SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN by Mind Map: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN

1. IV. Kiến thức cơ bản về an toàn và bảo mật thông tin trên mạng

1.1. 1. Nguồn gốc các nguy cơ đối với việc đảm bảo an toàn dữ liệu và thông tin

1.1.1. 1.1 Thực trạng hiện nay

1.1.1.1. Theo báo cáo chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu – GCI (Global Cybersecurity Index) năm 2017 của Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU (International Telecommunication Union), Việt Nam xếp hạng 100/193 trên phạm vi toàn cầu. Xếp hạng của Việt Nam ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 23/39 và ở khu vực ASEAN là 9/11.

1.1.1.2. Theo thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav, hơn 1,6 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị mất dữ liệu trong năm 2018. Bên cạnh đó, hơn 46% người sử dụng tham gia chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cũng cho biết, họ đã từng gặp rắc rối liên quan tới mất dữ liệu trong năm 2018

1.1.2. 1.2 Nguyên nhân dẫn đến mất an toàn thông tin

1.1.2.1. A. Nhận thức:

1.1.2.1.1. là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới các sự cố an toàn thông tin tăng cao. Thậm chí trong một số trường hợp, kẻ tấn công không cần dùng tới công cụ hay phần mềm tấn công nhưng nạn nhân vẫn bị lừa đảo.

1.1.2.2. B. Không phân quyền rõ ràng:

1.1.2.2.1. Một trong những nguyên nhân làm mất thông tin dữ liệu chính là người quản trị không phân quyền rõ ràng cho thành viên. Lợi dụng điều này, nhân viên nội bộ có thể đánh cắp, tráo đổi, thay đổi thông tin của công ty.

1.1.2.3. C. Lỗ hổng tồn tại trên thiết bị:

1.1.2.3.1. Trong thực tế, nhiều người dùng tải và cài đặt phần mềm mới, ứng dụng mới cho điện thoại, laptop, máy tính để bàn… mà không tự hỏi rằng “Liệu phần mềm này có chứa lỗ hổng hay không”. Trong khi đó, các phần mềm ứng dụng luôn tồn tại những lỗ hổng bảo mật và nguy cơ tấn công.

1.1.2.4. D. Lỗ hổng trong hệ thống:

1.1.2.4.1. Nguyên nhân làm mất an toàn thông tin trong trường hợp này là do các đơn vị không thường xuyên rà quét lỗ hổng, đánh giá bảo mật cho hệ thống dẫn tới những nguy cơ thiệt hại về tài chính to lớn.

1.1.2.5. E. Sử dụng Email, mạng xã hội nhưng không có nhận thức về an toàn thông tin:

1.1.2.5.1. Phương pháp tấn công của tin tặc ngày nay rất tinh vi và đa dạng. Chúng có thể sử dụng kỹ thuật “lừa đảo” gửi file đính kèm trong email chứa mã độc, sau đó yêu cầu người dùng nhấp vào đường dẫn liên kết hoặc tập tin và làm theo hướng dẫn. Hậu quả, nạn nhân có thể bị tin tặc bắt chuyển tiền hoặc máy tính của nạn nhân bị lộ lọt dữ liệu, nhiễm mã độc.

1.2. 2.Tác dụng và hạn chế chung của phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng

1.2.1. 2.1 Phân loại các phần mềm diệt Virus

1.2.1.1. - Phần mềm diệt virus thương mại: Phải trả tiền để được sử dụng phần mềm trong một khoản thời gian (phổ biến) hoặc mãi mãi. Các bản thương mại thường đầy đủ tính năng, không quảng cáo, được hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất.

1.2.1.2. - Phần mềm diệt virus miễn phí (Antivirus software free): Không phải mất tiền để mua bản quyền sử dụng. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí thường không đầy đủ chức năng, đính kèm các quảng cáo gây khó chịu cho người sử dụng.

