Chương 1: Giáo dục học là một khoa học

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chương 1: Giáo dục học là một khoa học by Mind Map: Chương 1: Giáo dục học là một khoa học

1. III. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA GIÁO DỤC HỌC

1.1. 1. Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học

1.1.1. Giáo dục học là khoa học về việc đào tạo, giáo dục con người, khoa học về sự hình thành và phát triển nhân cách con người trong quá trình nhà giáo dục và người được giáo dục hoạt động với nhau theo một sự tổ chức đặc biệt.

1.2. 2. Cấu trúc của quá trình giáo dục

1.2.1. 2.1. Cấu trúc tổng thể

1.2.1.1. QTGD tổng thể = QT sư phạm = QT đào tạo

1.2.2. 2.2. Cấu trúc bộ phận

1.2.2.1. Quá trình giáo dục là một quá trình vận động nên cấu trúc gồm 2 bộ phận hệ thống tác nhân (gây nên sự vận động của quá trình) và hệ thống các thành tố cơ bản.

1.3. 3. Đặc trưng của quá trình giáo dục

1.3.1. Là một dạng vận động và phát triển liên tục của các hiện tượng, tình huống giáo dục và dạy học, được tổ chức thực hiện theo những quy trình xác định. Là một dạng vận động xã hội liên quan đến các quá trình xã hội khác .Là một dạng vận động và phát triển liên tục của các hiện tượng, tình huống giáo dục và dạy học, được tổ chức thực hiện theo những quy trình xác định. Là một dạng vận động xã hội liên quan đến các quá trình xã hội khác

1.4. 4. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu Giáo dục học

1.4.1. * Cơ sở phương pháp luận * Phương hướng chung* Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

2. IV. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC

2.1. 1. Giáo dục

2.1.1. Là một khái niệm chung và rộng của Giáo dục học được giải thích qua hai mức độ rộng và hẹp.

2.2. 2. Xã hội hóa cá nhân

2.2.1. Quá trình xã hội hóa là quá trình biến đứa trẻ từ một thực thể tự nhiên thành con người xã hội. Xã hội hóa cá nhân là quá tình các cá thể tiếp thu, học tập nền văn hóa xã hội để thích ứng được với xã hội

2.3. 3. Tự giáo dục

2.3.1. Quá trình cá nhân tự giác tiến hành có hệ thống những hành động có ý thức nhằm trau dồi tính tốt khắc phục tính xấu, điều chỉnh bản thân cho phù hợp với yêu cầu xã hội.

2.4. 4. Giáo dục lại

2.4.1. Hoạt động giáo dục nhằm thay đổi quan điểm, ý thức tư tưởng, nhận thức, thái độ, hành vi sai lệch với những chuẩn mực xã hội để trở thành người tố

2.5. 5. Giáo dưỡng

2.5.1. - Giáo dưỡng là quá trình nuôi nấng, giáo dục con người một cách cân đối về thể chất và tinh thần. - Giáo dưỡng là quá trình và kết quả bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã được hệ thống hóa thành học vấn. Con đường chủ yếu tiếp thu học vấn, giáo dưỡng là việc dạy học trong hệ thống các trường học. - Giáo dưỡng được hiểu như là sự giáo dục lại (các trường giáo dưỡng dành cho trẻ em phạm pháp).

2.6. 6. Dạy học

2.6.1. Quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh được tổ chức đặc biệt

2.7. 7. Tự học

2.7.1. Tự học là quá trình cá nhân chủ động tiến hành hoạt động nhận thức có hệ thống để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại và biến lĩnh vực đó thành sở hữu của riêng mình, cốt lõi của hoạt động học là tự học. Việc tự học có thể diễn ra ở ba mức độ.

2.8. 8. Giáo dục cộng đồng

2.8.1. Giáo dục cộng đồng là giáo dục trong cộng đồng và có sự tham gia của cộng đồng trong giáo dục nhằm duy trì, củng cố và phát triển cộng đồng. Giáo dục cộng đồng là một quá trình biến đổi các loại trường học thành các trung tâm giáo dục và câu lạc bộ văn hóa cho mọi lứa tuổi

2.9. 9. Công nghệ giáo dục

2.9.1. Được hiểu là một quy trình chặt chẽ trong khoa học kỹ thuật, trong quá trình sản xuất

2.10. 10. Giáo dục hướng nghiệp

2.10.1. Hướng nghiệp là hệ thống những tác động giúp cá nhân lựa chọn các công việc hoặc nghề phù hợp với nguyện vọng và năng lực cá nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu về kinh tế và lao động của xã hội.

2.11. 11. Kinh tế tri thức

2.11.1. Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó việc vận dụng và quản lý tri thức đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo nên sự thịnh vượng. Tri thức được xem là nền tảng của vốn, và sự phát triển kinh tế có được là do sự tích lũy tri thức mà nên.

