thái độ tự tin, chuyên nghiệp

25.5. Áp dụng

25.5.1. - Vấn đề cần đàm phán: - Điều mà tôi mong muốn: - Một đề xuất cao hơn thực tế để đạt được mong muốn: - Thái độ tôi cần khi đàm phán:

25.6. Câu chuyện

25.6.1. Một tu sĩ người Phanxicô từng là diễn giả tại hội thảo quốc tế về hòa bình thế giới, được hỏi liệu có thể đàm phán thành công giữa Israel và Palestine hay không. Anh gọi hai thanh niên lên micro: một thanh niên Palestine và một thanh niên Israel gốc Do Thái. “Hãy tưởng tượng các bạn là anh em,” anh nói với họ. “Cha của bạn đã qua đời, và ông ấy đã để lại cho bạn thừa kế với ba tài sản,” được thể hiện một cách tượng trưng bằng ba đồng xu, mà ông đặt trên bục. "Yêu cầu của các cậu là phải chia sẻ tài sản thừa kế một cách công bằng nhưng bạn không được mẻ đồng xu nào", tu sĩ cho biết. “Bây giờ, các cậu phải cố gắng tìm ra một giải pháp sáng tạo sẽ mang lại cho bạn lợi ích tối đa có thể.” Khi người Palestine nói rằng anh ta sẽ lấy hai đồng xu và đưa cho người Israel, mọi người lại cười và nhà sư nói: “Được, bạn có quyền làm điều đó, nhưng bạn đang tạo xung đột”. Người Israel cho biết, anh ta thực sự đang nghĩ đến việc lấy một đồng xu và đưa cho người Palestine hai đồng. Tu sĩ đoán: “Rõ ràng là bạn cảm thấy người này đáng để mạo hiểm để đầu tư bằng cách này, và hy vọng bằng cách nào đó sẽ nhận lại điều gì đó từ anh ta trong tương lai”. Thế là các các chàng trai ngồi xuống. Tiếp theo, nhà sư yêu cầu hai phụ nữ trẻ (một người là người Israel, người còn lại là người Palestine) lặp lại yêu cầu như cũ. “Tôi sẽ giữ một đồng và cho cô ấy hai đồng,” cô gái trẻ Israel nói, “với điều kiện, cô ấy sẽ quyên góp đồng thứ hai cho một tổ chức từ thiện, có thể là bệnh viện dành cho trẻ em”. “Tốt,” nhà sư nói và hỏi người phụ nữ Palestine xem cô ấy có đồng ý không. Cô ấy nói: "Tôi sẽ giữ một cái cho riêng mình, và đưa một cái cho cô ấy, và nói rằng chúng ta nên đầu tư cái thứ ba cùng nhau." Toàn bộ khán giả đã đứng vỗ tay và vỗ tay cho giải pháp cuối cùng. Thông điệp: Khi đã có tự tin vào kỹ năng đàm phán và việc ra quyết định của mình, thì sẽ dễ dàng đạt được kết quả hơn mong đợi.

26. 13. Can đảm và chấp nhận thử thách

26.1. Mục tiêu

26.1.1. Vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân

26.1.2. Tại sao người khởi nghiệp phải dũng cảm?

26.1.3. Điều gì khiến một nhà khởi nghiệp sợ hãi?

26.2. Định nghĩa

26.2.1. Một trong những đặc điểm của doanh nhân cần có dũng khí can đảm và biết chấp nhận những thử thách. Do đó, khát vọng thành công và sự sẵn sàng đương đầu với thử thách là cơ sở cho doanh nhân trên con đường thành công của mình. Đôi khi việc đặt mục tiêu có vẻ dễ dàng, nhưng một giấc mơ nếu không có hoạt động không mệt mỏi thì để đạt được nó sẽ vẫn là một giấc mơ. Một sứ mệnh không được định nghĩa là một tầm nhìn nếu nó không quan trọng và có ý nghĩa khiến nó chắc chắn khó đạt được - và đây là thách thức mà doanh nhân phải đối mặt.