1.2.2. 2.2 Tác dụng chung của phần mềm diệt Virus, phần mềm an ninh mạng

1.2.2.1. Tác dụng chung của các phần mềm diệt virus (Antivirus software) là phát hiện và loại bỏ virus máy tính, khắc phục hậu quả của virus gây ra và có khả năng nâng cấp để nhận biết các loại virus trong tương lai.

1.2.2.2. Những tính năng cơ bản của một chương trình diệt virus: 1- Quét tập tin 2- Loại bỏ sự lây nhiễm 3- Phòng chống virus

1.2.3. 2.3 Hạn chế chung của phần mềm diệt Virus, phần mềm an ninh mạng

1.2.3.1. - Phần lớn các chương trình diệt virus đều phải trả phí hoặc người dùng phải chấp nhận dùng các phiên bản dùng thử không đầy đủ tính năng hoặc các bản miễn phí có quảng cáo. - Phần lớn các chương trình diệt virus sẽ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên của máy tính khi thực hiện các quá trình phân tích và rà quét. - Những sự nhầm lẫn trong quá trình rà quét là điều không tránh khỏi từ các phần mềm diệt virus, người dùng có thể vô tình bị mất các file lành do sự nhầm lẫn của phần mềm diệt virus. - Nếu không cấu hình tốt, phần mềm diệt virus có thể hiện rất nhiều các popup gây phiền nhiễu cho người dùng, hoặc chạy ngầm nhiều tính năng không cần thiết khiến máy bị chậm. - Dễ gây xung đột với các thành khác như driver, phần mềm,...

1.3. 3. An toàn thông tin khi sử dụng các loại thiết bị di động và máy tính trên Internet

1.3.1. Các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính không chỉ ngày càng có nhiều tính năng sử dụng thông minh hơn, mà còn được sử dụng phổ biến hơn, đã khiến cho khối lượng dữ liệu mà chúng tạo ra đang tiếp tục tăng. Sự tăng trưởng này mang đến những thách thức mới cho người sử dụng và cả những cơ hội mới cho tin tặc và những kẻ lừa đảo trên mạng.

1.3.2. Các giải pháp an toàn thông tin khi sử dụng thiết bị di động và máy tính: - Cảnh giác với nguy cơ mất thiết bị - Thiết lập mật khẩu phức tạp - Luôn cảnh giác với những trò lừa đảo social engineering - Hãy thận trọng với những mạng WiFi truy nhập mở - Lựa chọn những ứng dụng và tương tác

1.4. 4. An toàn khi sử dụng mạng xã hội

1.4.1. - Kiểm tra lại tất cả nhãn (hashtag), tag bạn bè và những đề cập, nhắc nhở (mention) liên quan đến bản thân hay tổ chức, công ty của chúng ta. - Cân nhắc kỹ đối tượng có thể xem được cập nhật của chúng ta. - Sử dụng phương thức xác thực hai yếu tố (two-factor authentication) hay còn được gọi là phương thức xác thực hai bước (two step verification) cho Facebook và các tài khoản mạng xã hội khác. - Báo cáo và chặn những kẻ phát tán nội dung rác. - Cần xác nhận với những người bạn gửi tin nhắn hoặc viết lên tường của các mạng xã hội

2. II. Khai thác và sử dụng Internet

2.1. 1. Sử dụng trình duyệt Web

2.1.1. 1.1 Thao tác duyệt web cơ bản

2.1.1.1. Trình duyệt Web là một phần mềm cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do đó một trang web có thể hiển thị đôi chút khác biệt trên các trình duyệt khác nhau.

2.1.1.2. Để có thể duyệt web, ta chỉ cần nhập địa chỉ website cần truy cập vào thanh địa chỉ (address bar) của các trình duyệt.

2.1.2. 1.2 Thiết đặt (setting)

2.1.2.1. Tùy theo các trình duyệt khác nhau sẽ có các cách thiết đặt khác nhau. Nội dung phần này sẽ được minh họa trên hai trình duyệt được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Mozilla Firefox và Google Chrome.