3. V. HỆ THỐNG CÁC NGÀNH THUỘC KHOA HỌC GIÁO DỤC - MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC HỌC VÀ CÁC KHOA HỌC KHÁC

3.1. 1. Hệ thống các ngành thuộc khoa học giáo dục

3.1.1. dục là một hệ thống các bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu chung là quá trình giáo dục, có nhiệm vụ vạch ra bản chất và cấu trúc của quá trình giáo dục, vạch ra các mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật chi phối sự vận động của quá trình giáo dục

3.2. 2. Mối quan hệ giữa Giáo dục học và các khoa học khác

3.2.1. Giáo dục học nghiên cứu giáo dục như một hiện tượng xã hội nên nó liên quan đến mọi khoa học về xã hội.

4. Giáo dục học chưa hình thành mà xã hội chỉ xuất hiện nhiều tư tưởng giáo dục nổi tiếng vẫn được coi trọng đến ngày nay. Cách chúng ta 2.500 năm, Heraclitus (540 - 480 TCN).Không những đòi hỏi người học phải học một cách chủ động, tích cực và độc lập, Khổng tử còn yêu cầu người học phải học bằng cả tâm hồn - học một cách vui thú. Ông nói “Biết mà học, không bằng thích mà học; thích mà học không bằng vui mà học "Lạc học - Luận ngữ).

5. I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT

5.1. 1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội

5.1.1. Giáo dục là một hiện tượng làm thỏa mãn nhu cầu to lớn của xã hội là truyền kinh nghiệm của các thế hệ trước cho thế hệ sau để duy trì và phát triển loài người. Giáo dục nảy sinh và phát triển trong lao động sản xuất và đời sống của con người.

5.2. 2. Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt

5.2.1. 2.1. Giáo dục là chức năng không thể thiếu của xã hội loài người

5.2.1.1. Muốn được duy trì và phát triển, xã hội nhất định phải thực hiện chức năng giáo dục để tái sản xuất những nhân cách, những nhu cầu, năng lực của con người, tái sản xuất những sức mạnh của bản chất con người.

5.2.2. 2.2. Nhu cầu về giáo dục không bao giờ suy giảm mà sẽ ngày càng gia tăng

5.2.2.1. Một số hiện tượng xã hội sau khi nảy sinh, phát triển sẽ có những giai đoạn bị suy thoái như các hiện tượng về thời trang, về phong tục tập quán, về tôn giáo... Nhưng giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi vì trình độ xã hội càng nâng cao thì nhu cầu của xã hội và con người về giáo dục không giảm sút mà ngày càng gia tăng.

5.3. 3. Các chức năng xã hội của giáo dục

5.3.1. Chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát triển nhân cách con người, là chuẩn bị hành trang cho cá nhân con người với tư cách là chủ thể tham gia có hiệu quả vào các lĩnh vực của đời sống xã hội

5.3.1.1. 3.1. Chức năng kinh tế- sản xuất

5.3.1.1.1. Con người là sản phẩm của giáo dục, với tư cách là một lực lượng sản xuất quan trọng bậc nhất xã hội. Tạo ra sức lao động mới có chất lượng và hiệu quả hơn để thay thế cho sức lao động cũ đã hoàn thành nhiệm vụ lao động cống hiến cho xã hội.

5.3.1.2. 3.2. Chức năng chính trị - xã hội

5.3.1.2.1. Chức năng trọng yếu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách nên giáo dục tác động đến toàn bộ cấu trúc xã hội, đến các bộ phận hợp thành của xã hội, các tầng lớp, các nhóm xã hội và tính chất các mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Đặc biệt là các hoạt động giáo dục bình đẳng, giáo dục thường xuyên, giáo dục ý thức công dân của một nước, ý thức một thành viên của nhân loại, làm cho các tầng lớp xã hội trong một nước cũng như các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn để tiến đến một thế giới hòa bình

5.3.1.3. 3.3. Chức năng tư tưởng - văn hóa

5.3.1.3.1. Giáo dục có tác động to lớn trong việc xây dựng một hệ thống tư tưởng cho toàn xã hội, làm cơ sở xác định hệ thống giá trị và các chuẩn mực trong cuộc sống xã hội. Giáo dục còn bồi dưỡng một lối sống lành mạnh, giúp con người xây dựng cuộc sống tích cực, và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

5.4. 4. Các tính chất của giáo dục

5.4.1. Giáo dục và các hiện tượng xã hội khác có tác động biện chứng với nhau. Sự chi phối của các quá trình xã hội đối với hiện tượng giáo dục gây nên những tính chất sau đây của giáo dục

5.4.1.1. 4.1. Tính lịch sử-xã hội

5.4.1.1.1. Giáo dục luôn vận động và biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng giai đoạn lịch sử nhất định, lịch sử nhân loại có nhiều kiểu giáo dục khác nhau và sẽ có được những qui định giáo dục về lịch sử dân tộc.

