CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN by Mind Map: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

1. Các Lĩnh Vực Kế Toán

1.1. Kế toán tài chính: là việc thu thập xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế bằng báo cáo cho dối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin

1.2. Kế toán quản trị: là việc thu thập xử lý, phân tích và cung cấp, thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ kế toán

1.3. Sự khác biệt về giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

1.3.1. + Đối tượng sử dụng thông tin: Với kế toán quản trị là các thành viên trong doanh nghiệp. Trong khi với kế toán tài chính lại cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.

1.3.2. + Nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin: Kế toán tài chính phải tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán. Kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc.

1.3.3. + Tính pháp lý: Kế toán tài chính phải tuân theo các quy định pháp luật kế toán hiện hành, kế toán quản trị mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền từng doanh nghiệp với các đặc thù riêng

1.3.4. + Đặc điểm thông tin: Thông tin kế toán tài chính là thông tin thực hiện về những nghiệp vụ đã phát sinh và là các thông tin kinh tế, tài chính. Thông tin kế toán quán trị có thể từ những nghiệp vụ đã xảy ra hoặc dự báo trong tương lai

1.3.5. + Thời gian lập: Các báo cáo của kế toán tài chính là định kỳ, kế toán quản trị được lập theo nhu cầu và thời điểm quản lý cần.

2. Nguyên Tắc Kế Toán

2.1. - Cơ sở dồn tích: Phải ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi. - Hoạt động liên tục: : Lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần. - Giá gốc: Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm được ghi nhận. - Phù hợp: Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. - Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. - Thận trọng: Xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. - Trọng yếu: Thông tin được coi là trong yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu tính chính xác của thông tin làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người báo cáo sử dụng tài chính.

3. Các Phương Pháp Kế Toán

3.1. • PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ (C3) • PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ (C4) • PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN (C4) • PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (C2)

4. Đạo Đức Trong Kế Toán

4.1. • Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh; • Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình; • Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng; • Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba; • Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

5. Thành viên nhóm Lê Thị Châu Đoan 19456041 Trần Phạm Ngọc Hân 18057391 Hồ Hoàng Nguyễn 19455831 Phạm Duy Khang 18096821 Trương Quang Việt 19453421

6. Khái Niệm Về Kế Toán

6.1. Kế toán là 1 hệ thông thông tin thực hiện 3 vai trò trong tổ chức

6.1.1. Nhận dạng thông tin

6.1.2. Ghi nhận thông tin

6.1.3. Cung cấp thông tin

6.1.4. Thu thập thông tin

6.1.5. Xử lý thông tin

6.1.6. Phân tích thông tin

6.1.7. Cung cấp thông tin

6.1.8. Giá trị (số tiền)

6.1.9. Hiện vật (số lượng)

6.1.10. Thời gian lao động (số lượng thời gian)

7. Đối Tượng Sử Dụng Thông Tin Kế Toán

7.1. Các đối tượng bên trong đơn vị: Chủ yếu là nhà quản trị, những người bên trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức và vận hành hoạt động kinh doanh

7.2. Các đối tương bên ngoài đơn vị: Bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức không tham gia trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp

7.3. Chủ nợ: bao gồm các cá nhân, tổ chức

7.4. Các nhà đầu tư: lợi ích của các nhà đầu tư thể hiện qua dự tăng trưởng giá trị của khoảng đầu tư vào doanh nghiệp

7.5. Các đối tượng khác: Người lao động, công đoàn, người tiêu dùng,các nhóm lợi ích khác trong xã hội, cũng có thể có nhu cầu sử dụng và tiếp nhận thông tin kế toán dưới các góc độ khác (báo cáo niêm yết, báo chí truyền thông...) và trong nhiều trường hợp

8. Nhiệm Vụ Vai Trò Và Các Yêu Cầu Cơ Bản Của Kế Toán

8.1. - Nhiệm vụ của kế toán: + Thu thập,xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán + Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị + Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

8.2. - Vai trò của kế toán: +Tổng hợp và tổng cộng các giá trị của đối tượng kế toán từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp +Phân tích ý nghĩa của các thông tin tài chính của doanh nghiệp

8.3. - Yêu cầu cơ bản: + Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính + Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. + Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. + Phản ánh trung thực hiện trạng bản chất sự việc nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính + Thông tin, số liệu kế toán phải liên tục +Phân loại, xắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, hệ thống.

9. Khung Pháp Lý Kế Toán Việt Nam

9.1. Chế độ kế toán doanh nghiệp

9.1.1. Hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế

9.2. Chế độ kế toán doan nghiệp vừa và nhỏ:

9.2.1. Hướng dẩn nguyên tác ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ

9.3. Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

9.3.1. Hướng dẩn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ

9.4. Chế độ kế toán áp dụn đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

9.4.1. Quy định về tài khoản kế toán, nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán, phương pháp kế toán, việc ghi sổ kế toán lập và trình bày, Báo cáo tài chính của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam

9.5. Chế Độ Kế Toán Hành Chính Nhân Sự

9.5.1. Hướng dẫn danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc ; danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hoạch toán tài khoản kế toán, danh mục mẩu số và phương pháp lập sổ kế toán; danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách cho các đơn vị hành chính sự nghiệp