2.1.2.1.1. Mozilla Firefox

2.1.2.1.2. Google Chrome

2.1.3. 1.3 Chuyển hướng từ nguồn nội dung Internet này qua nguồn khác

2.1.3.1. Các trang Web thường chứa rất nhiều liên kết (link) dưới hình thức văn bản hoặc hình ảnh. Khi người dùng nhấp chuột vào các liên kết, người dùng sẽ được chuyển hướng sang các trang web khác.

2.1.4. 1.4 Đánh dấu

2.1.4.1. là chức năng của trình duyệt, cho phép người dùng lưu lại địa chỉ của một trang web cụ thể để có thể xem lại sau này một cách nhanh chóng.

2.1.4.2. Chức năng đánh dấu giúp người dùng tiết kiệm thời gian khi duyệt web, đặt biệt là đối với các trang web có địa chỉ dài.

2.1.4.3. Để đánh dấu một trang web cụ thể, người dùng chỉ cần mở trang web cần đánh dấu và nhấp chuột vào icon ngôi sao trên thanh địa chỉ của trình duyệt.

2.2. 2. Sử dụng Web

2.2.1. 2.1 Biểu mẫu và sử dụng một số dịch vụ công

2.2.1.1. Khi sử dụng Web, thỉnh thoảng người dùng sẽ cần gửi thông tin về server để xử lý. Để thực hiện việc này, người dùng sẽ nhập thông tin và gửi đi thông qua các form (biểu mẫu). Các mục trong form rất đa dạng, nhưng nhìn chung gom về hai loại: - Loại nhập thông tin từ bàn phím. - Loại nhấp chuột chọn những lựa chọn có sẵn.

2.2.1.2. Bên cạnh đó, Internet cung cấp rất nhiều các dịch vụ tiện ích khác nhau như email, tìm kiếm, lưu trữ, mua sắm, ngân hàng, nhắn tin, mạng xã hội, v.v...

2.2.2. 2.2 Tìm kiếm, bộ tìm kiếm (máy tìm kiếm)

2.2.2.1. Search Engine (bộ tìm kiếm hay máy tìm kiếm) thông thường

2.2.2.1.1. là một hệ thống mạng lớn chạy song song và có thể xử lý phân tán chạy trên nhiều máy tính. Hệ thống này được chia thành ba tầng chính, gồm tầng thu thập thông tin, nhận dạng và chuyển đổi thông tin thành dạng text, lập cơ sở dữ liệu cho các thông tin dạng text. Mỗi tầng được chia thành nhiều đơn vị độc lập hoạt động theo kiểu chia sẻ tính toán hoặc dự trữ (redundant), từ đó tính tin cậy và hiệu năng của hệ thống rất cao.

2.2.2.2. Công cụ tìm kiếm Google, Google

2.2.2.2.1. là một công cụ tìm kiếm thông tin toàn cầu trên Internet mạnh nhất hiện nay. Tiện ích này giúp ta có thể tìm kiếm thông tin với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.

2.2.2.2.2. - Dùng dấu ngoặc kép để tìm kiếm chính xác từ khóa nằm trong đó theo một trật tự chính xác. - Thêm dấu cộng để nhấn mạnh vào từ khóa cần tìm, ví dụ Apple+iPhone sẽ cho ra toàn thông tin về iPhone của Apple - Thêm dấu gạch nối trước một từ khóa để loại chúng ra khỏi danh sách. Cách nào khá hữu dụng nếu chúng ta muốn tìm kiếm một từ khóa với nhiều nghĩa khác nhau. - Khi chỉ muốn tìm riêng trong một trang web cụ thể nào đó, hãy dùng cú pháp site: - Thêm intext: để tìm từ khóa trong nội dung trang - Thêm inurl: để tìm từ khóa trong đường dẫn - Khi muốn tìm tài liệu để tải về, hãy dùng filetype: nếu muốn chỉ định đuôi file nhất định. - Nếu muốn tuyệt đối tất cả các từ khóa đều phải xuất hiện trong đường dẫn, hãy dùng allinurl: - Nếu muốn tuyệt đối tất cả các từ khóa đều phải xuất hiện trong nội dung trang, hãy dùng allintext: - Một số ký tự đặc biệt cũng có thể được sử dụng để tìm từ khóa theo dạng đặc biệt.