26.2.2. Can đảm và chấp nhận thử thách là dám thực hiện ước mơ của mình, không sợ thất bại. Nếu trẻ không vượt qua nỗi sợ hãi của mình, con sẽ không cố gắng, sẽ không dám và do đó sẽ không thành công. Khi trẻ cố gắng làm điều gì đó mới mẻ mà con chưa từng làm trước đây, con sẽ gặp rủi ro và vì thế con cần phải can đảm và chấp nhận thử thách.

26.3. Hoạt động hiện có

26.3.1. Hoạt động 1: TÊN HOẠT ĐỘNG: LET'S DANCE HÌNH THỨC: Cả lớp THỜI LƯỢNG: 5 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Một loa có thiết bị bluetooth cỡ nhỏ tiện mang đi YÊU CẦU: Bật một bài hát và nhảy theo điệu nhạc GỢI Ý HOẠT ĐỘNG Bật bài hát "Try Everything" của SHAKIRA, nghe và cảm nhận năng lượng từ bài hát này. Trainer sẽ cùng các em nhảy điệu nhảy này trong lớp hoặc ngoài sân. DEBREF: Hoạt động này như một lối thoát đến với sự thoải mái cảm xúc cho các em và sự thoải mái cảm xúc này rất cần cho một nhà khởi nghiệp. FUNWORK: Với hoạt động này sẽ giúp các em mỗi khi gặp khó khăn có thể áp dụng nó để giải tỏa căng thẳng.

26.3.2. Hoạt động 2: (Hoạt động bổ sung) TÊN HOẠT ĐỘNG: CHIẾC BÀN KIÊN CỐ HÌNH THỨC: nhóm 4 bạn THỜI LƯỢNG: 10-15 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: không YÊU CẦU: Các thành viên sẽ nằm lên đùi nhau và di chuyển làm sao để đầu người này nằm lên đùi người kia tạo nên chiếc bàn vững chắc. Hãy nhớ rằng không được dùng tay chạm vào đầu của các bạn để đỡ mà chỉ được dùng đùi đỡ thôi nhé! Đội nào giữ được lâu nhất đến phút cuối sẽ chiến thắng GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Các thành viên trong team sẽ nằm lên đùi nhau. Khi ngồi chắc chắn, quản trò sẽ ra lệnh 1-2-3 đồng loạt mọi người sẽ ngả người và nằm lên người đằng sau. DEBREF: Với hoạt động này sẽ giúp các em biết chấp nhận thử thách khi phải đỡ đầu các bạn bằng đùi chứ không được dùng tay. Chiếc ghế này sẽ rất dễ đứt và té, vì vậy các bạn cần dùng sự can đảm và tìm cách để giữ nhau đến phút cuối mà không bị đổ. FUNWORK:

26.3.3. Hoạt động 3: (HĐ bổ sung) TÊN HOẠT ĐỘNG: RƠI STICKER HÌNH THỨC: 2 đội THỜI LƯỢNG: 10 phút CHUẨN BỊ DỤNG CỤ: Giấy sticker nhiều màu và âm nhạc sôi động YÊU CẦU: Các đội thay phiên nhau dán sticker lên mặt của đội còn lại. Nhiệm vụ của các đội sẽ phải dùng cơ mặt của mình để làm rơi sticker trên nền nhạc mà không được dùng tay và không được cử động khi nhạc tắt. Đội nào làm rơi hết sticker đầu tiên nhanh nhất và còn số lượng thành viên đông sẽ là đội chiến thắng. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG: Trainer sẽ phát các giấy sticker cho các học viên và bật một bài nhạc 30s tắt 1 lần, khi thấy đội nào có bạn cử động sẽ bị loại. Bên cạnh đó, trainer cũng quan sát xem đội nào rơi sticker đầu tiên hết nhanh trước. DEBREF: Vận dụng khả năng của bản thân và sự nhạy bén của mình để hoàn thành thử thách này.

