Bán hàng - Thu Tiền

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Bán hàng - Thu Tiền by Mind Map: Bán hàng - Thu Tiền

1. Thử nghiệm cơ bản trong chu trình

1.1. Thủ tục phân tích trong chu trình

1.1.1. Phân tích doanh thu

1.1.1.1. Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc… và xem xét các trường hợp tăng hay giảm bất thường.  So sánh doanh thu bán hàng của từng loại hàng hóa, dịch vụ giữa kỳ này với các kỳ trước theo từng tháng. Các biến động bất thường cần được giải thích nguyên nhân.  Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước. Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng.  So sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá trên tổng doanh thu của kỳ này với các kỳ trước.  So sánh số dư của các khách hàng có giá trị lớn giữa các kỳ nhằm phát hiện doanh thu hoặc các khoản phải thu bị ghi khống.  So sánh tỷ lệ chi phí dự phòng các khoản phải thu khó đòi trên tổng doanh thu hoặc các khoản phải thu giữa kỳ này với các kỳ trước để xem xét tính hợp lý.

1.1.2. Phân tích khoản phải thu

1.1.2.1. Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu

1.1.2.2. Tính số vòng quay nợ phải thu khách hàng

1.1.2.3. So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với năm trước.

1.1.2.4. Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu khách hàng

1.1.3. Những phân tích có liên quan khác

1.1.3.1. Phân tích số dư tài khoản của các khoản mục có liên hệ với nhau theo những mô hình định trước, như: Sau khi thiết lập một mối quan hệ giữa doanh thu – hàng tồn kho xuất bán – đơn giá – vòng quay hàng tồn kho – giá vốn hàng bán, KTV có thể ước tính được giá trị của khoản mục này nếu khẳng định được số liệu của các khoản mục khác

1.2. Kiểm tra chi tiết trong chu trình

1.2.1. Kiểm tra chi tiết doanh thu

1.2.2. Kiểm tra chi tiết số dư khoản mục phải thu khách hàng

1.2.3. Kiểm tra dự phòng phải thu khó đòi

2. Kiểm toán viên thực hiện các bước công việc khác nhau để chấp nhận một khách hàng, thực hiện phân tích, đánh giá kiểm soát nội bộ và thiết kế chương trình kiểm toán. Như vậy, kết thúc bước này, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xây dựng được các chương trình kiểm toán tương ứng với những đối tượng kiểm toán cụ thể khác nhau trong đó có kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền. Các công ty kiểm toán thường dựa trên chương trình kiểm toán mẫu để thiết kế chương trình kiểm toán cho một khách hàng cụ thể. Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền được phân chia thành những loại thử nghiệm cụ thể: Thử nghiệm kiểm soát; Thử nghiệm cơ bản trong chu trình

3. Đặc điểm chu trình bán hàng và thu tiền ảnh hưởng tới kiểm toán

3.1. Bản chất của chu trình bán hàng và thu tiền

3.1.1. 1. Xét duyệt bán chịu

3.1.2. Chuyển giao hàng

3.1.3. Gửi hóa đơn cho khách hàng và ghi sổ doanh thu

3.1.4. Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền

3.1.5. Xử lý và ghi sổ hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán

3.1.6. Thẩm định và xóa sổ các khoản phải thu không thu được

3.1.7. Lập dự phòng phải thu khó đòi

3.2. Đặc điểm kế toán trong chu trình

3.2.1. Phân loại các nghiệp vụ và xác định những khoản mục có liên quan trong chu trình

3.2.1.1. Nghiệp vụ bán hàng

3.2.1.2. Nghiệp vụ thu tiền

3.2.1.3. Những khoản mục có liên quan trong chu trình này thường bao gồm

3.2.1.3.1. Trên báo cáo kết quả kinh doanh, Trên bảng cân đối kế toán

3.2.1.3.2. Những khoản mục liên quan khác có thể sử dụng trong kiểm toán như: Giá vốn hàng bán, hàng tồn kho, chi phí bán hàng