2.2.3. 2.3 Lưu nội dung

2.2.3.1. Để lưu lại toàn bộ nội dung của một trang web, ta mở trang web cần lưu, chọn và chọn Save Page As hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl-s. Tiếp theo ta có thể đặt tên cho tập tin lưu, chọn nơi lưu rồi chọn Save để hoàn tất.

2.2.4. 2.4 In

2.2.4.1. Để in nội dung của một trang web, ta mở trang web cần in, chọn và chọn Print... hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl-p. Tiếp theo ta có thể chọn máy in ở mục Destination, chọn in toàn bộ (All) hay một vài trang cụ thể ở mục Pages, số lượng bản in ở mục Copies, hướng trang in (dọc hay ngang), v.v... Cuối cùng, ta chọn Print để thực hiện in.

2.3. 3. Thư điện tử (Email)

2.3.1. 3.1. Khái niệm thư điện tử

2.3.1.1. là thư điện tử, là một hình thức trao đổi thư từ nhưng thông qua mạng Internet. Dịch vụ này được sử dụng rất phổ biến và không đòi hỏi hai máy tính gửi và nhận thư phải kết nối online trên mạng.

2.3.1.2. Thông thường có hai loại mail thông dụng là WebMail và POP Mail.

2.3.2. 3.2 Viết và gửi thư điện tử

2.3.2.1. Để có thể sử dụng email loại Webmail, ta cần có một địa chỉ email. Để có một địa chỉ email Internet để giao dịch với bạn bè trên thế giới, chúng ta có thể đến nhà cung cấp dịch vụ Internet để đăng ký hoặc tự tạo cho mình một địa chỉ mail miễn phí trên các Website nổi tiếng như Gmail, Yahoo, Hotmail, VNN,...

2.3.3. 3.3 Nhận và trả lời thư điện tử

2.3.3.1. Khi nhận được một email, sau khi đọc xong nội dung, ta có thể thực hiện các hành động sau: - Reply: chỉ gửi email trả lời đến người gửi. - Reply to all: gửi email trả lời đến tất cả mọi người (người gửi và các người cùng nhận khác). - Forward: chuyển tiếp nội dung email đến một hay nhiều người nhận khác.

2.3.4. 3.4 Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thư điện tử

2.3.4.1. Để tìm kiếm nhanh một email nào đó, có thể sử dụng thanh tìm kiếm nhanh trong giao diện chính của Gmail

2.3.4.2. Chúng ta có thể tìm kiếm nâng cao với các thông tin như sau: - Tìm kiếm: Đây là nơi để tìm kiếm thư. Nếu muốn tìm thư nhận thì chọn Hộp thư đến, nếu muốn tìm thư đã gửi thì chọn Thư đã gửi. - Từ (From): Nếu tìm thư đã gửi thì Từ là địa chỉ email dùng để gửi thư. Nếu tìm thư đã nhận thì Từ là địa chỉ email của người gửi thư cho mình. - Đến (To): Nếu tìm thư đã gửi thì Đến là địa chỉ email của người nhận. Nếu tìm thư đã nhận thì Đến là địa chỉ email của mình. - Chủ đề (Subject): Chủ đề thư. - Có các từ (Has the words): liệt kê những từ có trong nội dung thư. - Không có (Doesn’t have): liệt kê những từ không có trong nội dung thư. - Chứa tập tin đính kèm (Has attachment): lọc những thư có hoặc không có tập tin đính kèm. - Kích thước (Size): dung lượng ước chừng của file đính kèm. - Ngày trong khoảng (Date within): thời gian ước lượng đã gửi hoặc nhận thư. - Sau đó chọn Search để tìm kiếm hoặc nhấn Enter

