1. Con người Việt Nam qua văn học
1.1. Quan hệ với thế giới tự nhiên
1.1.1. Phản ánh quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo và chinh phục thế giới.
1.1.2. Cho thấy tình yêu thiên nhiên tha thiết của người Việt
1.1.2.1. Trong văn học dân gian đó là những hình ảnh đẹp về trăng, núi, gió mây, cây đa, bến nước,...
1.1.2.2. Trong sáng tác thơ ca thời trung đại, hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ: tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho nhân cách cao đẹp. Các đề tài ngư, tiều, canh, mục thường thể hiện khí tiết không màng danh lợi của nhà nho.
1.1.2.3. Trong văn học hiện đại, hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là tình yêu lứa đôi.
1.2. Quan hệ với quốc gia dân tộc
1.2.1. Cho thấy niềm tự hào dân tộc và sự xả thân vì giống nòi của một chủ nghĩa yêu nước vô song...
1.2.2. Tình yêu làng xóm quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
1.2.3. Căm ghét các thế lực xâm lược giày xéo quê hương
1.2.4. Niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, về lịch sử dụng nước và giữ nước chói lọi những chiến công.
1.3. Quan hệ với xã hội
1.3.1. Cho thấy một chủ nghĩa nhân đạo cao cả, không khoan nhượng với cái xấu cái ác, bảo vệ cái thiện, cái tốt đẹp...
1.3.2. Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
1.3.3. Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với những người dân bị áp bức.
1.3.4. Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học Việt Nam.
1.4. Quan hệ với bản thân
1.4.1. Cho thấy quá trình đấu tranh kiên trì để khẳng định đạo lí làm người của bản thân, của dân tộc..
1.4.2. Trong hoàn cảnh đấu tranh chống giặc ngoại xâm, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đạo lí và lí tưởng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
1.4.3. Trong những hoàn cảnh khác (các giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, 1930 – 1945) con người cá nhân lại được đề cao.
1.4.4. Không chấp nhận chủ nghĩa khắc kỉ, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
2. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
2.1. Văn học viết
2.1.1. Văn học trung đại
2.1.1.1. -Văn xuôi ( truyện, kí, tiểu thuyết,...) -Thơ (cổ phong, đường luật) -Văn biền ngẫu (phú, cáo, tế,...)
2.1.2. Văn học hiện đại
2.1.2.1. -Tiểu thuyết -Phóng sự -Thơ tự do
2.2. Văn học dân gian
2.2.1. Thể loại
2.2.1.1. -Thần thoại -Sử thi -Truyền thuyết -Ngụ ngôn -Ca dao -Tục ngữ -...
2.2.2. Đặc trưng tiêu biểu
2.2.2.1. -Tính truyền miệng -Tính tập thể -Tính thực hành
3. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
3.1. văn học dân gian
3.1.1. văn học viết
3.1.1.1. văn học trung đại (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX
3.1.1.1.1. văn học chữ hán
3.1.1.1.2. văn học chữ nôm
3.1.1.2. văn học hiện đại (từ thế kỷ XX đến nay)
3.1.1.2.1. văn học từ dầu thế kỉ XX đến 1945
3.1.1.2.2. văn học từ 1945 đén nay