Get Started. It's Free
or sign up with your email address
LUẬT LAO ĐỘNG by Mind Map: LUẬT LAO ĐỘNG

1. Nội dung của hợp đồng lao động: Theo quy định Điều 21,Bộ luật Lao động 2019 gồm A.Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động B.Họ tên,ngày tháng năm sinh, giới tính , nơi cư trú,CCCD hoặc CMND, hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động C. Công việc và địa điểm làm việc D. Thời hạn của hợp đồng lao động E. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương,thời hạn trả lương,phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác F. Chế độ năng bậc hoặc nâng lương G. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi H. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động I. BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp J. Đào tạo ,bồi dưỡng,nâng cao trình độ,kỹ năng nghề

2. Luật Lao động là một ngành luật độc lập. Bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động, các mối quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động;quản lí nhà nước về lao động.

3. Khái Niệm: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động,quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

4. Hợp đồng lao động

5. Đối tượng điều chỉnh của luật Lao động là quan hệ xã hội và các quan hệ phát sinh như: việc làm học nghề, quan hệ bồi thường thiệt hại, quan hệ về bảo hiểm xã hội, quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động

6. Khái niệm luật Lao Động

7. Áp dụng trong tường hợp xác định quan hệ giữa người lao động hoặc người dùng lao động và người sử dụng lao động

8. Phương pháp thỏa thuận

9. Đối tượng điều chỉnh

10. Phương pháp mệnh lệnh

11. Phương pháp điều chỉnh

12. Được sử dụng trong quản lý và bố trí lao động Người sử dụng lao động có quyền thiết lập các nội dung, quy chế và bắt buộc người lao động phải chấp nhận hành động

13. Phương pháp có sự tham gia của tổ chức công đoàn

14. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

15. Bảo hiểm xã hội

16. Là phương pháp đặc thù của luật Lao động Tổ chức Công đoàn- cơ quan đại diện cho tập thể người lao động sẽ tham gia vào quan hệ nhằm đảm bảo các quyền lợi của người lao động

17. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động: + Hòa giải viên lao động + Hội đồng trọng tài lao động + Tòa án nhân dân Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua: Thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hồi đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết

18. Các chế độ bảo hiểm bắt buộc: +Chế độ trợ cấp ốm đau +Trợ cấp khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp +Trợ cấp thai sản +Trợ cấp hưu trí +Trợ cấp tử tuất +Trợ cấp thất nghiệp

19. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề.

20. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động: Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định; Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, lợi ích chung của xã hội và không trái luật khi thực hiện hoà giải, trọng tài; Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng luật; Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết; Việc giải quyết tranh chấp trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội; Chỉ tiến hành giải quyết tranh chấp khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do bên còn lại từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

21. Hình thức hợp đồng lao động: - Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản, mỗi bên đại diện 01 bản, trừ trường hợp giao kết lao động bằng lời nói đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng - Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương diện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng bằng văn bản

22. Phân loại hợp đông lao động: +Hợp động không thời hạn +Hợp đồng có thời hạn

23. Chấm dứt hợp đồng lao động là một sự kiện quan trọng mà pháp luật quy định chặt chẽ vì nó kéo theo những hậu quả lớn về mặt kinh tế xã hội nhất là đối với bản thân người lao động.Sự chấm dứt hợp đồng có thể hợp pháp hoặc không hợp pháp.

24. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Gồm: mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác.

25. -Thời gian làm việc bình thường không quá 8h trong 1 ngày và không quá 48h trong 1 tuần. -Thời giờ làm việc ban đêm từ 22h đến 6h sáng ngày hôm sau. -Đối với giờ làm thêm: có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không quá 4h/ngày hoặc 200h/năm. Trường hợp đặc biệt cũng không quá 300h/năm.

26. -Người lao động làm việc từ 6 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, ban đêm nghỉ 45 phút. -Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác. Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

27. Tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

28. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

29. Kỷ luật lao động: Là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

30. Vai trò, quyền hạn của tổ chức công đoàn trong quan hệ với người lao động và người sử dụng lao động

31. Trách nhiệm vật chất: Là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động do có hành vi vi phạm pháp luật, nội quy lao động, kỷ luật lao động.

32. Công đoàn: Là một tổ chức chính trị- xã hội và nghề nghiệp rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam , được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

33. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

34. Vai trò: +Tham gia quản lý nhà nước về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiền quyền làm chủ tập thể lao động. +Chăm lo cải thiện đời sống và làm việc cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được pháp luật quy định