3. III.Một số dạng truyền thông số thông dụng

3.1. 1. Dịch vụ nhắn tin tức thời

3.1.1. 1.1 Khái niệm nhắn tin tức thời

3.1.1.1. Nhắn tin tức thời (IM – Instant messaging) cho phép hai hay nhóm nhiều người có thể trao đổi trực tiếp với nhau theo thời gian thực thông qua các dạng tin nhắn đa phương tiện (tin nhắn có thể ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…) trên các thiết bị khác nhau (máy tính, điện thoại, máy tính bảng,...).

3.1.1.2. IM ngày nay được sử dụng phổ biến rộng rãi trong đời sống cũng như trong công việc. Để sử dụng IM, người dùng cần đăng ký một tài khoản với các dịch vụ cung cấp IM. Hiện nay có các dịch vụ IM phổ biến tại Việt Nam (trong đời sống cũng như trong công việc) như: Facebook Messenger, Zalo, Skype, WhatsApp, Line, Slack,…

3.1.1.3. Các dịch vụ IM cung cấp chức năng cơ bản như gửi tin nhắn bằng văn bản giữa hai người dùng. Bên cạnh đó, hầu hết các dịch vụ IM còn hỗ trợ chức năng nhắn tin nhóm nhiều người dùng, gửi tin nhắn đa phương tiện (hình ảnh, video, âm thanh, tập tin, v.v…), thông báo trạng thái sẵn sàng của người dùng. Ngoài ra, các dịch vụ IM còn cung cấp các chức năng khác như gọi điện thoại, gọi video, hội nghị trực tuyến,…

3.1.2. 1.2 Lợi ích và các nguy cơ tiềm ẩn của nhắn tin tức thờ

3.1.2.1. Không thể nào phủ nhận lợi ích của IM mang lại cho cuộc sống của chúng ta ngày nay: - Trao đổi với nhau tức thời, gần như miễn phí, bất chấp không gian địa lý - Hỗ trợ các phương tiện liên lạc khác trong hội thoại - Phá vỡ các rào cản như e dè trong nói chuyện trực tiếp, rào cản về ngôn ngữ phát âm,… - Lưu trữ và tìm kiếm lại sau này.

3.1.2.2. Rủi ro lớn nhất của IM là tính bảo mật và độ riêng tư. Ngoài ra, IM cũng là môi trường lý tưởng để phát tán các dạng virus, mã độc, tin nhắn rác… đến các hệ thống máy tính toàn thế giới.

3.1.3. 1.3 . Đàm thoại dùng giao thức Internet (VoIP)

3.1.3.1. là công nghệ cho phép truyền tiếng nói của con người (thậm chí là hình ảnh) qua đường truyền mạng sử dụng giao thức TCP/IP. Ngày nay dịch vụ VoIP được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Thậm chí các điện thoại thông minh ngày nay còn cho phép người dùng lựa chọn gọi điện ở hai chế độ: gọi điện thông thường (PSTN) hoặc VoIP (như Facetime của Apple)

3.1.3.2. Ưu điểm lớn nhất của VoIP là gần như miễn phí và có thể truyền các dạng hội thoại khác nhau như âm thanh hay video theo thời gian thực

3.1.3.3. VoIP cũng có những mặt hạn chế như đòi hỏi người dùng có đường truyền Internet ổn định, các người dùng phải sử dụng cùng một dịch vụ VoIP thì mới có thể gọi cho nhau được

3.2. 2. Cộng đồng trực tuyến

3.2.1. là một cộng đồng người dùng, cùng sử dụng một dịch vụ Internet nào đó, để tương tác thông tin với nhau. Các dịch vụ này phổ biến nhất là các mạng xã hội, kế đến là các trò chơi trực tuyến, diễn đàn,…