26.4. Câu chuyện

26.4.1. Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn ở New York phải nói là phép lạ của ngành xây dựng. Một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John A. Roebling, lòng đầy hứng khởi khi nảy ra ý tưởng xây một cây cầu thật ngoạn mục bắc ngang hai thành phố này. John A. Roebling nổi tiếng là một nhà thiết kế cầu treo. Vào thời điểm đó, cầu treo được sử dụng rộng rãi nhưng được biết là thất bại dưới gió mạnh hoặc tải nặng. Tuy nhiên, khi nghe ông trình bày ý tưởng táo bạo đó không một chuyên gia về cầu đường nào chịu hợp tác với ông. Họ cho rằng ông có vấn đề về thần kinh và bảo ông hãy quên điều đó đi vì không thể nào làm được cây cầu như vậy. Sau đó, John tạo ra một bước đột phá lớn trong công nghệ cầu treo: một giàn lưới được thêm vào hai bên mặt đường cầu giúp ổn định đáng kể kết cấu. Sử dụng mô hình này, John đã bắc cầu thành công qua Hẻm núi Niagara tại Thác Niagara, New York và Sông Ohio tại Cincinnati, Ohio. Năm 1867, trên cơ sở những thành tựu này, các nhà lập pháp New York đã phê duyệt kế hoạch của John cho cây cầu treo bắc qua sông East giữa Manhattan và Brooklyn. Đây sẽ là cây cầu treo bằng thép đầu tiên, với nhịp dài nhất thế giới. Ngay trước khi xây dựng bắt đầu vào năm 1869, John đã bị thương nặng trong quá trình khảo sát tại công trường, ông bị tai nạn gây vỡ ngón chân. Ba tuần sau ông qua đời vì uốn ván. Sau cái chết của cha, con trai ông là Washington A. Roebling 32 tuổi thay thế trở thành kỹ sư trưởng đảm nhiệm xây dựng cầu. Tuy nhiên, trong quá trình đào móng, ông và nhiều công nhân đã phải lặn sâu xuống nước để kiểm tra. Vì áp lực nước, Washington đã mắc “bệnh khí ép”, dẫn đến tổn thương não và kể từ năm 1872, ông không còn có thể nói chuyện hay đi lại được nữa. Ai cũng nghĩ là dự án cuối cùng sẽ tàn thành mây khói vì chỉ có cha con Roebling là những người duy nhất hiểu được cách xây chiếc cầu này. Nhưng có một người đã biến những điều không thể thành có thể, người đã làm xuất sắc công việc của một trợ lí kỹ sư trưởng, người đã gần như thay thế tiếp quản những công việc mà Washington không thể làm được trong suốt 11 năm còn lại của công trình, đó chính là Emily Warren Roebling, người vợ tuyệt vời của ông. Mặc dầu không thể đi lại và nói chuyện, đầu óc Washington Roebling vẫn còn rất tinh anh. Một hôm, đang nằm trong bệnh viện, trong đầu ông chợt nghĩ ra cách “nói chuyện” với người khác. Vận động duy nhất của cơ thể ông hiện thời là nhúc nhích một ngón tay và ông nghĩ ra một bộ mã truyền tin. Với bộ mã này, ông dùng ngón tay còn chuyển động được gõ ra ý nghĩ của mình vào tay vợ mình để thông tin với vợ những gì cần nói với các kỹ sư vẫn đang tiếp tục xây dựng cây cầu. Trong suốt 11 năm (1872-1883), Washington đã ra lệnh bằng ngón tay duy nhất còn chuyển động của mình cho đến khi hoàn thành cây cầu Brooklyn kỳ vĩ mà chúng ta nhìn thấy ngày hôm nay. Thông điệp: Khi biết can đảm và chấp nhận thử thách trong bất cứ công việc gì, trong học tập hay cuộc sống, đó chính là bước đệm cho những thành công đột phá của các em trong tương lai.