3.2.2. Tổ chức kế toán đối với các nghiệp vụ trong chu trình

3.2.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng trong chu trình

3.2.2.1.1. Những loại chứng từ, tài liệu được sử dụng để kế toán các nghiệp vụ trong chu trình thường gồm: o Các hợp đồng kinh tế về cung cấp hàng hóa, dịch vụ. o Các đơn đặt hàng của người mua. o Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho. o Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế. o Biên bản quyết toán cung cấp hàng hóa, dịch vụ. o Phiếu thu, giấy Báo Có của ngân hàng, bảng sao kê hoặc sổ phụ của ngân hàng. o Các chứng từ liên quan đến vận chuyển thành phẩm, hàng hóa. Để hạch toán doanh thu và các nghiệp vụ có liên quan trong chu trình, kế toán sử dụng những tài khoản phổ biến như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, phải thu khách hàng, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và một số tài khoản có liên quan khác.

3.2.2.2. Sổ sách kế toán

3.2.2.2.1. Để ghi sổ doanh thu và các nghiệp vụ có liên quan trong chu trình, kế toán cần sử dụng các sổ tổng hợp và sổ chi tiết cần thiết phù hợp với diều kiện cụ thể của đơn vị. Tùy thuộc vào hình thức ghi sổ kế toán đơn vị áp dụng mà các sổ kế toán được sử dụng có sự khác biệt. Đối với đơn vị áp dụng ghi sổ theo hình thức ghi sổ kế toán phổ biến – hình thức nhật ký chung, các sổ sách kế toán chủ yếu bao gồm: nhật ký chung, nhật ký bán hàng, sổ cái tài khoản doanh thu, sổ chi tiết tài khoản doanh thu, bảng tổng hợp chi tiết. Bên cạnh đó, các sổ sách có liên quan khác bao gồm: nhật ký thu tiền, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng, … cũng được sử dụng.

3.2.2.3. Khái quát hạch toán nghiệp vụ bán hàng và thu tiền

3.3. Mục tiêu kiểm toán

3.3.1.  Đối với nghiệp vụ bán hàng

3.3.1.1. Mục tiêu hợp lý chung: Các nghiệp vụ bán hàng đều có căn cứ hợp lý. o Các mục tiêu chung khác:  Hiệu lực: Hàng hóa vận chuyển cho khách hàng, các dịch vụ chuyển giao cho khách hàng ghi sổ là có thật.  Trọn vẹn (đầy đủ): Mọi nghiệp vụ bán hàng đều được ghi sổ.  Định giá: Hàng hóa đã vận chuyển, dịch vụ đã thực hiện có hóa đơn bán hàng, trong đó ghi giá bán được thỏa thuận.  Phân loại: Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại hợp lý.  Chính xác cơ học: Các nghiệp vụ bán hàng được ghi vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp thích hợp và phải khớp đúng về số liệu, chính xác về số tiền cộng

3.3.2. Đối với nghiệp vụ thu tiền

3.3.2.1. Mục tiêu hợp lý chung: Các khoản thu tiền đều bảo đảm hợp lý chung. o Các mục tiêu chung khác:  Hiệu lực: Các khoản thu tiền khách hàng đều được ghi sổ.  Trọn vẹn (đầy đủ): Mọi khoản thu tiền khách hàng đều được ghi sổ.  Định giá: Các khoản thu tiền được đánh giá đúng (các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phải được qui đổi chuẩn theo đúng qui định).  Phân loại: Các khoản thu tiền được phân loại đúng.  Chính xác cơ học: Các khoản thu tiền được tính toán đúng.