3.2.2. 2.1 Cộng đồng mạng xã hội

3.2.2.1. là nơi người dùng có thể kết nối với nhau, chia sẻ thông tin và tương tác với những người dùng khác trên thế giới. Có những mạng xã hội dành cho người dùng chung (như Facebook, Twitter, Tumblr, Zalo,…) và những mạng xã hội chuyên về một loại hình hoặc công việc nào đó (như mạng xã hội chuyên về hình ảnh: Instagram, Pinterest, hoặc mạng xã hội video như Youtube, Tik tok, hoặc mạng xã hội về công việc như LinkedIn, Behance,…)

3.2.2.2. Tuy nhiên, việc mạng xã hội len lỏi vào cuộc sống của con người cũng tiềm ẩn vô vàn nguy cơ khác nhau. Trong đó dễ thấy nhất là tính riêng tư và bảo mật bị xâm phạm. Bên cạnh đó, mạng xã hội còn có thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm pháp như khủng bố, bắt cóc, trộm cướp, v.v…

3.2.3. 2.2 Các cộng đồng trực tuyến khác

3.2.3.1. Bên cạnh mạng xã hội, còn có những cộng đồng trực tuyến khác như các diễn đàn (forum) chuyên về một lĩnh vực nào đó (như diễn đàn công nghệ, nhiếp ảnh,…), các trò chơi trực tuyến, các trang cá nhân (blog)

3.3. 3.Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử

3.3.1. 3.1 Thương mại điện tử

3.3.1.1. Hình thức mua bán qua mạng, thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng được gọi là các hoạt động thương mại điện tử (e-commerce). Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng lớn mạng và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong những năm sắp tới

3.3.1.2. Có ba hình thức cơ bản của thương mại điện tử: - B2C (Business-to-consumer): Là hình thức bán hàng từ nhà cung cấp đến người dùng cuối. Đây là hình thức thương mại điện tử phổ biến và phát triển nhanh nhất. - C2C (Consumer-to-consumer): Là hình thức bán hàng giữa những cá nhân với nhau. Các cá nhân riêng lẻ có thể bán hàng đến những người khác thông qua hệ thống thương mại điện tử, họ cũng có thể tổ chức đấu giá cho sản phẩm của mình. - B2B (Business-to-business): Là hình thức mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Hình thức này thông thường là các chuỗi cung cấp nguyên vật liệu giữa các doanh nghiệp.

3.3.2. 3.2 Ngân hàng điện tử

3.3.2.1. là loại hình dịch vụ ngân hàng mà khi thực hiện các giao dịch, khách hàng không cần đến trực tiếp ngân hàng mà có thể thực hiện thông qua các hình thức khác nhau. Ngân hàng điện tử có thể bao gồm các hình thức: • Internet Banking: giao dịch được thực hiện thông qua Internet. • SMS Banking: giao dịch thực hiện thông qua các tin nhắn SMS. • ATM: giao dịch được thực hiện tại các máy ATM. • Mobile Banking: giao dịch được thực hiện trên các ứng dụng di động.

4. I. Kiến thức cơ bản về Internet

4.1. 1. Tổng quan về Internet

4.1.1. 1.1 Tổng quan

4.1.1.1. Là hệ thống mạng máy tính lớn nhất, kết nối các mạng nhỏ hơn trên thế giới. Hệ thống mạng Internet truyền thông theo kiểu chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (TCP/IP). Mạng Internet chính là sự kết nối của các mạng MAN, LAN lại với nhau.

4.1.2. 1.2 Lịch sử phát triển

4.1.2.1. Internet ra đời vào năm 1969, với tiền thân là mạng ARPANET.

4.1.2.2. Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974.

4.2. 2. Dịch vụ WWW (World Wide Web)

4.2.1. Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (Cern) phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng.

4.2.2. Internet và World Wide Web, hoặc đơn giản gọi là Web được gọi là tra cứu thông tin toàn cầu. Nó bao gồm hàng triệu các website, mỗi website được xây dựng từ nhiều trang web.

4.2.3. Năm 1994 kỉ niệm 25 năm ra đời ARPANET, NIST đề nghị thống nhất dùng giao thức TCP/IP. Những hình ảnh video đầu tiên được truyền đi trên mạng Internet.

4.3. 3. Bảo mật khi làm việc với Internet

4.3.1. Nếu người dùng Internet không tự nhận thức hoặc không biết cách tự bảo vệ an toàn thông tin cho bản thân khi sử dụng Internet thì có thể trở thành nạn nhân của những mối nguy hại trên Internet như lừa đảo, mất tài khoản, mất tiền, phát tán virus, bị lợi dụng hoặc đánh cắp thông tin cá nhân,...

4.3.2. a. Sử dụng phần mềm Antivirus tin cậy

4.3.2.1. là rào chắn quan trọng trong việc bảo vệ máy tính trước các nguy cơ về mã độc và virus. Chúng ta cần nên trang bị cho máy tính một chương trình diệt virus mạnh và ổn định, tùy theo nhu cầu mà chúng ta có thể lựa chọn phiên bản miễn phí hay trả phí.

4.3.3. b. Sử dụng tính năng UAC trên Windows

4.3.3.1. Giúp hệ thống an toàn hơn trước những mối đe dọa tiềm ẩn. Tuy nhiên, nhiều người dùng lại ghét tính năng này bởi chúng thường xuất hiện cửa sổ cảnh báo dạng pop-up xen ngang công việc mỗi khi thực hiện 1 tác vụ nào đó, chẳng hạn cài đặt ứng dụng, sao lưu hệ thống hoặc chỉ đơn giản là 1 tác vụ vô hại như thay đổi ngày giờ hệ thống.

4.3.3.2. Tuy nhiên, dù muốn dù không thì tính năng UAC trên Windows giúp người dùng ngăn chặn các phần mềm độc hại tiến hành thay đổi hệ thống mà không xin phép. Tương tự như phần mềm diệt virus, nó cũng là 1 lớp quan trọng để bảo vệ máy tính.

4.3.4. c. Sử dụng tường lửa trên Windows

4.3.4.1. Bản thân các phần mềm diệt virus phiên bản mới hiện nay đều tích hợp sẵn chế độ tường lửa Firewall của mình vào Windows, và tạm thời vô hiệu hoá chế độ tường lửa có sẵn trong Windows. Tuy nhiên, nếu phần mềm diệt virus không được trang bị sẵn, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng tường lửa của Windows một cách an toàn mà không cần sử dụng đến phần mềm của bên thứ 3. Và khi tiến hành kết nối đến mạng không dây, chúng ta sẽ được cung cấp 2 lựa chọn kết nối là Home, và Public, mỗi lựa chọn đều mang theo một tùy chỉnh Firewall khác nhau. Tùy theo mục đích kết nối mà chúng ta sẽ lựa chọn 1 trong 2 hình thức được cung cấp.

4.3.5. d. Cập nhật các phiên bản vá lỗi trên Windows

4.3.5.1. Tất cả các phần mềm mà chúng ta sử dụng hàng ngày như Windows, Mozilla Firefox, Google Chrome, Adobe Flash, Adobe’s PDF Reader, Microsoft Office,... đều có thể có những lỗ hổng về vấn đề an ninh, và chúng luôn được nhà phát triển sửa lỗi ở các phiên bản cập nhật. Vì thế, đừng ngần ngại mà hãy cập nhật phiên bản mới cho các phần mềm mà chúng ta thường xuyên sử dụng.

4.3.6. e. Duyệt Web với chế độ ẩn danh

4.3.6.1. Nếu không muốn Google Chrome ghi nhớ hoạt động của mình, chúng ta có thể duyệt web theo cách riêng tư ở chế độ Ẩn danh. Chọn tổ hợp phím Ctrl-Shift-N