1. 2.2 Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1. Khái niệm
1.1.1. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tập hợp các cơ quan Nhà nước nắm giữ toàn bộ các quyền về chính trị, kinh tế và tư tưởng(Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, các cơ quan quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội,...).
1.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước
1.2.1. -Nguyên tắc quyền lực nhà nước là hệ thống nhất, có sự phân phối, phối hợp và kiểm tra giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền thiết lập, điều hành, tư pháp.
1.2.1.1. Đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được hiệu quả.
1.2.2. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
1.2.2.1. Khẳng định lại bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
1.2.3. -Nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
1.2.3.1. Đảng đề ra đường lối và chính sách lớn và chịu sự giám sát của nhân dân.
1.2.4. -Nguyên tắc tập trung dân chủ.
1.2.4.1. Sự kết hợp giữa cấp trên và cấp dưới nhằm đạt hiệu quả cao.
1.2.5. -Nguyên tắc bình đẳng đoàn kết giữa các dân tộc.
1.2.5.1. Các hoạt động quản lý xã hội , nhà nước đảm bảo sự công bằng trên mọi mặt.
1.3. Các cơ quan nhà nước
1.3.1. 1.Quốc hội
1.3.1.1. Là cơ quan quyền lực cao nhất nước, do nhân dân cả nước bầu ra, thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân
1.3.1.1.1. Hội đồng dân tộc
1.3.1.1.2. UB thường vụ QH
1.3.1.1.3. Hội đồng bầu cử quốc gia
1.3.1.1.4. Kiểm toán nhà nước
1.3.2. 2.Chủ tịch nước
1.3.2.1. Là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại
1.3.2.1.1. -Tiếp tục phát huy vai trò là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thực hiện nhiệm vụ thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; - Đẩy mạnh xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế; - Thúc đẩy quan hệ đối ngoại tiếp tục đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của nước ta, tạo sự tin cậy chính trị ổn định, bền vững với các đối tác nước ngoài; xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác khác; - Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp, đặc xá và thi đua, khen thưởng.
1.3.3. 3.Chính phủ
1.3.3.1. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
1.3.3.1.1. Thủ tướng, Phó Thủ tướng
1.3.3.1.2. Các bộ
1.3.3.1.3. Cơ quan ngang Bộ
1.3.4. 4.Các cơ quan xét xử:
1.3.4.1. Tòa án nhân dân tối cao
1.3.4.1.1. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng
1.3.4.2. Tòa án nhân dân cấp cao
1.3.4.2.1. Xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án,...
1.3.4.3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1.3.4.3.1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật; phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật,...
1.3.4.4. Tòa án nhân dân cấp huyện
1.3.4.4.1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật, giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
1.3.4.5. Tòa án nhân dân quân sự
1.3.4.5.1. Xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật.
1.3.5. 5.Các cơ quan kiểm sát
1.3.5.1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1.3.5.1.1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
1.3.5.2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1.3.5.2.1. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp cao
1.3.5.3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1.3.5.3.1. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật
1.3.5.4. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1.3.5.4.1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố
1.3.5.5. Viện kiểm sát quân sự
1.3.5.5.1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tổ chức trong Quân đội, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo gián tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao[
1.3.6. 6.Chính quyền địa phương
1.3.6.1. Hội đồng nhân dân
1.3.6.1.1. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên
1.3.6.2. Ủy ban nhân dân
1.3.6.2.1. Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
2. 2.3 Liên hệ thực tiễn
2.1. Mục tiêu
2.1.1. 1. Xã hội phát triển vì con người
2.1.2. 2. Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội
2.1.3. 3. Xã hội đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn
2.1.4. 4. Phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, đảm bảo môi trường sống trong lành cho thế hệ tương lai
2.1.5. 5. Hệ thống chính trị quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân
2.2. Hành động
2.2.1. 1.Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức
2.2.2. 2.Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2.2.3. 3. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân
2.2.4. 4. Bảo đảm trật tự quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
2.2.5. 5. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá
2.2.6. 6. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
2.2.7. 7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
2.2.8. 8. xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện
2.3. Kết quả
2.3.1. Kinh tế
2.3.1.1. 1. Nền kinh tế bắt đầu phát triển và liên tục với tốc độ tương đối cao
2.3.1.2. 2. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng và đưa VN trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN
2.3.1.3. 3. Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008
2.3.1.4. 4. Trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới
2.3.1.5. 5. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng
2.3.1.6. 6. Đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân
2.3.2. Văn hóa - Xã hội
2.3.2.1. 1. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%
2.3.2.2. 2. Hiện nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
2.3.2.3. 3. Tập trung hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục các cấp => Hiện nay, có 95% người lớn biết đọc, biết viết
2.3.2.4. 4. Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế => tỉ lệ tử vong giảm, tuổi thọ trung bình hằng năm tăng
2.3.2.5. 5. Đời sống văn hoá cũng được cải thiện đáng kể
2.3.2.6. 6. Trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới
3. 2.1 Sơ lược Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3.1. Sự ra đời.
3.1.1. Tháng 8/1945 , Cách mang tháng 8 thành công thì Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á).
3.1.2. Nhà nước non trẻ ấy đã trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam.
3.1.3. Từ đại thắng mùa xuân 1975, đất nước ta được thống nhất và tiến hành công cuộc xậy dựng chủ nghĩa xã hội.1976, Quốc hội Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là “ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
3.2. Bản chất.
3.2.1. Là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
3.2.1.1. Nhà nước của toàn dân tộc trong quốc gia Việt Nam là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc.
3.2.1.2. Quyền lực thuộc về nhân dân.
3.2.1.3. Thể hiện bản chất dân chủ.
3.2.1.4. Mở rộng đối ngoại : Nâng cao sự hòa bình, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.
3.3. Chức năng.
3.3.1. Chức năng đối nội.
3.3.1.1. Tổ chức và quản lý kinh tế.
3.3.1.2. Mang chủ sở hữu chất lượng.
3.3.1.3. Bảo vệ tổ quốc: Độc lập dân tộc, đất nước hòa bình và có chủ quyền quốc gia.
3.3.2. Chức năng đối ngoại.
3.3.2.1. Ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội và quyền lợi chính đáng của công dân.
3.3.2.2. Phát triển và cố định từng hệ thống quan trọng giữa các quốc gia theo nguyên tắc bình đẳng.
3.4. Hình thức.
3.4.1. Hình thức cấu trúc nhà nước.
3.4.1.1. Là nhà nước đơn nhất.
3.4.2. Hình thức chính thể.
3.4.2.1. Chính thể Cộng Hòa dân chủ nhân dân.
3.4.2.1.1. Lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam.
3.4.2.1.2. Quyền Lực: Thống Nhất.
3.4.2.1.3. Thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
3.4.3. Chế độ chính trị.
3.4.3.1. Dân chủ.
3.4.3.1.1. Tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.
3.4.3.1.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
3.4.3.1.3. Đảm bảo nhân dân tham gia quản lí nhà nước.
3.4.3.1.4. Xử lí nghiêm minh hành vi vi phạm.