
1. Vấn đề cơ bản của Triết học
1.1. Mặt thứ nhất: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định đến cái nào?
1.1.1. Trường phái 1: chủ nghĩa duy vật
1.1.2. Trường phái 2: chủ nghĩa duy tâm
1.1.3. Trường phái 3: học thuyết nhị nguyên luận
1.2. Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh mình hay không?
1.2.1. Chủ nghĩa duy vật: ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, con người có khả năng nhận thức thế giới. Trong thế giới khách quan là chỉ có cái chưa biết chứ không có cái gì là không thể biết.
1.2.2. Còn đối với chủ nghĩa duy tâm, họ cũng thừa nhận khả năng nhận thức thế giới. Tuy nhiên chủ nghĩa này lại thần bí hóa, duy tâm hóa quá trình nhận thức của con người. Họ cho rằng nhận thức là sự tự nhận thức, tự hồi tưởng của linh hồn bất tử của ý niệm tuyệt đối mà thôi.
1.2.3. trường phái phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người mang tên “thuyết không thể biết” (bất khả tri). Những người thuộc trường phái này cho rằng con người không thể nhận thức thế giới xung quanh hoặc chỉ biết được vẻ bên ngoài của thế giới.
2. 2 pp tư duy biện chứng & siêu hình
2.1. Siêu hình
2.1.1. Nhận thức đối tượng trong trạng thái cô lập, tách rời đối tượng khỏi các chỉnh thể khác; giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
2.1.2. Nhận thức đối tượng trong trạng thái tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi về số lượng và nguyên nhân biến đổi nằm ở bên ngoài sự vật.
2.2. Biện chứng
2.2.1. Về nhận thức
2.2.1.1. Nhận thức đối tượng trong trạng thái liên hệ với nhau, ảnh huởng lẫn nhau và ràng buộc lẫn nhau.
2.2.1.2. Nhận thức đối tượng trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển; đó là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tợng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn bên trong của chúng.
2.2.2. 3 giai đoạn/hình thức
2.2.2.1. Biện chứng tự phát thời cổ đại" các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. -> chưa qua nghiên cứu, thực nghiệm
2.2.2.2. Biện chứng duy tâm (cổ điển Đức): phép nó bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần; thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm tuyệt đối.
2.2.2.3. Biện chứng duy vật: C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
3. Khái lược về triết học
3.1. Nguồn gốc
3.1.1. triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.
3.1.1.1. Nguồn gốc nhận thức
3.1.1.2. Nguồn gốc xã hội
3.2. Khái niệm
3.2.1. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
3.3. Đối tượng của triết học
3.3.1. Là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy.
3.3.1.1. Thời cổ đại
3.3.1.1.1. Trung Quốc: tri thức triết học chủ yếu giải quyết các vấn đề về đạo đức, tôn giáo, chính trị - xã hội.
3.3.1.1.2. Ấn Độ: triết học hòa quyện với tôn giáo
3.3.1.1.3. Hy Lạp cổ đại: triết học gắn liền với những hiểu biết ban đầu của con người về tự nhiên
3.3.1.2. Thời trung cổ:
3.3.1.2.1. là thời kỳ thống trị của Đạo Thiên Chúa, quyền lực của giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Triết học trong giai đoạn này chỉ có nhiệm vụ lý giải, chứng minh cho sự tồn tại của thượng đế, đức chúa trời và sự đúng đắn của các giáo điều trong kinh thánh. Trong khuôn khổ tôn giáo, triết học phát triển một cách chậm chạp, khó khăn. Đặc biệt là đối với tư tưởng triết học duy vật.
3.3.1.3. Nửa sau thế kỷ XV - thế kỷ XVIII
3.3.1.3.1. Triết học lúc này gắn bó với khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm. Đối tượng nghiên cứu của triết học là tìm ra bản chất của các sự vật, hiện tượng có khả năng thực nghiệm được
3.3.1.3.2. Đến thế kỷ XVII – XVIII, triết học duy vật phát triển mạnh mẽ. Đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật Pháp với các đại biểu: Điđrô, ‘Henvêtiuýt; Hà Lan với đại biểu Xpinôda; Anh với các đại biểu: Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ…