1. Vai trò giải quyết xáo trộn
2. Các vấn đề về quản trị
2.1. Khái niệm
2.1.1. Quản trị là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trọng tâm là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên có hạn của tổ chức
2.2. Hiệu quả
2.2.1. hiệu quả, người ta sẽ tiến hành so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra ban đầu
2.2.2. Hiệu suất là đo lường tỷ lệ giữa kết quả thu về và những chi phí đã bỏ ra để đạt được những kết quả đó
2.3. Chức Năng
2.3.1. Hoạch định
2.3.1.1. Xác định mục tiêu cần đạt trong một thời kỳ nhất định cho tổ chức và những công việc cần làm để đạt được mục tiêu.
2.3.2. Tổ chức
2.3.2.1. Xác định nhiệm vụ cần thực hiện: - ai sẽ thực hiện - các nhiệm vụ được tập hợp như thế nào - người thực hiện phải báo cáo cho ai - ai là người đưa ra quyết định
2.3.3. Điều khiển
2.3.3.1. Thúc đẩy cấp dưới, lựa chọn các kênh truyền thông hiệu quả nhất, giải quyết xung đột và chỉ đạo, hướng dẫn
2.3.4. Kiểm tra
2.4. Tính phổ biến
2.4.1. Quản trị cần thiết cho tất cả các tổ chức và bất cứ tổ chức nào quan tâm đến hiệu quả hoạt động thì đều chú trọng đến công tác quản trị.
3. Nhà quản trị
3.1. Khái niệm
3.1.1. Tổ chức: là một thực thể xã hội có nhiều người liên kết với nhau, cùng hoạt động vì một mục đích chung và được sắp đặt theo một cơ cấu nhất định.
3.1.1.1. Nhà quản trị: là những cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện bởi những người khác.
3.1.1.2. Người thực hành: là những người trực tiếp làm những công việc, nhiệm vụ được giao mà không có trách nhiệm trong coi công việc của người khác
3.2. Các cấp bậc quản trị
3.2.1. Cấp cơ sở: là những nhà quản trị ở cấp thấp nhất trong bộ máy quản trị của tổ chức, thường là: tổ trưởng, trưởng ca, cai thợ,…
3.2.2. Cấp trung: là nhóm các nhà quản trị ở bên trên các nhà quản trị cấp cơ sở nhưng ở bên dưới các nhà quản trị cấp cao, có thể là trưởng phòng, quản đốc phân xưởng, cửa hàng trưởng,…
3.2.3. Cấp cao: là một nhóm nhỏ các nhà quản trị ở cấp cao nhất trong bộ máy quản trị, dành nhiều thời gian cho việc xây dựng các mục tiêu và kế hoạch chiến lược. Bao gồm: chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc điều hành, phó tổng giám đốc,…
3.3. Các kỹ năng
3.3.1. Tư duy
3.3.1.1. khả năng xem xét tổ chức như một tổng thể, nhận diện được sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường bên trong cũng như bên ngoài đến hoạt động tổ chức để có thể giúp tổ chức đối phó được những sự tác động xấu
3.3.2. Nhân sự
3.3.2.1. bao gồm kỹ năng động viên người khác làm việc, phát huy khả năng và đóng góp của họ, xây dựng không khí làm việc hợp tác, khả năng thuyết phục, truyền đạt, quan tâm,… đến những người làm việc cùng với mình (cấp dưới, cấp trên và ngang cấp).
3.3.3. Kỹ thuật
3.3.3.1. khả năng áp dụng các quy trình, kỹ thuật và kiến thức chuyên môn cần thiết trong một nghiệp vụ nhất định.
3.4. Vai trò
3.4.1. Quan hệ với con người
3.4.1.1. Đại diện
3.4.1.1.1. Cho bộ phận, cho doanh nghiệp trong các sự kiện có tính chất nghi lễ của doanh nghiệp
3.4.1.2. Lãnh đạo
3.4.1.2.1. Để chỉ dẫn, động viên, khuyến khích nhân viên để họ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của bộ phận và của cả doanh nghiệp
3.4.1.3. Liên lạc
3.4.1.3.1. Họ thiết lập mối quan hệ với những người bên ngoài bộ phận hay bên ngoài doanh nghiệp nhằm góp phần cho đơn vị hay tổ chức hoạt động tốt hơn
3.4.2. Thông tin
3.4.2.1. Thu thập, tiếp nhận thông tin
3.4.2.1.1. Thu thập và tiếp nhận các thông tin bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp để xem xét, đánh giá, phân tích môi trường hoạt động. Nhận diện những cơ hội và nguy cơ đang hiện diện đối với tổ chức.
