Phương pháp học văn học trung đại Việt Nam

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Phương pháp học văn học trung đại Việt Nam by Mind Map: Phương pháp học văn học trung đại Việt Nam

1. "Truyện Luc Vân Tiên": Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá: Những triều đại trong lịch sự Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ->Sự khinh ghét của ông Quán với loại người này, từ số nói rõ quan điểm về "ghét" của ông quán.

2. Tư duy nghệ thuật

2.1. Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

2.1.1. Nội dung: đề tài mùa thu, cuộc sống nông thôn =>Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

2.1.2. Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt. Sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

3. Bút pháp nghệ thuật

3.1. thiên về bút pháp ước lệ, tượng trưng

3.2. Bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát

3.2.1. Gọi con đường mình đang đi là con đường cùng

3.2.1.1. Hình ảnh con đường ấy tượng trưng cho con đường công danh, con đường vô nghĩa

3.2.1.2. con đường ko giúp tác giả đạt được lí tưởng cao đẹp

3.2.2. Hình ảnh Bãi cát

3.2.2.1. người đi trên bãi cát là người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi

3.2.2.2. là hình ảnh tượng trưng cho con đương danh lợi nhọc nhằn, gian khổ.

4. Thể loại

4.1. Hình thức: Tự do, vần nhịp tự do, lời thơ mang ngữ điệu nói với giọng buông thả tự do

4.2. Đặc điểm của thể hát nói

4.2.1. Nội dung: nói về thái độ sống ngất ngưởng, đi ngược với thói thường ở đời, không gì trói buộc được của Nguyễn Công Trứ.

4.2.2. Nội dung: Chứa tư tưởng, tình cảm tự do phóng khoáng

4.2.3. Nghệ thuật: hình thức tự do linh hoạt, câu thơ dài ngắn đan xen, nhịp thơ thay đổi, vần không cố định.

4.2.4. "Bài ca ngất ngưởng" thể hiện rõ những đặc điểm trên của thể loại hát nói

4.3. Một sô tác phẩm trung đại mà tên thể loại gắn liền với tên tác phẩm

4.3.1. Bài ca ngất ngưởng (hát nói)

4.3.2. Chiếu dời đô (chiếu)

4.3.3. Bình ngô đại cáo (cáo)

4.3.4. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (văn tế)

4.3.5. Hịch tướng sĩ (hịch)

4.4. Đặc điểm về hình thức nghệ thuật trong thơ Đường luật:

4.4.1. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục

4.4.2. Điều căn bản của luật Thơ đường là đối.

4.4.3. Có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc. Sang Việt Nam, nó phát triển thành một thể tài quan trọng với nhiều bài văn tế có giá trị văn học cao cả chữ Hán lẫn chữ Nôm với nhiều tác giả có tên tuổi thời trung đại.

4.5. Đặc điểm của thể văn tế

4.5.1. Văn tế có thể được viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú,... Bố cục của bài văn tế thường gồm bốn đoạn: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết

4.5.2. Tính hỗn dung về thể loại của văn tế với các thể loại khác là khác rõ nét: về chức năng, về thi pháp thể loại, …

4.5.3. Giọng điệu chung của bài văn tế nói chung là lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.

4.5.3.1. Phần 1 (từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

4.5.4. Thể hiện trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

4.5.4.1. Phần 2 (từ “Nhớ linh xưa” đến “tàu đồng súng nổ”) – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ.

4.5.4.2. Phần 4 (đoạn còn lại) – phần Kết: Lòng biết ơn, sự khẳng định đối với những công lao, phẩm tiết của những người nghĩa sĩ.

4.5.4.3. Phần 3 (từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất.

4.6. Đặc điểm của thể văn tế: gắn với phong tục tang lễ, bố cục bốn phần: Lung khởi – Thích thực – Ai vãn – Kết.

4.7. Tính chất đối trong thơ thất ngôn bát cú

4.7.1. Đối ý

4.7.1.1. căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, dùng các chứ thứ 2, 4, 6, 7 để xây dựng luật

4.7.1.1.1. Thanh trắc gồm các chữ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng

4.7.1.1.2. nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì bài có luật bằng, nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh trắc thì bài có luật trắc

4.7.1.1.3. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu

4.7.1.2. Trong 1 bài, chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác 2 chữ kia. Nếu không đúng quy định thì gọi là thất luật

4.7.2. Đối âm

4.7.2.1. Ý nghĩa của câu 3 và câu 4 phải đối nhau

4.7.2.2. Ý nghĩa của câu 5 và 6 phải đối nhau

4.7.2.3. Nếu không theo quy định này thì bị gọi là thất đối

5. Quan niệm thẩm mĩ

5.1. Hướng về cái đẹp trong quá khú, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học

5.2. "Bài ca ngắn đi trên bãi cát: - Ông tiên ngủ kĩ, danh lợi.... là những điển tích, điển cố, những thi liệu hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện niềm khao khát đổi thay cuộc sống.

5.3. "Bài ca ngất ngưởng": - Phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Dũ... nhằm lên cái thú tiêu dao của một người sống ngoài vòng danh lợi, đồng thời cũng là để khẳng định sự ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa...