Get Started. It's Free
or sign up with your email address
VĂN HỌC by Mind Map: VĂN HỌC

1. Đặc trưng

1.1. phản ánh hiện thực

1.1.1. là một dạng mô phỏng, kiến tạo thực tại trong văn học sao cho vừa khít với thực tại khách quan

1.1.1.1. gốc rễ của văn chương là đời sống, thực tế

1.1.2. qua lăng kính chủ quan của nghệ sĩ

1.1.2.1. tôi vẽ cái mà tôi thấy, không vẽ cái mà người khác thấy (Picasso)

1.1.2.2. Cái độc giả cần không phải là hiện thực được phản ánh một cách xuôi chiều, khách quan (vì ai sống trong thời đó cũng biết cả rồi) mà từ tác phẩm của nhà văn, họ muốn hiểu thêm bản chất của thời đại mà họ đang sống và những tư tưởng, triết lý được nhà văn chung đúc và tổng hợp nên từ cuộc sống này

1.1.3. kể cả khi điều ấy không thực thì những điều tưởng chừng huyền ảo ấy đều xuất phát từ một nền tảng thực tại nhất định (không có sự tưởng tượng nào bắt nguồn từ hư vô, cũng như, mọi hư cấu)

1.1.3.1. đào sâu, đi sâu vào bên trong bản chất thật sự của cuộc sống

1.2. chất liệu: ngôn từ

1.2.1. Tính chính xác và tinh luyện

1.2.1.1. Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi (Maiakovsky)

1.2.2. Tính hàm súc và đa nghĩa (đặc biệt cần thiết trong thơ)

1.2.2.1. cảm xúc được đưa vào phải là cảm xúc thật, không làm quá lên, cũng không cố gượng ép

1.2.2.2. Lời thơ giản dị, cô đọng thì sẽ mang đến sự liên tưởng phong phú cho người đọc, tạo nên sự hàm súc

1.2.2.3. vì thơ có dung lượng ngắn

1.2.2.3.1. Tình cảm như sóng lớn, tới nhanh mà đi cũng chóng

1.2.2.3.2. vừa đủ để nhà thơ kịp gửi gắm tình cảm chân thật của mình vào đó, vừa kịp làm bật nó lên và khiến trở thành một cảm xúc bất tử

1.2.3. Tình hình tượng

1.2.3.1. Tài năng của nhà thơ, nhà văn sẽ khiến ngôn từ nhảy múa, và chính anh sẽ giắt vào sâu bên trong những từ ngữ dung dị ấy có thể một hoặc nhiều hàm nghĩa khác biệt

2. chức năng

2.1. thông tin/nhận thức

2.1.1. tựa như chiếc kính lúp, kính hiển vi, văn chương mang đến cho con người một góc nhìn có tính phân tích, giải phẫu, phóng đại, nhận thức lại hay dự đoán về thực tại

2.1.1.1. Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống (Tchernyshevski)

2.1.2. chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh

2.1.3. là bản chất của văn chương

2.2. giáo dục

2.2.1. Nghệ thuật mang đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về xã hội

2.2.2. là nhiệm vụ của nghệ thuật

2.3. thẩm mỹ

2.3.1. sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp => không thoát khỏi quy luật của cái đẹp

2.3.2. đặc trưng của nghệ thuật

2.3.3. yếu tố phân biệt văn chương với ghi chép lịch sử đơn thuần, khô khan

2.4. giá trị cao nhất của văn chương là vì con người

3. tiếp nhận

3.1. tác giả - bạn đọc

3.1.1. Qua tác phẩm, ta thấy chân dung nhà văn

3.1.1.1. người đọc có thể nhận ra được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của người nghệ sĩ sáng tác nên

3.1.2. nhu cầu tri âm

3.1.2.1. tác giả là người nói cho bạn đọc biết đường nên đi

3.2. tác giả - thời đại

3.2.1. dù anh sống ở đâu niên đại nào, và dù anh có ủng hộ xã hội ấy hay không, anh vẫn sẽ bị hệ tư tưởng thời đại ấy chi phối

3.3. tác phẩm - bạn đọc

3.3.1. người đọc sẽ là người thắp nên sức sống bất tử cho một tác phẩm văn học

3.3.2. nhu cầu tìm kiếm tri âm, điều gì đó có thể thay đổi thế giới tâm hồn của mình