3.4.2.2. Phổ biến thông tin cần thiết
3.4.2.3. Truyền đạt thông tin
3.4.2.3.1. Nhằm bảo vệ hoạt động của doanh nghiệp hay tranh thủ sự ủng hộ của xã hội.
3.4.3. Quyết định
3.4.3.1. Vai trò là 1 doanh nhân
3.4.3.2. Vai trò phân phối tài nguyên
3.4.3.3. Vai trò thương quyết
4. Khoa học và nghệ thuật quản trị
4.1. Quản trị là vừa là một khoa học vừa mang tính nghệ thuật
4.2. Có mối quan hệ tương hỗ
4.3. Nghệ thuật quản trị phải được áp dụng một cách sáng tạo trên cơ sở khoa học quản trị
4.4. Khoa học có phát triển thì nghệ thuật mới được cải tiến theo
5. Tiến trình phát triển các tư tưởng quản trị
5.1. Trường phái quản trị cổ điển
5.1.1. Quản trị khoa học
5.1.1.1. tập trung vào việc làm sao để có thể nâng cao năng suất làm việc của công nhân
5.1.1.2. Những nhà nghiên cứu quan trọng: Frederick Winslow Taylor, Frank và Lilian Gilbreth và Henry Gantt.
5.1.2. Quản trị hành chính
5.1.2.1. Phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức
5.1.2.2. Năm 1916, Henry Fayol (1841 - 1925) đã xuất bản cuốn Quản trị công nghiệp tổng quát đề cập đến các nguyên tắc quản tr
5.2. Đo lường hiệu quả công việc, phát hiện sai sót, nguy cơ sai sót và nguyên nhân để kịp thời có hành động phù hợp khi cần.
5.3. Trường phái tâm lý xã hội
5.3.1. Quản trị thành công tùy thuộc vào nhà quản trị có sự hiểu biết về nhu cầu và những nguyện vọng của các thành viên trong tổ chức. Các tác giả thuộc trường phái này gồm có: Mary Paker Follet, Elton Mayo, Douglas McGregor,…
5.4. Trường phái quản trị định lượng
5.4.1. Chủ yếu tập trung vào làm quyết định, vì cho rằng quá trình đó bao hàm những hành vi quản lý
5.4.2. Dựa trên lý thuyết quyết định kinh tế, lựa chọn phải mang lại lợi ích kinh tế.
5.4.3. Sử dụng các mô hình toán học để giải quyết các vấn đề
5.4.4. Coi máy tính là công cụ cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề
5.5. Trường phái quản trị hiện đại
5.5.1. Quan điểm hệ thống
5.5.1.1. nhà quản trị phải xem xét tổ chức là một chỉnh thể động và phải cố gắng dự đoán trước những ảnh hưởng tốt cũng như xấu từ quyết định của mình. Một quyết định của nhà quản trị sẽ can thiệp vào cả hệ thống tổ chức.
5.5.2. Lý thuyết 7S: Mô hình 7S của McKinsey được phát triển vào đầu những năm 1980 của Tom Peters và Robert Waterman
5.5.2.1. - Chiến lược (Strategy): kế hoạch đưa ra để duy trì và xây dựng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. - Cấu trúc (Structure): cách tổ chức được cấu trúc và những người báo cáo cho ai. - Hệ thống (System): các hoạt động hàng ngày và thủ tục cho các nhân viên tham gia vào để có được công việc làm. - Giá trị chia sẻ (Shared values): là những giá trị cốt lõi của công ty được chứng minh trong văn hóa doanh nghiệp và đạo đức công việc. - Phong cách (Style): phong cách lãnh đạo được chấp nhận. - Nhân viên (Staff): người lao động và những khả năng của họ. - Kỹ năng (Skill): các kỹ năng thực tế và năng lực của các nhân viên làm việc cho công ty
5.5.3. Lý thuyết Z và Kaizen
5.5.3.1. Thuyết Z hướng nhân viên chú trọng vào việc tập thể và hợp tác
5.5.3.2. Kaizen nhấn mạnh vai trò của nhà quản lý trong việc ủng hộ và khuyến khích nỗ lực của nhân viên để cải tiến quy trình làm việc.