5.4.1.2. 4.2. Tính giai cấp

5.4.1.2.1. Giáo dục là chức năng đặc biệt của nhà nước, do giai cấp cầm quyền chỉ đạo nhằm củng cố địa vị của tầng lớp thống trị.

5.4.1.3. 4.3. Tính phổ quát

5.4.1.3.1. Tính phổ quát thể hiện trong sự hiện diện của giáo dục trong tất cả các chế độ xã hội, các giai đoạn lịch sử của nhân loại.

5.4.1.4. 4.4. Tính nhân văn

5.4.1.4.1. Giáo dục luôn hướng con người đến những cái đẹp, cái tốt, đó là những giá trị văn hóa, đạo đức thẩm mỹ chung nhất của nhân loại và những nét bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa của từng quốc gia dân tộc

6. II. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA GIÁO DỤC HỌC

6.1. 1. Thời cổ đại

6.2. 2. Thời Trung đại

6.2.1. Trong thời kỳ Trung đại xuất hiện hình thái xã hội mới - xã hội phong kiến. Mọi sự phát triển về văn hóa và giáo dục đều bị chi phối bởi tư tưởng của công giáo. Nội dung giáo dục gồm 7 môn học đáp ứng lợi ích cho nhà thờ và xã hội phong kiến. Việc dạy học mang tính chất nhồi nhét, áp đặt, kinh viện, giáo điều và áp dụng một kỷ luật rất khắc nghiệt

6.3. 3. Thời cận đại

6.3.1. Sau đêm dài Trung cổ, nhân loại bước vào thời kỳ Phục hưng, thời kỳ chủ nghĩa nhân văn toả sáng. Nền giáo dục Cận đại được manh nha từ những tư tưởng tiến bộ của J.A.Komensky (1592 - 1670). Dù sống trọn vẹn trong lòng xã hội phong kiến, song tư tưởng của Komensky đã vượt ra ngoài khuôn khổ Trung đại để mở màn cho nền giáo dục Cận đại. Ông kêu gọi nền giáo dục phải theo tự nhiên và không bị ép buộc. Vậy thì thật hành hạ đối với học sinh nếu hàng ngày người ra bắt chúng phải học bài, làm bài tám, chín giờ trên lớp và về nhà làm thêm mấy giờ nữa... Thật là khờ khạo khi một thầy giáo không dạy theo khả năng tiếp thu của học sinh mà lại dạy theo ý muốn chủ quan của thầy.

6.4. 4. Thế kỷ XIX

6.4.1. Nhờ sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác, Giáo dục học phát triển, chứng minh một cách khoa học các vấn đề có tính qui luật trong giáo dục như: - Tính quy định của kinh tế - xã hội đối với giáo dục. - Tính lịch sử của giáo dục trong tiến trình phát triển xã hội. - Vai trò của giáo dục trong điều kiện xã hội có giai cấp

7. VI. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

7.1. 1. Nghiên cứu hoàn thiện

7.1.1. phương pháp luận khoa học giáo dục, đảm bảo tiếp cận với xu thế phát triển mới mẻ, đa dạng của giáo dục và Giáo dục học.

7.2. 2. Xác định đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục nói chung và của Giáo dục học nói riêng.

7.2.1. .

7.2.1.1. Trước đây đối tượng nghiên cứu khoa học giáo dục là quá trình vận động và phát triển giáo dục trong các nhà trường công lập. Ngày nay cần bổ sung nghiên cứu quá trình giáo dục trong các loại hình nhà trường khác như bán công, dân lập, nội trú, bán trú... và các loại hình giáo dục từ xa, giáo dục thường xuyên, giáo dục tình thương...

7.3. 3. Nghiên cứu hoàn thiện nội dung của Giáo dục học

7.3.1. Nhiều phạm trù lý luận vốn có trở nên quá đơn giản không đáp ứng với thực tiễn phức tạp hiện nay, không bao hàm đầy đủ các nội dung khoa học mới, thành tựu lý luận mới của Giáo dục học

7.4. 4. Nghiên cứu vận dụng các phương tiện kỹ thuật mới trong dạy học, bổ sung và hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học

7.4.1. Cần lưu ý áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, sử dụng những phương tiện kỹ thuật mới, phương pháp nghiên cứu mới để nâng cao chất lượng các công trình khoa học đồng thời đào tạo các nhà khoa học trẻ tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu hiện đại trên thế giới.

7.5. 5. Nghiên cứu một số vấn đề nổi bật về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện không ngừng hệ thống giáo dục quốc dân

7.5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, vị trí, tác dụng của giáo dục trong giai đoạn mới như: Phương thức tổ chức giáo dục, Vấn đề giáo dục nhân cách con người – mối liên quan giữa các chuẩn mực,