QÚA TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở THỰC VẬT

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
QÚA TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở THỰC VẬT by Mind Map: QÚA TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở THỰC VẬT

1. Sự hấp thụ nước và muối khoàng ở rễ

1.1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào chứa lông hút

1.1.1. Hấp thụ nước

1.1.1.1. Nước đi vào đất từ tế bào lông hút theo cơ chế thụ động: từ môi trường nhược trương trong đất vào tế bào lông hút nơi có dịch bào ưu trương

1.1.1.2. Dịch của tế bào lông hút ưu trương so dung dịch đất do 2 nguyên nhân

1.1.1.2.1. Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên làm giảm lượng nước trong tế bào lông hút

1.1.1.2.2. Nồng độ các chất tan ở rễ con

1.1.2. Hấp thụ ion khoáng: Ion khoáng xâm nhập vào tế bào lông hút theo hai cơ chế

1.1.2.1. Cơ chế thụ động

1.1.2.1.1. Ion khoáng đi từ đất (nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nồng độ ion khoáng thấp hơn)

1.1.2.2. Cơ chế chủ động

1.1.2.2.1. Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động

1.1.2.2.2. Di chuyển ngược chiều gradien đồng hồ (nơi có nồng độ ion khoáng thấp đến nơi có nồng độ ion khoáng cao)

1.1.2.2.3. Đòi hỏi tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp

1.2. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ

1.2.1. Dòng nước và ion khoáng đi vào mạch gỗ của rễ qua 2 con đường

1.2.1.1. Con đường tế bào chất: Đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào để vào mạch gỗ

1.2.1.2. Con đường gian bào: Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào và khoảng không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ trong thành tế bào, đến nội bì thì bị đai Caspari chặn lại nên chuyển sang con đường tế bào chất để đi vào mạch gỗ

2. Vận chuyển các chất trong cây

2.1. Dòng mạch gỗ (Xilem hay dòng đi lên)

2.1.1. Dòng vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

2.1.2. Cấu tạo

2.1.2.1. gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

2.1.2.2. Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách đầu của tế bào này gắn vào đầu của tế bào kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá

2.1.2.3. Các tế bào khác loại nối với nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này ghép sít vào lỗ bên của tế bào khác tạo nên các cặp lỗ là con đường vận chuyển ngang

2.1.3. Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin, amit, vitamin, hoocmon…)

2.1.4. Động lực đẩy dòng mạch gỗ

2.1.4.1. Lực đẩy (áp suất rễ).

2.1.4.2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

2.1.4.3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

2.2. Dòng mạch rây (Prolem hay dòng đi xuống)

2.2.1. Dòng vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+, Mg2+,… từ các tế bào quang hợp trong phiến lá rồi đến các nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ, thân, củ…)

2.2.2. Cấu tạo

2.2.2.1. Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

2.2.2.2. Các tế bào ống rây nối với nhau qua các bản rây tạo thành ống xuyên suất từ các tế bào quang hợp tới cơ quan dự trữ

2.2.2.3. Các tế bào kèm nằm sát, xung quanh các tế bào ống rây

2.2.3. Chủ yếu là đường saccarozơ (chiếm 95%) và các chất khác như: các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.

2.2.4. Động lực của dòng mạch rây

2.2.4.1. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá- nơi saccarozo được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (rễ, củ, quả – nơi saccarozo được dự trữ hoặc sử dụng) có áp suất thẩm thấu thấp.

3. Thoát hơi nước

3.1. Lá là cơ quan thoát hơi nước

3.2. Lá thoát hơi nước qua hai con đường

3.2.1. Thoát hơi nơi nước qua khí khổng

3.2.1.1. Con đường thoát nước chủ yếu vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng

3.2.1.1.1. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở

3.2.1.1.2. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

3.2.2. Thoát hơi nước qua cutin

3.2.2.1. Con đường thoát nước phụ, phụ thuộc vào độ dày lớp cutin, không thể điều tiết lượng nước thoát ra

3.3. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

3.3.1. Nước

3.3.1.1. Điều kiện cung cấp nước càng cao sự hấp thụ nước càng mạnh, thoát hơi nước càng thuận lợi

3.3.1.2. Độ ẩm không khí thấp dẫn tới thoát hơi nước càng mạnh

3.3.2. Ánh sáng

3.3.2.1. Ánh sáng làm tăng nhiệt độ của lá → khí khổng mở (điều chỉnh nhiệt độ) → tăng tốc độ thoát hơi nước

3.3.2.2. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

3.3.3. Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng.... cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước

3.4. Cân bằng tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

3.4.1. Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra qua lá → được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)

3.4.2. Để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường cần tưới tiêu hợp lí