3.4. Khái quát về kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính

3.4.1. Chuẩn bị kiểm toán

3.4.2. Thực hiện kiểm toán

3.4.2.1. Thực hiện kiểm toán là thực hiện các thủ tục kiểm toán đã thiết kế trong chương trình kiểm toán. Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền cũng vậy. Khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện những thủ tục kiểm toán đã được thiết kế. Như đã trình bày ở trên, việc phân chia các khoản mục trên báo cáo tài chính theo các chu trình chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm toán sự liên kết giữa các khoản mục được kiểm tra từ những nhóm thực hiện kiểm toán riêng rẽ lại có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả cuộc kiểm toán

3.4.3. Kết thúc kiểm toán chu trình

3.4.3.1. Kết thúc kiểm toán các chu trình sẽ diễn ra trước khi kết thúc cuộc kiểm toán. Kết thúc kiểm toán các chu trình có thể diễn ra không cùng thời điểm. Trong trường hợp như vậy, thứ tự kết thúc mỗi chu trình sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phối hợp trong kiểm toán. Kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về khoản mục doanh thu và những khoản mục liên quan, khoản mục phải thu khách hàng và khoản mục liên quan cùng với những đề xuất kiểm toán (nếu có). Đây là cơ sở để kiểm toán viên tổng hợp kết thúc cuộc kiểm toán

4. Thử nghiệm kiểm soát trong chu trình

4.1. Kiểm soát nội bộ trong chu trình

4.1.1. Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ bán hàng

4.1.1.1. Sự đồng bộ của sổ sách kế toán

4.1.1.2. Việc đánh số thứ tự các chứng từ

4.1.1.3. Lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho người mua

4.1.1.4. Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng

4.1.1.5. Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán

4.1.1.6. Tính độc lập của người kiểm tra, kiểm soát trong việc thực hiện KSNB

4.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ thu tiền

4.1.2.1. Ban hành chính sách tín dụng cho thanh toán trước hạn.  Đánh số trước các giấy báo nhận tiền hoặc Bảng kê tiền mặt.  Lập Bảng cân đối thu tiền và gửi cho người mua.  Phê duyệt các khoản chiết khấu.  Phân cách nhiệm vụ đầy đủ giữa người giữ sổ và người giữ tiền.  Giám sát việc thực hiện các công việc KSNB.

4.2. Thử nghiệm kiểm soát trong chu trình

4.2.1. Kiểm soát nội bộ trong chu trình

4.2.1.1. Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ bán hàng

4.2.1.1.1. Sự đồng bộ của sổ sách kế toán

4.2.1.1.2. Việc đánh số thứ tự các chứng từ

4.2.1.1.3. Lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho người mua

4.2.1.1.4. Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng

4.2.1.1.5. Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán

4.2.1.1.6. Tính độc lập của người kiểm tra, kiểm soát trong việc thực hiện KSNB

4.2.2. Thử nghiệm kiểm soát trong chu trình

4.2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát liên quan tới nghiệp vụ bán hàng

4.2.2.1.1. Hàng bán ghi sổ thực tế đã vận chuyển đến người mua là có thật

4.2.2.1.2. Thử nghiệm kiểm soá

4.2.2.1.3. Mọi nghiệp vụ bán hàng đã được ghi sổ

4.2.2.1.4. Các nghiệp vụ bán hàng được phê chuẩn đúng đắn

4.2.2.1.5. Các khoản bán hàng đã ghi sổ đúng số lượng, chủng loại hàng hóa đã vận chuyển và hóa đơn bán hàng đã lập đúng

4.2.2.1.6. Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại thích hợp

4.2.2.1.7. Các nghiệp vụ bán hàng được ghi đúng thời gian phát sinh.

4.2.2.1.8. Các nghiệp vụ bán hàng được đưa vào sổ thu tiền và cộng lại đúng.

4.2.2.2. Thử nghiệm kiểm soát liên quan tới nghiệp vụ thu tiền

4.2.2.2.1. Các khoản thu tiền đã ghi sổ thực tế đã nhận

4.2.2.2.2. Tiền mặt thu được đã ghi đầy đủ vào Sổ quỹ và các nhật ký thu tiền

4.2.2.2.3. Các khoản tiền thu đã ghi sổ và đã nộp đều đúng với giá hàng bán

4.2.2.2.4. Các khoản thu tiền đều được phân loại đúng

4.2.2.2.5. Các khoản thu tiền ghi đúng thời gian

4.2.2.2.6. Các khoản thu tiền ghi đúng vào Sổ quỹ, Sổ cái và tổng hợp đúng